thế giới
Theo John et al (2006), việc thu hồi đất đã được các tổ chức của Liên Hợp Quốc nghiên cứu như sau:
World Bank (2003) tại Việt Nam nhận xét: (i) Có 2 loại hình chế độ sở hữu đất đai, đó là chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu nhà nước về đất đai. Trong số đó, Trung quốc, Việt Nam và Lào được xem là các trường hợp ngoại lệ. (ii) Trên thực tế rất khó có quốc gia đang phát triển nào thực hiện chế độ sở hữu tư nhân tuyệt đối về đất đai. Vì vậy, hình thức sở hữu còn lại cơ bản là chế độ đa sở hữu về đất đai; tức là, đất đai đồng thời vừa thuộc sở hữu tư nhân vừa thuộc sở hữu Nhà nước; điều này được ghi nhận trong luật pháp của nhiều quốc gia thuộc các khu vực khác nhau, như: Apghanistan, Belarut, Indonexia, Kazakhstan, Ả rập, Singapore, Thái Lan…
ADB (2005), nghiên cứu về "Thị trường đất khu công nghiệp, thương mại tác động đến vấn đề nghèo đói ở Việt Nam" đã chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
của quy trình thu hồi đất phục vụ cho các mục đích thương mại, cơng nghiệp mà chưa có sự luận giải kiến nghị hồn thiện về cơ chế chính sách thu hồi đất.
World Bank (2009), đã phân tích hệ thống pháp luật đất đai hiện hành ở Việt Nam về định giá đất phục vụ BT, HT, TĐC; từ đó đề xuất một số việc cần làm để hoàn chỉnh và vận hành cơ chế định giá đất theo thị trường để áp dụng cho BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất như sau: (i) Phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất đai và tài sản gắn liền với đất do các định giá viên được cấp phép hành nghề thực hiện. (ii) Đề xuất cơ chế giao cho Hiệp hội định giá đưa ra các tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia về định giá đất đai và tài sản gắn liền, hướng dẫn dịch vụ định giá thực hiện đúng các tiêu chuẩn kĩ thuật này. (iii) Đề xuất về cơ chế thành lập và hoạt động của các hội đồng định giá đất đai và tài sản gắn liền ở cấp quốc gia và cấp tỉnh độc lập với hệ thống hành chính, có thẩm quyền quyết định về giá đất áp dụng cho tính tốn BT, HT, TĐC.
Bagus S.D. Nur Buwono, Bastaman Enrico Bagus (2012), Nghiên cứu về Luật Thu hồi đất đai (ngày 14 tháng 01 năm 2012) ở Indonesia nhận xét: Luật này nêu rõ Chính phủ cần đảm bảo quỹ đất và nguồn tài chính để tạo quỹ đất cho các mục đích cơng, bao gồm: đường bộ có thu phí, đường hầm; đường tàu hỏa, ga và các hạ tầng cho tàu hỏa; đê, đập, hồ chứa, hệ thống thoát nước, tưới tiêu và các hạ tầng khác về nước; cảng, sân bay; ... Nguồn kinh phí cho thu hồi đất được quy định là từ ngân sách Nhà nước và khơng có quy định về sự tham gia của khu vực tư nhân. Trong Luật này có quy định cụ thể các khung thời gian để tiến hành quy trình thu hồi, bồi thường. Theo đó, thời gian thực hiện quy trình thu hồi đất sẽ kéo dài khơng q 2 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được quyết định thu hồi đất từ Chính phủ; bao gồm 4 bước: Lập kế hoạch → Chuẩn bị → Triển khai → Thông báo kết quả.
Hanafiah Ponggawa & Partners (2012), Nghiên cứu về thu hồi đất ở Indonesia cho thấy: Quy trình thu hồi đất do Cơ quan Đất đai quốc gia chủ trì, bao gồm các bước sau: (i) Kiểm kê và xác định mục đích sử dụng, tình trạng sở hữu,
(ii) Định giá để bồi thường, (iii) Xác định mức bồi thường, (iv) Phân chia khoản bồi thường. Cơ quan Đất đai quốc gia có thẩm quyền quyết định về tổ chức định giá độc lập và chuyên nghiệp để định giá bồi thường. Nội dung định giá bao gồm giá trị thửa đất, diện tích phía trên và dưới mặt đất của thửa đất, cơng trình, cây cối trên đất hoặc các thiệt hại khác có thể định giá. Kết quả định giá bởi tổ chức định giá sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đàm phán với chủ sở hữu và các bên khác có liên quan về giá trị và hình thức bồi thường. Bồi thường có thể được thực hiện dưới các hình thức tiền mặt, đất, sở hữu cổ phần và các hình thức khác do các bên thỏa thuận.
Tổng cục Đường Bộ Việt Nam (2013), đề xuất chính sách tái định cư cho “Dự
án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam - VRAMP” nhằm hài hòa giữa các quy định
về BT, HT, TĐC của Chính phủ Việt Nam và chính sách tái định cư không tự nguyện của World Bank, bao gồm: (i) Tránh hoặc giảm thiểu tái định cư không tự nguyện ở bất kì nơi nào có thể bằng cách xem xét tất cả các phương án có thể lựa chọn trong quá trình thiết kế dự án; (ii) Trường hợp khơng thể tránh được tái định cư thì các hoạt động tái định cư cần được thực hiện như những chương trình phát triển bền vững, cần cung cấp đủ các nguồn lực đầu tư để giúp những người bị ảnh hưởng bởi dự án được chia sẻ những lợi ích dự án mang lại; (iii) Những người bị di dời cần được hỗ trợ để cải thiện điều kiện sống và thu nhập , hoặc ít nhất là khôi phục lại được điều kiện sống như trước khi có Dự án. Bản Đề xuất chính sách đã chỉ ra sự khác biệt giữa chính sách tái định cư của World Bank và quy định của Việt Nam về BT, HT, TĐC.