trẻ với TTDD
Kích thước của trẻ khi sinh là một chỉ số dự báo về tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau này. Đây còn là một chỉ tiêu đặc biệt có ý nghĩa phản ánh sự chăm sóc sức khỏe phụ nữ, điều kiện dinh dưỡng và tình trạng kinh tế xã hội của một quốc gia [12].
Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500gr) có tỷ lệ SDD cả ba thể cao hơn nhóm trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp là 12,8% (bảng 3.4) cao hơn
so với nghiên cứu của Lê Bảo Châu ở quận Đống Đa Hà Nội năm 2000 (3,9%). Bà mẹ khi có thai chưa được chăm sóc tốt, hơn một nửa số bà mẹ (59,7%) không ăn uống tăng hơn bình thường khi mang thai đây có thể là lí do ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh của trẻ thấp chiếm tỷ lệ cao như vậy. Thực hành dinh dưỡng trẻ em là một chăm sóc thiết yếu, diễn ra hàng ngày. Đây là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp về nuôi dưỡng: từ bú mẹ tới ăn sam. Chế độ ăn của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người mẹ và gia đình. Bên cạnh đó trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp cấp dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém cho trẻ và ngược lại [31].
Trong nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỷ lệ SDD (theo chỉ tiêu CN/T, CC/T và CN/CC) với thực hành NCBSM và ABS (p>0,05) (bảng 3.10, 3.11 và 3.12). So với kết quả ở nghiên cứu của các vùng miền núi, dân tộc thiểu số khác thì lại có sự ảnh hưởng của việc NCBSM với tỷ lệ SDD: tỷ lệ SDD ở nhóm thực hành NCBSM không đúng ở dân tộc Sán Chay tại Thái Nguyên cao hơn hay ở dân tộc Tày tại Hà Giang [23], [24]. Thực hành ABS không hợp lí (trước hoặc sau 6 tháng) bị SDD nhiều hơn trẻ được ABS từ 6 tháng trong ngiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuấn ở nhóm trẻ dân tộc Tày huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 2010 hay nghiên cứu của Trần Văn Hà, Phạm Quỳnh Nga ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội [15], [36].
Có sự khác biệt này chúng tôi cho rằng là do: việc thưc hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho ABS sớm không đúng, chế độ ABS không cân đối, chủ yếu là tinh bột, chất béo, các gia vị, kèm theo tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay không đảm bảo, các thực phẩm đặc biệt các thực phẩm ăn liền (sữa bột, bột ăn liền, nước hoa quả, ngũ cốc dinh dưỡng,..) chứa nhiều chất béo, đường, muối tinh luyện, chất bảo quản, chất phụ gia. Điều này gây ra tình trạng tăng cân ở trẻ (làm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm) nhưng thực chất trẻ lại bị thiếu chất, không đảm bảo sức khỏe.
Nguyên nhân của SDD là phối hợp của nguyên nhân trực tiếp là ǎn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chǎm sóc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng: ở thành thị vấn đề thiếu ǎn không còn phổ biến và chất lượng chǎm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nông thôn, miền núi thì vấn đề chǎm sóc, bệnh tật và nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế. Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động tập trung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ cùng với việc cải thiện, nâng cao thực hành dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn.