PHÒNG BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất (Trang 34 - 51)

Công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất (Geohelminth) ở các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thấp kém; người dân thiếu sự giáo dục về y tế, khả năng cung cấp hệ thống nước sạch không bảo đảm yêu cầu; nông dân ở một số nơi còn có phong tục tập quán sử dụng phân người trong canh tác, vẫn còn tình trạng phóng uế bừa bãi; sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và không đúng quy cách nên làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi mầm bệnh trong đất.

Một số các yếu tố khác như mưa, gió, gia súc, gia cầm, các loại động vật chân đốt... cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát tán mầm bệnh giun truyền qua đất. Sự lan truyền mầm bệnh có khả năng xảy ra vào cả hai mùa mưa và mùa khô.

Một vấn đề khác cũng cần được ghi nhận là trứng giun có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh do tác động của con người làm tăng mức độ ô nhiễm mầm bệnh giun truyền qua đất ở ngoại cảnh như trứng giun có nhiều ở các loại thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả... Ở những loại thực phẩm muối như dưa muối, hành muối, cà muối... trứng giun vẫn có khả năng sống được và gây lây nhiễm bệnh.

Mục tiêu trước mắt của công tác phòng chống bệnh giun truyền qua đất tại nước ta là làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun trong cộng đồng. Biện pháp thực hiện có hiệu quả nhất là kết hợp hài hòa các biện pháp tổng hợp về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

Biện pháp vệ sinh cá nhân được thực hiện bằng cách tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho tất cả mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành giáo dục để đưa giáo dục vệ sinh vào giáo dục học đường phổ cập. Chú ý đến

vấn đề giáo dục vệ sinh bàn tay, vệ sinh ăn uống, vệ sinh phóng uế... để mọi người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề cần thiết phải rửa tay trước khi ăn, nâng cao ý thức vệ sinh, không ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa rửa kỹ, không được nấu chín và không bảo đảm vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ, không nên cho trẻ mặc quần thủng đáy; giáo dục và hướng dẫn trẻ không được phóng uế bừa bãi chất thải phân ra vườn, sân, lề đường, hè phố...

Biện pháp vệ sinh môi trường rất quan trọng, đặt biệt ở các nước đang phát triển thuộc khu vực nhiệt đới trong điều kiện đời sống thu nhập kinh kế của người dân thấp, trình độ văn văn hóa kém; có tập quán sinh hoạt tập trung lâu đời, lạc hậu... Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng người dân tăng cường quản lý, xử lý nguồn phân thải và bảo vệ nguồn nước sạch. Phải sử dụng các loại hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, có thể diệt được mầm bệnh giun sán truyền qua đất. Ngoài ra, cần có các biện pháp bảo đảm vệ sinh nguồn nước. Giếng nước phải được xây dựng xa các hố hí, xa chuồng chăn nuôi gia súc, không bị rò rỉ, thấm nước. Nếu nguồn nước chưa sạch, cần có bể lọc hỗ trợ. Nên uống nước đun sôi để diệt các mầm bệnh và giun sán truyền qua nước uống. Một vấn đề cũng cần được quan tâm là trình độ văn hóa thấp kém, phong tục tập quán còn lạc hậu tồn tại trong cộng đồng người dân là một rào cản khá lớn đối với công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất nói riêng và các bệnh giun sán nói chung. Để giáo dục tập quán vệ sinh cho người dân, cần kết hợp biện pháp tuyên truyền giáo dục với biện pháp hành chính theo những quy định, quy ước về lĩnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế... của địa phương. Đối tượng trẻ em là đối tượng cần đặc biệt quan tâm để xây dựng một tập quán mới, có tính khoa học, bảo đảm vệ sinh cho thế hệ trẻ ngày nay và cho cả thế hệ tương lai.

