2.2.2 .Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB ĐN
2.2.2.1. Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành
Bảng 2.3: Dư nợ theo ngành năm 2008 và 2009 của VCB ĐN (ĐVT: tỷ đồng)
STT Ngành cho vay
Năm Tỷ trọng
2008 2009 2008 2009
1 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 664 683 16.6% 16.4%
2 Thực phẩm 460 695 11.5% 16.7% 3 Cơ khí chế tạo 469 350 11.7% 8.4% 4 Sắt thép nhôm 456 516 11.4% 12.4% 5 Giấy 513 542 12.8% 13.0% 6 Sản xuất đồ gỗ 160 177 4.0% 4.2% 7 Nông sản 121 185 3.0% 4.4% 8 Khác 1.151 1.026 28.8% 24.6% Tổng 3.994 4.174 100% 100% (Nguồn VCB Đồng Nai)
- Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi: Do điều kiện thời tiết thích hợp nên
miền Đơng Nam Bộ phát triển rất mạnh về chăn ni do đó đây là địa phương có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn ni, đặc biệt là Đồng Nai như: Công ty cổ phần chăn nuôi CP, Cagill, Proconco, Dinh dưỡng Á Châu, Vina, Anco… với năng lực sản suất thức ăn chăn nuôi công nghiệp chiếm khoảng 35 – 40% so với cả nước. Do đó, tỷ lệ cho vay tập trung vào ngành này của VCB ĐN cũng rất lớn. Mặc dù các năm tới ngành này vẫn có nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên việc tập trung dư nợ quá mức cho ngành này có thể ảnh hưởng tới rủi ro theo danh mục đầu tư.
- Ngành chế biến thực phẩm đồ uống: Đây là lĩnh vực hoạt động có nhiều
tiềm năng phát triển trong những năm tới. Các công ty lớn mà VCB ĐN đả tham gia cho vay như: Cơng ty Interfood, Cơng ty CP Đường Biên Hịa, Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai…
- Ngành giấy: tập trung chủ yếu khách hàng truyền thống của VCB ĐN như
công ty giấy Tân Mai, chi nhánh Tổng công ty giấy, công ty CP Codona.
- Ngành cơ khí: là một tỉnh cơng nghiệp nên Đồng Nai là địa bàn tập trung
rất nhiều nhà máy thuộc ngành này. Đây là ngành có tốc độ phát triển tương đối ổn định. Các doanh nghiệp mà VCB ĐN cho vay chủ yếu trong các lĩnh vực chế tạo,
gia cơng các sản phẩm cơ khí, sản xuất linh kiện xe máy, xe hơi, đúc, sản xuất máy nông nghiệp… như các công ty: công ty Sveam, công ty CQS, Công ty VPIC,…
Ngành sản xuất kinh doanh sắt thép – nhôm: đây là một trong những ngành
kinh tế cơ bản. Tuy nhiên ngành này phải đối mặt với những thách thức: công nghệ lạc hậu, chưa chủ động được nguồn phôi. Một số khách hàng mà VCB cho vay như: Công ty thép Phú Mỹ, công ty Posco VST…
Ngành sản xuất chế biến đồ gỗ: đây là ngành có mức phát triển nhanh trong
thời gian từ giữa năm 2008 trở về trước. Tuy nhiên, ngành cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế tồn cầu.
Ngành chế biến nơng sản: ngồi thế mạnh phát triển cơng nghiệp, Đồng Nai
cịn là tỉnh có thế mạnh về nơng nghiệp. Ngành này phát triển cịn nhằm phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, VCB Đồng Nai đã cho vay một số doanh nghiệp như Công ty Hồng Nga, Phát Đạt ... Tuy vậy khách hàng ngành này thường có quy mơ vốn thấp, mức độ rủi ro khá cao vì giá thường biến động thất thường.
Ngồi ra, một số lĩnh vực kinh tế có nhiều tiềm năng nhưng VCB ĐN chưa đầu tư tương xứng như ngành giày da, điện tử, hàng tiêu dùng…