Các điều kiện đảm bảo để áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu LA NguyenDieuHuong (Trang 145 - 172)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

q trình hoạch định chính sách cơng ở Việt Nam

4.3. Các điều kiện đảm bảo để áp dụng kinh nghiệm của Trung Quốc

vào Việt Nam hiện nay

Đối mặt với những tồn tại nêu trên, Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi giúp cơng dân có thể tham gia vào q trình hoạch định chính sách, nâng cao tính tích cực cho cơng chúng trong q trình tham gia hoạch định chính sách cơng. Thơng qua việc nghiên cứu thực trạng công dân tham gia hoạch định chính sách cơng tại Trung Quốc, chúng ta thấy, Trung Quốc đã có một số kinh nghiệm để nâng cao tính tích cực cho cơng dân. Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm này.

Trên cơ sở phân tích thực trạng tham gia hoạch định chính sách cơng của cơng dân Trung Quốc, kết hợp với việc so sánh sự tham gia hoạch định chính

sách của cơng dân Trung Quốc và Việt Nam, luận án cho rằng, Việt Nam nên thực hiện bảo đảm một số điều kiện cơ bản sau để áp dụng kinh nghiệm tăng cường tính tích cực tham gia hoạch định chính sách của cơng dân Trung Quốc.

Hồn thiện chế độ cho sự tham gia của công dân vào hoạch định chính sách

Thứ nhất, Việt Nam cần coi việc để cơng dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách, hay tham gia vào việc xây dựng các bản dự thảo văn bản pháp luật là một khâu bắt buộc, khơng thể thiếu trong tồn bộ q trình xây dựng chính sách. Ý kiến của mỗi cơng dân cần phải được tiếp thu, lắng nghe, thể hiện vào trong mỗi văn bản chính sách mới có thể thể hiện được tính cấp thiết và khả thi của chính sách.

Thứ hai, Việt Nam cần xây dựng và ban hành một bộ Luật chuyên quy định về sự tham gia của cơng dân vào q trình hoạch định hoạch định chính sách hoặc các văn bản pháp luật. Tuy hiện nay Việt Nam cũng có những quy định pháp luật liên quan đến việc tham gia của công dân vào các hoạt động chính trị nói chung, nhưng các quy định này chỉ là một phần rất nhỏ, mới quy định được một vài bước trong tồn bộ q trình hoạch định chính sách. Ví dụ như Luật Ban hành các văn bản pháp luật năm 2015 kể trên mới chỉ nêu ra việc để cơng dân tham gia vào q trình đề xuất xây dựng văn bản chính sách, tổ chức các buổi lấy ý kiến công dân cho bản dự thảo các văn bản,... Hay bên cạnh đó, Luật trưng cầu ý dân của Việt Nam cũng quy định rõ việc tổ chức các buổi trưng cầu ý kiến của công dân được thực hiện như thế nào, chính quyền các cấp địa phương có vai trị ra sao,... Tuy nhiên các quy định này chưa hồn tồn tập trung vào đúng q trình tham gia của cơng dân. Việt Nam nên có bộ luật quy định rõ các bước tham gia của công dân vào từng q trình chính sách, bao gồm: hoạch định, thực thi, giám sát, phân tích,... Từng q trình chính sách này đều có ngun tắc tham gia của cơng dân, cơng dân được phép tham gia đến đâu, tham gia bằng con đường nào,... đều cần phải được quy định rõ ràng hơn nữa.