KẾT LUẬN

1. Bệnh giun truyền qua đất chủ yếu do 3 loại giun tròn gồm: Giun đũa, giun móc và giun tóc gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội và vệ sinh kém. Tình trạng nhiễm bệnh giun truyền qua đất có liên quan đến sự nghèo đói và điều kiện sống thấp kém, việc vệ sinh và khả năng cung cấp nước sinh hoạt không bảo đảm, khí hậu và độ sạch của đất bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường có nhiều hạn chế, sự hiểu biết về y tế của cộng đồng người dân còn thấp... 2. Chu kỳ của giun ký sinh (giun đũa, giun tóc, giun móc…) rất đơn giản

giữa người và ngoại cảnh. Mầm bệnh không có khả năng phát triển trong cơ thể người mà bắt buộc phải có thời gian phát triển ngoài ngoại cảnh mới có khả năng lây nhiễm. Đường lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, thứ yếu qua đường da.

3. Việc chẩn đoán bệnh giun truyền qua đất chủ yếu dựa vào xét nghiệm phân tìm trứng hoặc các xét nghiệm do triệu chứng lâm sàng không điển hình. 4. Các thuốc điều trị bệnh giun truyền qua đất thường có hoạt phổ rộng, có

tác dụng trên nhiều loại giun như: Albendazol, Mebendazol, Pyrantel pamoat.

5. Vấn đề phòng bệnh giun truyền qua đất đòi hỏi phải kết hợp biện pháp cá nhân và biện pháp cộng đồng.

TIẾNG VIỆT

1. Abram S. Benenson (1995), “Bệnh giun đũa, bệnh giun tóc, bệnh giun

móc”, Sổ tay kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội tr. 150-165.

2. Ban Chỉ đạo quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (2000), Các công trình vệ sinh phụ trợ-kỹ thuật cung cấp nước sạch, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc.

3. Bell D.R. (1992), “Giun móc”, Bài giảng các bệnh y học nhiệt đới, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 185.

4. Bộ môn Ký sinh trùng-Đại học Y Hà Nội (1997), “Thuốc chống giun

sán”, Dược lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 304-317.

5. Bộ Y tế (2012), Ký sinh trùng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

6. Cabrera B.D. (1987), “Các kỹ thuật xét nghiệm thường quy và đặc

biệt”, Hội thảo quốc gia về phòng chống một số bệnh giun sán chủ yếu ở Việt Nam, Bộ Y tế/WHO, Hà Nội 915-21/10/1987), tr. 20-25.

7. Carlo Urbani (1998), “Các bệnh giun truyền qua đất”, Tài liệu tập huấn đánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán, Viện SR-KST- CT Hà Nội/WHO, (tháng 10/1998), tr. 1-3.

8. Ngô Chân (1992), “Hiệu quả của Mebendazol 500mg liều duy nhất lên

giun tròn đường ruột”, Tập san nghiên cứu và thông tin y học, Đại học Y Huế (Tháng 4/1992), tr. 40.

9. Nguyễn Văn Chương, Hồ Thị Đức và cs (1992), “Tình hình nhiễm giun

đường ruột tại một số điểm tỉnh Nghĩa Bình”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1986-1990), Viện SR-KST-CT Hà Nội, tập II, tr. 47-54.

10. Cấn Thị Cúc và cs (1997), “Tỷ lệ nhiễm giun đũa, tóc, móc của dân tộc

Tày, Dao huyện Hoàng Bồ, tỉnh Quảng Ninh 1995-1996”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991-1996, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập II, tr. 57-62.

12. Hoàng Tân Dân (1998), Một số ý kiến về công tác phòng chống các bệnh giun sán nước ta hiện nay, Hội thảo quốc gia phòng chống các bệnh giun sán 1998-2005, Hà Nội (7-8/7/1998), tr. 14-18. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Nguyễn Văn Đề (1995), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun móc và hiệu

quả một số thuốc điều trị giun móc ở 3 vùng canh tác thuộc hyện đồng bằng miền Bắc Việt Nam”, Luận án Phó Tiến sỹ khoa y dược, Đại học Y Hà Nội.

14. Lê Cao Hải và cs (1999), “Nghiên cứu tình trạng ô nhiễm đất bởi trứng

giun tại 3 khu vực thuộc tỉnh Thái Nguyên”, Công trình nghiên cứu y học quân sự, Hội nghị giảng dạy, nghiên cứu ký sinh trùng toàn quốc lần thứ 26, Học viện Quân Y, tr. 97-102.

