Khả năng chịu kim loại nặng ( Cr, Ag và Hg) của vi khuẩn phân lập từ nước thải
11 mẫu nước thải được lấy từ 1 trường kỹ thuật hóa học ( CSS) và 9 mẫu nước thải được lấy từ 1 bệnh viện trường đại học ( UHS), cả 2 đều nằm ở khu vực phía Bắc của thành phố Rio de Janeiro. Mẫu lấy về được lọc qua giấy lọc Whatman số 1, và tiến hành pha loãng ở nồng độ 10-1 và 10-2, sau đó cấy trên môi trường thạch dinh dưỡng ( Merck) có chứa 100 mg/ml cycloheximide và một trong những kim loại : K2Cr2O7, AgNO3 và HgCl2 ủ ở 350C/ 24 giờ. Kết quả thu được thực hiện thêm các bước sinh hóa cơ bản : đếm khuẩn lạc, quan sát sắc tố của vi khuẩn, kiểm tra độ nhạy với các kháng sinh theo phương pháp khuếch tán đĩa,…
Kết quả thu được :
+ Hầu hết các vi khuẩn phân lập được đều có khả năng chịu được ở nồng độ kim loại thấp. Tại nồng độ cao nhất của mỗi kim loại, chúng vẫn phát triển nhưng với mật độ thấp.
+ Khả năng chịu được hàm lượng Chromium đa số thuộc vào nhóm vi khuẩn Gram dương, và ngược lại ở hàm lượng Hg và Ag thì vi khuẩn Gram âm là chủ yếu.
+ Phân tích các nhóm vi khuẩn phân lập được, chịu được ở nồng độ Chromium cao nhất, chủ yếu là các vi khuẩn hình que có sinh bào tử hoặc không sinh bào tử và tụ cầu khuẩn. Trong khi đó đại diện của nhóm Gram âm là các vi sinh vật không lên men, được xác định hầu hết là Pseudomonas spp.
+ Hàm lượng Cr có ảnh hưởng đến quá trình khử nitrat, sản phẩm của quá trình tạo thành khác nhau tùy thuộc vào nồng độ ion kim loại Cr có trong môi trường.
Xử lý Cu, Ni và Cr bằng vi sinh vật ở dạng : tế bào sống, tế bào chết và cố định tế bào
Nguồn mẫu sử dụng để phân lập các chủng vi sinh được lấy tại suối nước nóng Maeen nằm ở phía Bắc Jordan. Tiến hành ria/ trang mẫu trên môi trường thạch Thermus và đem ủ trong 48h ở 600C. Qua các bước thí nghiệm test sinh hóa, kết quả thu được 4 loài VK Bacillus : Geobacillus sterothermophilus, Bacillus pumilus,
Bacillus sphaericus và Paenibacillus alvei. Thực hiện các bước thí nghiệm để xác định rõ hơn về các đặc tính của các chủng VK này : đo vòng kháng kim loại của các chủng, xác định khả năng chịu nhiệt của các chủng.
Kết quả thu được tiến hành :
+ Ly tâm mẫu ( 10000 vòng/15 phút) thu lấy phần cặn tế bào vi khuẩn ướt.
+ Cố định tế bào vi khuẩn bằng phương pháp nhốt sử dụng gel alginat natri.
So sánh hiệu suất hấp thụ kim loại nặng ( Cu, Cr và Ni) của các loài vi khuẩn ưa nhiệt ở các trạng thái khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy :
+ Hiệu quả loại bỏ Cu và Cr ở cả 4 loài cao hơn hẳn so với Ni.
+ B. sphaericus có khả năng lạo bỏ các ion kim loại nặng theo thứ tự Cu> Cr >Ni, và Cr> Cu> Ni đối với B. pumilus, G.sterothermophilus và Paenibacillus alvei. + Hiệu quả loại bỏ Cr tối ưu ở các trạng thái tế bào : cố định, sinh khối ướt, sinh
khối chết của vi khuẩn B. pumilus lần lượt là 86,5%, 81,7% và 73,5%. Trong khi đó ở vi khuẩn B.sphaericus hiệu quả loại bỏ Cu và Ni lần lượt là 87,5% , 72,8% - đối với trạng thái cố định và 82,2%, 59,45% - đối với sinh khối chết.
Tế bào vi khuẩn khô (chết) Sấy khô ở 1050C/2
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Vi sinh – Hóa kỹ thuật môi trường Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh.