NHẬN XÉT VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT RỦI RO TRONG CHO VAY

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vietcombank đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 51)

2.2.2 .Thực trạng hoạt động tín dụng tại VCB ĐN

2.5. NHẬN XÉT VỀ CƠNG TÁC KIỂM SỐT RỦI RO TRONG CHO VAY

DOANH NGHIỆP FDI TẠI VCB ĐN THỜI GIAN QUA.

Thực tiễn về cơng tác kiểm sốt RRTD trong cho vay doanh nghiệp FDI tại VCB ĐN người viết có những đánh giá về các mặt đạt được và chưa được như sau:

2.5.1.ững mặt đạt được

Nhìn chung, các bộ phận tác nghiệp trong tồn bộ quy trình cấp tín dụng tại VCB ĐN đã được chun mơn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã tăng chất lượng cơng việc tại các bộ phận, chất lượng thẩm định được nâng cao, công tác kiểm tra trong và sau cho vay được tăng cường, kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Các quy trình khác nhau theo từng đối tượng khách hàng vừa đáp ứng địi hỏi tăng cường kiểm sốt RRTD vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng, rút ngắn thời gian đáp ra quyết định cấp tín dụng.

Việc khơng tổ chức bộ phận QLRR tại chi nhánh mà chỉ tổ chức phận QLRR tại hội sở đã làm tăng tính độc lập trong phân tích, thẩm định tín và phê duyệt tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng.

Chi nhánh đã xử lý thành cơng nhiều trường hợp có nợ xấu phát sinh lớn mà khơng phải sử dụng dự phòng rủi ro, tổng số tiền sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý RRTD từ năm 2003 đến năm 2009 là rất thấp, dưới 12 tỷ đồng.

Nhìn tổng thể chất lượng khách hàng tín dụng của chi nhánh là khá tốt, việc nợ xấu tăng mạnh trong giai đoạn năm 2008, 2009 phần lớn xuất phát từ thay đổi đột ngột của các yếu tố vĩ mô, môi trường kinh doanh dẫn đến doanh nghiệp không kịp thay đổi kế hoạch kinh doanh của mình.

2.5.2.ững mặt cịn hạn chế

Thứ nhất, về chính sách:

VCB đã ban hành CSTD dưới hình thức hướng dẫn về “quy chế cho vay đối

với khách hàng” theo quyết định số 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 2/10/2006 của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, văn bản này hầu như chỉ giải thích rõ hơn quy chế cho vay của NHNN mà không thể hiện một quan điểm rõ rệt cũng nhưng những chỉ dẫn cần thiết về chiến được tín dụng cụ thể cho riêng mình như: định hướng phát triển về nhóm ngành hàng hàng, nhóm khách hàng, những lĩnh vực cần phát triển đầu tư tín dụng …

VCB mới chỉ giao cho chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào, những ngành lĩnh vực nào cần hạn chế đầu tư…; chưa xây dựng được chính sách phí, lãi suất đối với mỗi loại khách hàng theo mức độ rủi ro mang lại.

Thứ hai, về quy trình:

Việc kiểm sốt RRTD mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng KH, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.

Phòng QLRR chỉ được tổ chức tại hội sở, cho nên đối với các hồ sơ do chi nhánh phê duyệt, phòng khách hàng hầu như thực hiện tất cả các khâu, phịng QLN

chỉ giải ngân căn cứ trên thơng báo tác nghiệp của phịng KH. Điều đó có thể tiềm ẩn những rủi ro về mặt tác nghiệp, rủi ro về đạo đức của cán bộ…

Công cụ chủ yếu để phân định trách nhiệm giữa các bộ phận là thông báo tác nghiệp. Tuy nhiên, các thơng báo này có thể điều chỉnh nếu tình hình thực tế khơng cịn phù hợp và việc thay đổi thường được diễn ra theo một quy trình phức tạp, mất thời gian nên làm giảm đi rất nhiều tính ngăn ngưa kịp thời. Ngồi ra tình trạng hành chính hóa quy trình tín dụng giữa các phịng, bộ phận cũng có thể làm phiền hà khách hàng và làm mất đi tính hiệu quả của việc kiểm sốt RRTD.