Thứ ba, Việt Nam nên xây dựng chế độ giám sát của cơng dân đối với q trình hoạch định chính sách. Như phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc đã cho thấy, công tác giám sát đem lại hiệu quả rất lớn. Nó khiến cho các bên liên quan đều phải cố gắng thực hiện hết, thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Việt Nam cũng nên đẩy mạnh công tác giám sát của cơng dân. Giám sát ở đây bao gồm những gì? Tác giả Luận án cho rằng, trước hết chúng ta cần xây dựng cơ chế công dân giám sát đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp có tiếp thu ý kiến của cơng dân hay khơng, có truyền đạt ý kiến của cơng dân lên chính quyền trung ương hay khơng. Đây là việc làm quan trọng. Bởi lẽ các đại biểu này được công dân bầu ra với nhiệm vụ chính là phải thay mặt cơng dân biểu đạt ý kiến, nguyện vọng của công dân. Nếu chức năng này không được thực hiện triệt để và hiệu quả thì các đại biểu khơng xứng đáng là người đại diện của nhân dân. Hiện nay ở Việt Nam tuy nói cơng dân được giám sát hoạt động công vụ của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhưng cơ chế thực hiện cụ thể việc giám sát này ra sao lại khơng được quy định rõ, hầu như cơng dân khơng có thơng tin. Ví dụ như sau khi tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri, công dân được biểu đạt ý kiến của mình, nhưng những ý kiến này được các đại biểu truyền đạt lại cho chính quyền cấp trên ở mức độ như thế nào, có trung thực hay khơng, có phản ánh tồn bộ hay khơng,... đều chưa được giám sát triệt để. Những vấn đề đó là điều cịn thiếu hụt trong cơng tác giám sát các hoạt động công vụ liên quan đến quyền tham gia của công dân trong cơng tác hoạch định chính sách. Việt Nam cần quy định rõ phương thức giám sát của công dân đối với các vấn đề trên để nâng cao hiệu quả tham gia hoạch định chính sách.

Ngồi việc giám sát các hoạt động cơng vụ của đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, Việt Nam cũng nên xây dựng cơ chế cho phép công dân giám sát việc tổ chức các buổi trưng cầu ý dân. Bởi lẽ khi các buổi trưng cầu ý kiến được diễn ra, hầu hết cơng tác tổ chức do chính quyền

các cấp thực hiện, cơng dân chỉ được mời đến tham dự. Nhưng công tác tổ chức này cũng rất quan trọng. Từ khâu lên danh sách các vấn đề cần trưng cầu ý dân, lên danh sách các đại biểu nào được tham dự để tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cho đến việc lựa chọn những thành phần công dân nào được mời tham dự,... tất cả các cơng việc đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các buổi trưng cầu ý kiến. Nếu khâu chuẩn bị trên được thực hiện dựa trên mong muốn của các nhà quản lý, vậy ý kiến của nhân dân cho dù có được nêu ra thì cũng sẽ khơng được tiếp thu một cách triệt để.

Tuy nhiên, cần cân nhắc đến mức độ giám sát của công dân. Tuy có thể nói cơng dân có quyền giám sát như trên, nhưng nếu hành động giám sát của công dân vượt mức pháp luật cho phép, hoặc can thiệp quá sâu vào đời sống của các cán bộ thì điều này là khơng nên. Cơng dân phải thực hiện quyền giám sát của mình trong khn khổ của pháp luật, khơng được phép đi q giới hạn. Chính vì thế, Việt Nam nên quy định rõ quyền giám sát của công dân và giới hạn giám sát của công dân đối với từng sự việc, từng đối tượng chịu sự giám sát này.

Nâng cao tố chất chính trị cho cơng dân

Muốn nâng cao tố chất chính trị cho cơng dân, Việt Nam cần chú trọng vào cơng tác tun truyền và giáo dục. Từ đó mới có thể nâng cao tính tích cực cho cơng dân tham gia vào q trình hoạch định chính sách.

Thứ nhất, Việt Nam nên xây dựng và đưa việc giáo dục ý thức tham gia, quyền tham gia của cơng dân đối với các hoạt động chính trị và q trình hoạch định chính sách vào trong nhà trường. Đây là con đường giáo dục chính thống và đem lại hiệu quả cao nhất. Mỗi công dân Việt Nam đều cần phải biết về quyền tham gia của mình trong q trình hoạch định chính sách. Hiện nay, trong giáo dục nhà trường ở Việt Nam mới chỉ quan tâm đến giáo dục đạo đức và một số quyền cơng dân cơ bản. Quyền tham gia chính trị của cơng dân thực sự vẫn chưa có chỗ đứng xứng đáng trong tồn bộ q trình học tập của

học sinh. Chúng ta nên chú trọng và đưa việc giáo dục ý thức tham gia chính trị cho cơng dân vào chương trình học tập chính khóa. Việc giáo dục này nên được thực hiện phù hợp ở các bậc giáo dục để chuẩn bị tâm lý và kiến thức tham gia vào các hoạt động chính trị cho cơng dân. Ví dụ, ở bậc tiểu học chúng ta chỉ nên giáo dục ý thức cơng dân ở mức đơn giản như dạy học sinh có ý thức tham gia vào các hoạt động chung của nhà trường. Ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thơng nên dạy học sinh biết về q trình xây dựng chính sách và cơng dân được tham gia bằng những con đường nào, hình thức nào, lĩnh vực nào,..

Thứ hai, Việt Nam có thể tổ chức các buổi giáo dục ngắn hạn về ý thức tham gia chính trị cho các cơng dân thuộc nhóm đối tượng tiềm năng. Ví dụ như, học sinh cấp 3 là đối tượng chuẩn bị đủ 18 tuổi, có đầy đủ mọi quyền và nghĩa vụ của một công dân trưởng thành. Đối với đối tượng này, nhà trường có thể kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giáo dục về quyền hạn và nghĩa vụ của một công dân trưởng thành. Khi có đủ quyền hạn và nghĩa vụ của một cơng dân trưởng thành, đối tượng học sinh này nên sử dụng quyền hạn đó vào việc tham gia hoạch định chính sách như thế nào cho hiệu quả và hợp lý. Thông qua các buổi đào tạo ngắn hạn về ý thức chính trị như thế này, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về q trình tham gia hoạch định chính sách, bảo vệ quyền lợi cho mình.

Thứ ba, việc giáo dục ý thức và quyền tham gia cho công dân nên kết hợp bằng nhiều hình thức khác nhau, tránh giáo điều, nhàm chán. Ý thức chính trị đối với người trưởng thành, các cán bộ lãnh đạo là điều gì đó tuy trừu tượng nhưng có thể hình dung được. Tuy nhiên, đối với học sinh cịn ngồi trên ghế nhà trường mà nói, đây là vấn đề hết sức khó hiểu và khơ khan. Chúng ta nên có phương pháp giáo dục về ý thức và quyền tham gia hoạch định chính sách cho nhóm đối tượng này một cách phù hợp. Ví dụ như có thể giảng dạy lý thuyết kết hợp với các tình huống được xây dựng thành các clip,

đoạn phim ngắn cụ thể để đặt người học vào tình huống trong clip mới có thể dễ hình dung hơn; hoặc cũng có thể kết hợp với các tổ chức nước ngoài, mời các đại diện của Đại sứ quán các nước, hoặc các trường học nước ngoài đến để tham gia nghe, giảng dạy, từ đó học sinh có thể so sánh sự giống và khác nhau trong quyền tham gia vào hoạt động hoạch định chính sách của nước mình và nước khác; hoặc có thể kết hợp giữa giảng dạy với các trò chơi cho học sinh để tránh sự nhàm chán,...

Thứ tư, ngồi cơng tác giáo dục, chú trọng vào giáo dục nhà trường để chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho nhóm đối tượng học sinh – nhóm đối tượng rất trẻ, thì Việt Nam cũng nên đẩy mạnh cơng tác tun truyền trong xã hội về vấn đề cơng dân tham gia hoạch định chính sách. Hiện nay Việt Nam cũng đã thực hiện công tác tuyên truyền về quyền tham gia cho cơng dân, ví dụ như ở các địa phương đã tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị tập thể cho các đối tượng Đảng viên, quần chúng nhân dân, trong đó có nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ. Nếu nhìn vào cơng tác tun truyền của các nước, đặc biệt là Trung Quốc, ta có thể thấy họ thực hiện tuyên truyền rất mạnh mẽ bằng nhiều hình thức, ở mọi nơi, mọi lúc. Việt Nam cũng nên sử dụng nhiều hình thức khác nhau mang tính hấp dẫn để cơng dân có hứng thú trong việc tiếp thu những kiến thức được tuyên truyền, không chỉ là tuyên truyền qua loa đài ở địa phương, qua phương tiện truyền thông, mà nên mở rộng tuyên truyền bằng các hình thức như quảng cáo, qua các bộ phim về đề tài chính trị hấp dẫn,...

