Tác hại của giun móc

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất (Trang 26 - 29)

2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT

2.7.3. Tác hại của giun móc

2.7.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc

Khi AT xuyên qua da, tại chỗ da này có sự tăng tiết men Hyaluronidase gây nên những hiện tượng mẩn đỏ, ngứa [66]. Đó là hiện tượng viêm da, dân gian thường gọi là bệnh “đất ăn chân”. Bệnh thường diễn biến từ 3-5 ngày rồi hết, có thể kéo dài đến 2 tuần [36]. Nhiều trường hợp viêm da lở loét do bội nhiễm. Triệu chứng này hiếm xảy ra trong các vùng dịch tễ của giun móc, nhưng thường xảy ra ở những người khách đến từ những vùng không có bệnh giun móc [75].

Giai đoạn AT qua phổi gây nên hội chứng Loeffler nhưng thường nhẹ hơn so với ấu trùng giun đũa, hội chứng này chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi tự khỏi [39], [42], [69].

2.7.3.2. Tác hại do giun móc trưởng thành * Thiếu máu:

Giun móc trưởng thành dùng răng ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu, đồng thời gây chảy máu tại nơi giun cắn, làm mất một khối lượng máu đáng kể [6], [71]. Như vậy, hậu quả nghiêm trọng nhất của giun móc là thiếu máu. Thiếu máu do giun móc chiếm 30% trong các thiếu máu nói chung, là thiếu máu từ từ vì quá trình gây bệnh là tiệm tiến, thiếu máu nhược sắc: hồng cầu nhỏ, hồng cầu không đều [46], [47].

Nếu lượng giun móc trên 50 con, thiếu máu khó hồi phục. Sự mất máu dẫn đến giảm thể tích của hồng cầu, thiếu sắt và rối loạn về tuần hoàn.

Nghiên cứu khả năng hút máu của giun móc khi ký sinh ở người, kếtq ảu của các tác giả cho thấy Ancyllostoma duodenale hút số lượng máu nhiều hơn

Necator americanus. Theo Adams và Caberera do giun A. duodenale hút 0,16-0,34 ml máu/ngày/con; N. americanus hút 0,03-0,05 ml máu/ngày/con [6], [53].

Thiếu máu do giun móc, không những giảm hemoglobin, giảm sắt mà còn giảm protein, giảm vitamin A, B1, B2, C [71], [72], [77]. Kết quả nghiên cứu bằng đồng vị phóng xạ cho thấy: hiện tượng giảm protein trong bệnh giun móc vừa do mất máu, vừa do rối loạn hấp thu [86].

Như vậy, thiếu máu trong bệnh giun móc do 3 nguyên nhân:

- Do giun móc hút mất máu, trung bình giun móc sử dụng 0,2 ml máu/ngày/con [67].

- Do giun móc tiết ra chất độc ức chế cơ quan tạo huyết.

- Do giun móc tiết chất đông máu, chính vì vậy tại nơi giun móc hút máu, vẫn tiếp tục chảy máu sau khi gun móc đã rời bỏ.

Nếu CĐN 2.000 trứng/gam tương đương 80 con giun, lượng sắt mất đi ở ruột và phân lá 1,3 mg đối với n. americanus và 2,7 mg đối với A. duodenale [82].

Ở một số nước như Nigeria, nơi có chế độ ăn với lượng sắt đưa vào cơ thể cao (21-30 mg/ngày) thì chỉ bị nhiễm giun móc đơn thuần với số lượng ít, sẽ không có biểu hiện của việc thiếu sắt. Ngược lại ở một số nước chậm và đang phát triển thì tình hình nghiêm trọng hơn nhiều. Người bị nhiễm giun móc có thể phát sinh ra thiếu máu hay không còn phụ thuộc vào một số yếu tố: loại giun móc, số lượng giun, thời gian nhiễm bệnh, các dự trữ sắt của cơ thể, chế độ sắt ăn vào, sự hấp thu và các nhu cầu sắt sinh lý.

Theo NC của Stolt Zjus R.J., trong số những bệnh nhân thiếu máu có 73% thiếu máu nặng do giun móc và ông cho rằng: điều trị giun móc là cần thiết để khống chế thiếu máu ở học sinh, nơi có dịch tễ giun móc và nên thêm vào với sắt uống.

Hoàng Bộ Hoàn xét nghiệm 22 người bị nhiễm giun móc thấy: 3 người hồng cầu > 2 triệu, 16 người hồng cầu < 2 triệu, 3 người hồng cầu < 1 triệu (từ 700.000-800.000). Theo tác giả hai triệu trứng dễ nhận thấy ở người bị bệnh giun móc là mạch nhanh, tiếng thổi tâm thu ở động mạch phổi [42]. Trẻ em 6-15 tuổi nhiễm giun móc có tỷ lệ thêisu máu là 50% so với trẻ không nhiễm giun 4,4% [23]. Phụ nữ trên 14 tuổi tỷ lệ thiếu máu 63% ở người nhiễm giun móc và 31% người không nhiễm giun móc [66]. Ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú: nếu bị nhiễm giun móc có TL huyết sắc tố giảm rõ rệt (48%&43%) so với không bị nhiễm giun móc (18,8%&17,9%) [18].

Theo NC của Nguyễn Văn Đề trên 478 người bị nhiễm giun móc (1-70 tuổi) thấy: hồng cầu giảm 74,6%; Hematocrit giảm 3,4%; Sắt huyết thanh giảm 12,3%; BCAT tăng 76,1%; tỷ lệ Hemoglobin (Hb) giảm ở người nhiễm giun nhẹ là 51,3%. Hb trung bình là 9,7 g/dl; ở người nhiễm giun móc nặng là 91% và Hb trung bình là 8,8g/dl [13].

Theo Cao Bá Lợi (2010), TL thiếu máu do thiếu Ferritin là 44,4%, có liên quan chặt chẽ giữa tình trạng nhiễm giun móc/mỏ và thiếu máu do thiếu Ferritin với hệ số tương quan (r=-0,54, p<0,01) và (OR=11,4, p<0,01) [27].

* Suy tim:

Thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, chỉ giải quyết được suy tim khi điều trị khỏi giun móc [8]. Trong số bệnh nhân thiếu máu do giun móc, có 5-9% suy tim [86]. Bệnh nhân khó thở, mạch nhanh hay đánh trống ngực, có thể bị phù trước xương chày, mắt cá. Nếu không điều trị thiếu máu, tim có thể bị to do giãn cơ tim.

* Giun móc gây ra những tổn thương tại ruột:

Trên lâm sàng bệnh nhân có cơn đau dạ dày, thường tăng lên sau khi ăn kèm theo cảm giác cồn cào, chán ăn, đầy bụng, ợ, buồn nôn, nôn. Đi ngoài phân lỏng, đôi khi nhầy máu giống như phân của bệnh lỵ, thỉnh thoảng có táo bón. Các bệnh nhân giun móc có triệu chứng tiêu hóa 92%.

* Ngoài ra bệnh giun móc còn gây suy nhược thần kinh, trẻ em chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ.

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh giun truyền qua đất (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w