3.1. Bệnh giun đũa
* Lâm sàng: triệu chứng không điển hình.
* Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa bằng kính hiển vi.
-Siêu âm có thể thấy bong giun trong đường ống mật đối với bệnh nhân bị giun chui ống mật.
- Chụp X- quang ổ bụng phát hiện các trường hợp tắc ruột do giun. - Miễn dịch học: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
* Dịch tễ: có sử dụng phân tươi hoặc phân chưa ủ kỹ để bón cây trồng.
3.2. Bệnh giun tóc
* Lâm sàng: Các biểu hiện lâm sàng chung và tại chỗ tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, vào ảnh hưởng cơ học và độc tính của giun đối với cơ thể, vào phương thức sống của giun (hút máu) và khả năng xảy ra nhiễm giun
thứ phát sau khi ruột bị tổn thương. Các biểu hiện lâm sàng không điển hình và không đặc hiệu.
* Cận lâm sàng: Chẩn đoán xác định bệnh giun tóc: xét nghiệm phân để tìm trứng giun tóc. Các kỹ thuật xét nghiệm: kỹ thuật trực tiếp bằng nước muối sinh lý, phương pháp nổi bằng nước muỗi bão hòa, Kato, Kato- Katz, tuy nhiên có thể cho kết quả trái ngược nhau.
3.3. Bệnh giun móc
* Lâm sàng: Ở thể nặng, bệnh giun móc là cho người mất khả năng lao động, ảnh hưởng đến tâm trạng, làm chậm phát triển trí thông minh của trẻ em. Triệu chứng điển hình là thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt). Ở thể nhẹ, bệnh giun móc làm giảm rõ rệt khả năng lao động và làm phát sinh những bệnh khác. Bệnh giun Ankylostoma duodenale nặng hơn bệnh Necator americanus [11].
* Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc: kỹ thuật trực tiếp bằng nước muối sinh ly, phương pháp nổi bằng nước muỗi bão hòa, Kato, Kato-Katz..
- Nuôi cấy phân tìm ấu trùng giun móc trong phân: phương pháp Harada-Mori cải tiến, nuôi cấy trên đĩa petri.
- Miễn dịch học: phản ứng miễn dịch học huýnh quang gián tiếp.
* Dịch tễ học: có trồng rau màu có sử dụng phân tươi.