- Hiệu quả làm giảm nồng độ chì máucủa thuốc + Chỉ số nghiên cứu là nồng độ chì máu (µg/dl)
+ Thời điểm T0, T2, T7, T30.
+ So sánh nồng độ chì máu(µg/dl) tại 4 thời điểm, vẽ biểu đồ so sánh
- Hiệu quả làm giảm chì máu ở 3 mức độ ngộđộc chì của thuốc, chia đối tượng nghiên cứu thành 3 nhóm theo nồng độ chì máu
Ngộ độc chì mức độ nặng : nồng độ chì máu > 70µg/dl Ngộ độc chì mức độ trung bình : nồng độ chì máu từ 45-70µg/dl Ngộ độc chì mức độ nhẹ : nồng độ chì máu < 45µg/dl + Tính sự chênh lệch chì máu (nồng độ chì máu và tỉ lệ phần trăm) giữa thời điểm T2, T7, T30 so với thời điểm T0 của 3 nhóm.
- Hiệu quả của thuốc lên quá trình thải chì niệu. + Chỉ số nghiên cứu là chì niệu (mg/l) + Thời điểm nghiên cứu là T0, T2, T7, T30.
+ So sánh nồng độ chì niệu trung bình của đối tượng nghiên cứu. - Hiệu quả về cải thiện các triệu chứng lâm sàng
+ Các chỉ số nghiên cứu: co giật, hôn mê, biếng ăn, nôn, táo bón, tiêu chảy + Thời điểm nghiên cứu: tất cả các ngày nằm viện và sau 30 ngày điều trị + Các chỉ số này được tổng hợp thành bảng để xem các triệu chứng lâm sàng này giảm thế nào trong 1 đợt điều trị thuốc, tính tỉ lệ phần trăm.
- Hiệu quả điều trị của thuốc lên một số xét nghiệm sinh hóa máu:
+ Các chỉ số nghiên cứu là AST, ALT của các bệnh nhi ngộ độc chì có tăng men gan.
+ Thời điểm nghiên cứu:T0, T2, T7, T30. Từ đó, ta có thể đánh giá sau bao nhiêu ngày thuốc D-penicillamin làm men gan của trẻ em ngộ độc chì trở về bình thường, tính tỉ lệ phần trăm.
- Hiệu quả của thuốc làm cải thiện tình trạng thiếu máu. + Chỉ số nghiên cứu là Hb (hemoglobolin, g/l), da xanh + Thời điểm nghiên cứu:T0, T2, T7, T30.
2.4.3. Nhận xét một số tác dụng không mong muốn D-penicillamin trong điều trị ngộ độc chì ở trẻ em.