Cơng tác kiểm tra mặc dù được lãnh đạo chỉ đạo sâu sát nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ nên không kịp thời phát hiện rủi ro. Cán bộ ngân hàng cịn hạn chế về mặt chun mơn nên không nhận thấy các dấu hiệu bất ổn liên quan đến khách hàng. Các bộ phận của ngân hàng không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện những dấu hiệu rủi ro.

Thiếu kiểm tra giám sát, hoặc kiểm tra sơ sài chiếu lệ đối với KH, quá xem trọng lịch sử của doanh nghiệp dẫn đến lơ là trong kiểm tra giám sát vốn vay. Khi phát hiện dấu hiệu rủi ro thì chậm xử lý hoặc khơng kiên quyết xử lý.

Thứ ba, phân tích tín dụng: Nhìn chung, VCB ĐN đã tổ chức phân tích phẩm định khá chặt chẽ, đúng quy trình. Tuy nhiên vẫn cịn một số bất cập sau:

Nội dung phân tích: Việc phân tích tín dụng chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho

việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng. Các yếu tố đánh giá về triển vọng và rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đã được đề cập nhưng vẫn cịn rất hạn chế. Những thơng tin sử dụng trong phân tích tín dụng cịn khá nghèo nàn, phần lớn là do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác được sử dụng nhưng phần lớn là thông tin thơ, chưa được xử lý và chỉ mang tính tham khảo, đặc biệt là thông tin về các doanh nghiệp FDI.

Xếp loại khách hàng: nhìn chung hệ thống xếp hạng đã phản ánh được mức

độ lành mạnh của tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng còn nhiều điểm chưa phù hợp, như cách phân chia doanh nghiệp theo ngành, theo quy mô, các chỉ tiêu đánh giá… cần tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa.

Trình độ cán bộ: CBTD của chi nhánh hiện nay có đến 70% kinh nghiệm

công tác dưới 2 năm, khả năng đánh giá tài sản cơng nghệ cịn hạn chế, việc thẩm định những dự án lớn cịn gặp nhiều khó khăn.

Thứ tư, phát hiện, theo dõi và xử lý nợ có vấn đề: Đây là cơng tác hết sức

quan trọng. Tuy nhiên thực tế trong thời gian qua cơng tác này cịn nhiều yếu kém do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cụ thể như sau:

Cảnh báo rủi ro: VCB ĐN vẫn chưa xây dựng được các tiêu chí, các dấu

hiệu cảnh báo RRTD. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ chủ yếu dựa vào định lượng, tức là chỉ phát hiện rủi ro khi đã phát sinh nợ quá hạn.

Quy trình hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: VCB ĐN vẫn chưa

xây dựng được quy trình chuẩn giúp cho các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xử lý các khoản nợ xấu cán bộ còn nhiều lúng túng, thời gian xử lý kéo dài.

Xử lý rủi ro, TSĐB: chưa có bộ phận riêng chuyên xử lý nợ có vấn đề một

cách hiệu quả, dẫn đến việc xử lý các khoản nợ có vấn đề cịn nhiều lúng túng. Đặc biệt trong việc thương lượng, gây áp lực với khách hàng, thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ. Thực tế đó đã làm việc đảm bảo tài sản mất đi ý nghĩa như là một áp lực buộc khách hàng phải nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn để trả nợ.

Tóm lại, chương 2 của luận văn chủ yếu phân tích và nhận xét cơng tác kiểm soát rủi ro của VCB ĐN trong cho vay doanh nghiệp FDI thời gian qua. Bên cạnh những mặt đạt được, cụ thể là nhiều khoản nợ xấu được thu hồi, song cơng tác kiểm sốt rủi ro trong cho vay doanh nghiệp FDI của VCB ĐN vẫn còn những hạn chế nhất định, nhiều khâu, quy trình chưa phát huy hiệu quả, rủi ro tiềm ẩn vẫn cịn khá lớn. Đó chính là những hạn chế địi hỏi VCB ĐN cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hoàn thiện hơn trong thời gian tới mà tác giả sẽ đề cập ở chương 3 của luận văn này.

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP FDI TẠI VCB ĐN

Một phần của tài liệu Các giải pháp kiểm soát rủi ro trong cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vietcombank đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w