15. Lương Xuân Hiến (1994), “Nghiên cứu một số biện pháp vệ sinh môi

trường nhằm hạn chế sự phát triển của ruồi nhặng, nhiễm giun đường ruột, bệnh tiêu chảy tại 3 xã tỉnh Thái Bình”, Luận án Phó Tiến sỹ khoa học y dược, Bộ Quốc phòng-Học viện Quân Y.

16. Phạm Thị Hiển, Đỗ Văn Hàm, Lê Vĩ Hùng (1996), “Kết quả nghiên

cứu về sự phát tán trứng giun đũa trong đất khu dân cư người Tày ở Lạng Sơn và người Giấy ở Lai Châu”, Tập san Nghiên cứu khoa học, Số chuyên đề Hội nghị giảng dạy KST các Trường Đại học Y dược toàn quốc lần thứ 23 tại Đại học Y Thái Bình, tập II, tr. 30-33.

17. Nguyễn Võ Hinh và cs (2011), “Đánh giá hiệu quả công tác phòng

chống giun truyền qua đất tại các trường tiểu học giun truyền qua đất tại các trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế sau 4 năm can thiệp biện pháp (2005-2008)”, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 53-64.

Thạc sỹ y dược, Bộ Quốc phòng-Học viện Quân Y.

19. Nguyễn Thị Việt Hòa (2011), “Nghiên cứu nhiễm giun truyền qua đất ở

học sinh tiểu học xã Mai Trung, Hiệp Hòa, Bắc Giang (2005-2009)”,

Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 16-27.

20. Trần Thị Hồng (1994), “Giun móc”, Ký sinh trùng y học, Ký sinh trùng y học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 135.

21. Lê Văn Hốt (1997), “Thông báo một trường hợp giun đũa sống trong ổ

bụng”, Công trình nghiên cứu khoa học-Y học quân sự-Học viện Quân Y, số 1, tr. 55.

22. Nguyễn Mạnh Hùng (2011), “Công tác phòng chống giun sán giai đoạn

2006-2010 phương hướng thực hiện chương trình phòng chống bệnh giun sán 2011-2015”, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 7-15.

23. Phạm Thảo Hương (1998), “Ảnh hưởng của nhiễm giun móc, tóc, đũa

tới tình trạng thiếu máu của trẻ em 6-15 tuổi tại huyện Vũ Thư, Thái Bình”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y, Hà Nội.

24. Hoàng Thị Kim và cs (1991), Tóm tắt các nghiên cứu của Viện SR- KST-CT Hà Nội về các bệnh giun truyền qua đất 1980-1990, Chương trình hội thaot quốc gia lần thứ 3 về dịch tễ và phòng chống các loại bệnh giun sán chủ yếu ở Việt Nam, Hà Nội (10-14/10/1991).

25. Hoàng Thị Kim và cs (1997), “Nghiên cứu hiệu quả cảu phương pháp

điều trị chọn lọc trong phòng chống các bệnh giun truyền qua đất”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1991-1996, Nhà xuất bản Y học, hà Nội, tập II, tr. 28-35.

nghiệm phân chẩn đoán các bệnh giun sán, Tài liệu tập huấn: “Đánh giá dịch tễ học và phòng chống các bệnh giun sán”, Viện SR-KST-CT Hà Nội/WHO (19-24/10/1998), tr. 26-30.

27. Cao Bá Lợi (2010), “Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm giun móc/mỏ và

thiếu máu do thiếu Ferritin ở nữ công nhân ba nông trường chè tỉnh Phú Thọ và hiệu quả điều trị đặc hiệu 2007-2009”, Luận án Tiến sỹ Y học,

Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

28. Nguyễn Phan Long và cs (1974), “Kết quả sau 1 năm dùng tinh dầu giun

và Santonin điều trị 3 tháng 1 lần để hạ tỷ lệ giun đũa ở 1 thôn đồng bằng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tập III, tr. 31-35.

29. Nguyễn Phan Long và cs (1975), “Kết quả 3 năm dùng Tetraclorua

etylen điều trị hàng loạt hạ tỷ lệ bệnh giun móc tại một điểm ở đồng bằng”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội,

tr. 15-19.

30. Nguyễn Phan Long, Kiều Tùng Lâm (1985), “Một số đặc điểm về tình

hình nhiễm giun móc, mỏ ở miền Bắc Việt Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội, Nhà xuất bản y học, tr. 189-195.

31. Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái (1970), “Giun móc”, Ký sinh trùng y học, Nhà xuất bản y học và Thể dục thể thao, tr. 22-71.

32. Đặng Văn Ngữ và cs (1975), “Tác dụng hủy diệt trứng giun đũa trong hố

xí nước lắng nhiều ngăn”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 292-296.

33. Nguyễn Trọng Phú (2011), “Tình hình nhiễm bệnh giun truyền qua đất

và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun của người dân xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái năm 2007”, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 98-104.

nghiên cứu y dược học quân sự, Học viện Quân Y, tr. 63-64.

35. Trịnh Trọng Phụng và cs (1998), “Nghiên cứu cải tiến phương pháp xét

nghiệm mầm bệnh ký sinh trùng ở rau xanh”, Báo cáo khoa học hội nghị ký sinh trùng toàn quốc các trường Đại học Y dược- Huế (Tháng 4/1998).

36. Lê Bách Quang và cs (1994), “Giun móc”, Ký sinh trùng y học, Nhầ xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 129-153.

37. Nguyễn Sơn (2011), “Tình hình nhiễm giun đường ruột và hiệu quả tẩy

giun hàng loạt bằng Mebendazole 500mg sau 12 tháng tại 3 Trường tiểu học thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La năm 2007-2009”, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 27-37.

38. Sturchler D. (1981), Dịch tễ bệnh nhiễm trùng nhiệt đới, Bản dịch tiếng Việt, tr. 206-207.

39. Đỗ Dương Thái (1972), Giun móc và giun kim, Nhà xuất bản Y học-Hà Nội, tr. 9-16.

40. Đỗ Dương Thái và cs (1974), “Giun đũa, giun tóc, giun móc”, Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người, Nhà xuất bản y học, quyển 2, tr. 419-448, 466-493.

41. Đỗ Dương Thái và Bộ môn Ký sinh trùng-Đại học Y Hà Nội (1975),

“Kỹ thuật xét nghiệm giun sán”, Ký sinh trùng và các bệnh ký sinh trùng ở người, Nhà xuất bản y học, quyển 3, tr. 1036-1046.

42. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1976), “Giun đũa, giun tóc, giun

móc”, Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở người Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, tập 1, tr, 22-23, 27-28, 53-59, 111-114.

43. Đỗ Dương Thái, Nguyễn Thị Minh Tâm và Bộ môn Ký sinh trùng-Đại học Y Hà Nội (1986), “Đặc điểm bệnh ký sinh trùng”, Bài giảng ký sinh trùng y học, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 3-7.

khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội, tr. 310-318.

45. Đỗ Đức Tuy (1975), “Tình hình nhiễm giun móc, mỏ ở miền Bắc Việt

Nam”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Viện SR-KST-CT Hà Nội,

Nhà xuất bản y học, tập V, tr. 13-18.

46. Bạch Quốc Tuyên (1979), “Thiếu máu”, Huyết học, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tập II, tr. 5-6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

47. Bạch Quốc Tuyên (1991), “Đại cương về thiếu máu”, Bách khoa thư bệnh học, Hà Nội, tập I, tr. 207-278.

48. Lê Thị Tuyết (1996), “Nhận xét tình hình nhiễm giun đường ruột của

nhân dân 2 xã huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, số 11/1996, tr. 10-11.

49. Lê Thị Tuyết (2000), “Nghiên cứu tình trạng nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura), giun móc/mỏ

(Ancylostoma duodenale/Necator americanus) và hiệu quả của biện pháp can thiệp ở một số xã tỉnh Thái Bình.

50. Phan Bá Ước (2011), “Tình hình tái nhiễm giun đường ruột ở học sinh

tiểu học huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An sau 5 năm điều trị bằng Albendazole”, Công trình khoa học báo cáo tại Hội nghị Ký sinh trùng lần thứ 38, Tập II, tr. 91-98.

51. Đỗ Thị Vân (1995), “Tình trạng thiếu máu do giun móc và kết quả điều

trị tại 2 xã Hải Phòng”, Luận án Phó Tiến sỹ Y dược, Bộ Quốc phòng-

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất (Trang 34 - 51)