Cơng tác tun truyền ngồi việc đổi mới hình thức như trên, chúng ta cũng cần tập trung vào các đối tượng bị hạn chế, còn thiệt thòi trong xã hội như: phụ nữ, người già, người tàn tật, các vùng dân tộc thiểu số,... Ví dụ như ở các vùng dân tộc thiểu số, việc cơng dân tham gia hoạch định chính sách là rất hạn chế. Công dân ở đây thiếu kiến thức và khả năng tham gia chính trị. Chúng ta nên sử dụng các biện pháp tuyên truyền truyền thống như thông qua

loa đài, ti vi, cử cán bộ đến giảng dạy,... kết hợp với biện pháp tuyên truyền trực quan như tổ chức các cuộc thi về sự hiểu biết của công dân về quyền tham gia cho những người ở vùng đó. Tuy nhiên điều kiện kinh tế ở đây quyết định ý thức tham gia chính trị của cơng dân rất lớn. Đa phần những người dân tộc thiểu số ở các vùng xa xơi có điều kiện kinh tế khó khăn, họ chưa thể quan tâm đến điều gì khác ngồi nâng cao mức sống cho gia đình. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia hoạch định chính sách mà đề tài luận án nhắc đến. Chính vì thế, cái quan trọng nhất đối với đối tượng này phải là nâng cao đời sống vật chất cho họ, từ đó mới có thể nâng cao được ý thức chính trị.

Nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo và chính quyền các cấp trong việc quản lý, tạo điều kiện để cơng dân tham gia hoạch định chính sách

Muốn mở rộng sự tham gia của cơng dân vào q trình hoạch định chính sách, chúng ta khơng chỉ cần bồi dưỡng tố chất cho bản thân chủ thể cơng dân như đã nói ở trên, mà cịn phải bồi dưỡng cả tố chất quản lý cho các nhà lãnh đạo. Bởi đây là những người trực tiếp lắng nghe ý kiến của công dân.

Thứ nhất, chúng ta cần đẩy mạnh công tác nâng cao phẩm chất cho đội ngũ cán bộ. Đây là yếu tố tiên quyết đến sự thành công của mọi vấn đề. Nếu một người lãnh đạo khơng có tâm, phẩm chất đạo đức không trong sáng sẽ không thể dẫn dắt một tập thể đi đúng đường. Trong việc tham gia hoạch định chính sách cũng vậy. Nếu một cán bộ là đại biểu của hội đồng nhân dân, đến lắng nghe ý kiến của cơng dân, mà họ chỉ đến để làm trịn trách nhiệm, cịn bản thân ln chỉ tập trung vào quyền lợi của mình, lĩnh vực của mình thì sẽ khơng thể tiếp thu được hết ý kiến của công dân, không để tâm đến những lĩnh vực mà công dân cảm thấy cấp thiết, từ đó hiệu quả của các buổi trưng cầu ý kiến sẽ đi xuống. Vậy chúng ta nên thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ về mặt phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đẩy mạnh chống tham nhũng, chống quan liêu. Những việc làm này đã được Việt Nam thực hiện khá

mạnh trong thời gian gần đây. Và chúng ta nên thực hiện mạnh mẽ hơn nữa, ở phạm vi rộng lớn hơn nữa, quyết liệt hơn nữa mới có thể đem lại lòng tin cho nhân dân.

Thứ hai, Việt Nam nên tập trung đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức tổ chức, quản lý và kỹ năng cho cán bộ các cơ quan có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện thuận lợi giúp cơng dân có thể tham gia vào q trình hoạch định chính sách. Việc tổ chức các buổi trưng cầu dân ý, tổ chức các buổi tiếp xúc cử tri, tổ chức bầu cử,... là một trong những con đường cung cấp cho cơng dân thơng qua đó hoạch định chính sách. Các q trình này đều có hướng dẫn thực hiện, có các bộ luật quy định việc tổ chức thực hiện. Và người đứng ra tổ chức thực hiện chính là các cơ quan tổ chức nhà nước có thẩm quyền, các cán bộ nhà nước. Vì thế, những người này phải nắm chắc luật, nắm bắt hướng dẫn tổ chức để các con đường tham gia hoạch định chính sách của cơng dân được thông suốt và hiệu quả.

Thứ ba, Việt Nam nên thực hiện chế độ cơng khai tin tức của chính

Một phần của tài liệu LA NguyenDieuHuong (Trang 145 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w