TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Ở GIA LA

Một phần của tài liệu 2.11 (Trang 27 - 30)

- TB&XH tổ chức Ảnh: V.T.

TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Ở GIA LA

Trong q trình lãnh đạo và thực hiện chính sách dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chính sách phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào thiểu số cũng đặc biệt quan tâm. Từ những chủ trương, chính sách đó, các chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc thiểu số cả nước nói chung và Tây Nguyên đã ra đời, theo đó các chương trình phát thanh bằng tiếng Jrai, Bahnar được phát sóng, đồng thời là những ấn phẩm báo ảnh Dân tộc và Miền núi song ngữ Việt - Bahnar, Việt - Jrai của Thông tấn xã Việt Nam được in ấn và phát hành trong toàn quốc. Sự ra đời của chương trình phát thanh tiếng Jrai,

Bahnar và báo ảnh Dân tộc miền núi là bước khởi đầu cho việc hình thành chương trình phát thanh, truyền hình và tờ báo ảnh tiếng dân tộc Jrai, Bahnar ở Gia Lai hiện nay.

Sau ngày giải phóng đất nước, năm 1976 với chính sách khơi phục, xây dựng và phát triển đất nước, trọng tâm vào việc phát triển kinh tế, xã hội tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, một bộ phận cán bộ người dân tộc thiểu số Tây Nguyên công tác tại miền Bắc trước đây, đã được tổ chức điều động trở lại Tây Nguyên tiếp tục thực hiện các chương trình phát thanh tiếng dân tộc trên chính q hương mình, đồng thời thực hiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng ngôn ngữ mẹ đẻ đến với đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Thực hiện Quyết định số 48/CT-UB ngày

27/7/1976 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum lúc bấy giờ, chương trình phát thanh tiếng dân tộc được tổ chức thực hiện và khởi phát tại Gia Lai nhằm giúp đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu rõ thêm về pháp luật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và thực hiện vệ sinh y tế thôn bản trong quá trình xây dựng, phát triển và kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Với tần suất một tuần một thứ tiếng, các chương trình phát thanh lúc bấy giờ đã tập trung chủ yếu vào các nội dung, đề tài về pháp luật, nông nghiệp, y tế... mở rộng thêm việc sưu tầm các loại hình dân ca, truyện cổ vào nội dung để đưa vào phát sóng với mục tiêu làm giàu thêm trong kho tàng nghệ thuật dân gian các dân tộc, đồng thời góp phần phát huy, bảo tồn và phát triển tiếng nói của các dân tộc

28 SINH HOẠT NHÂN DÂN

thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và hai thứ tiếng của đồng bào Jrai, Bahnar ở Gia Lai nói riêng.

Sau 25 năm thực hiện phát sóng, nhằm đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân các dân tộc về một chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số ở Gia Lai, năm 2001, chương trình truyền hình đầu tiên bằng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar chính thức được lên sóng truyền hình ở Gia Lai. Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển trong công tác thông tin tuyên truyền của tỉnh cũng như sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai dành cho hai chương trình phát sóng tiếng dân tộc từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Các buổi phát sóng truyền hình đầu tiên được thực hiện vào thứ ba, thứ năm hàng tuần với thời lượng mười phút cho mỗi chương trình. Sau đó nâng lên bốn chương trình, sáu chương trình trên tuần cho cả hai thứ tiếng và phát lại vào ngày hơm sau. Kênh truyền hình này ra đời đã đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân trong tỉnh

và được đông đảo đồng bào các dân tộc thiểu số vui mừng đón nhận, hoan nghênh.

Năm 2011, trước tình hình thực tế ở địa phương và nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời tăng cường và mở rộng thêm diện phủ sóng nhằm quảng bá tiềm năng thế mạnh và những thành tựu của tỉnh Gia Lai qua quá trình xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai đã chính thức phát sóng các chương trình truyền hình lên vệ tinh Vinasat. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong việc nỗ lực nhằm đưa sóng truyền hình đến 100% các vùng trong tỉnh và khán giả trên mọi miền Tổ quốc, mở rộng phủ sóng với chất lượng, âm thanh, hình ảnh chuẩn, tăng số lượng khán giả xem chương trình. Ngồi ra, sáu chương trình tổng hợp cho cả hai thứ tiếng cũng được thực hiện với các nội dung khai thác từ chuyên mục, chuyên đề, phóng sự, phóng sự tài liệu, ca nhạc và sản xuất các chương trình phát sóng trên kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam. Cùng với đó là

chương trình của các Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện KBang, Krông Pa, Đức Cơ, Phú Thiện, Chư Sê thực hiện việc biên dịch bản tin thời sự từ tiếng phổ thơng sang tiếng Jrai, Bahnar phát sóng phát thanh hằng ngày. Các chương trình tập trung vào các nội dung hoạt động sản xuất, phong tục tập qn, lễ hội văn hóa, gương điển hình tiên tiến... đã đáp ứng nhu cầu nghe và xem các chương trình truyền hình bằng tiếng mẹ đẻ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai, đồng thời góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mở rộng diện phủ sóng, đưa chương trình truyền hình Gia Lai đến được với tất cả các vùng miền Tổ quốc, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Song song với chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc, các ấn phẩm bằng tiếng Jrai, Bahnar cũng là một kênh truyền thông được đặc biệt chú trọng. Tháng 01/1991, Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam ra

29

SINH HOẠT NHÂN DÂN

đời số đầu tiên. Ấn phẩm đã được đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng đón nhận và đánh giá cao bởi đáp ứng được tư duy trực quan đơn giản và dễ hiểu của đồng bào, giúp đồng bào sử dụng các thông tin kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi, vệ sinh y tế... nhất là trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở những vùng đặc thù, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, đồng thời bảo tồn vốn ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc dạy và học chữ cho con em của mình ở bn làng.

Từ hiệu quả đem lại của tờ báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã khẳng định sự đúng đắn trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, năm 2001, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao cho Báo Gia Lai tổ chức xuất bản Báo ảnh Gia Lai bằng ba ngôn ngữ: Kinh, Jrai, Bahnar, 2 kỳ/ tháng, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2006, Báo ảnh Gia Lai

tiếp tục tăng từ 2 kỳ lên 3 kỳ/tháng, đến ngày 3-1- 2008, tiếp tục tăng lên 4 kỳ/tháng, phát hành vào thứ hai hàng tuần. Nhằm phát huy hiệu quả và thực hiện các chính sách hỗ trợ, cấp khơng thu tiền, năm 2003 ấn phẩm Bản tin Dân tộc Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Báo Gia Lai thực hiện việc biên dịch từ ngôn ngữ phổ thông sang hai ngữ Jrai và Bahnar xuất bản, phát hành trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm đưa thông tin kịp thời, tăng hiệu quả tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Hiện nay, trước xu thế hội nhập của đất nước, vai trị của các phương tiện truyền thơng nói chung và truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói riêng có tác dụng tích cực trong xã hội. Khơng chỉ là kênh thơng tin đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào các dân tộc, các chương trình phát thanh, truyền hình, ấn phẩm báo ảnh cịn góp phần phát huy bảo tồn vốn văn hóa truyền thống nhất là tiếng nói và chữ viết của dân tộc theo tinh thần Chỉ thị 525-TTg ngày 02/11/1993 về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế- xã hội miền núi, và Quyết định 53- CP ngày 22/2/1980 về chủ trương đối với chữ viết các dân tộc thiểu số.

Đến nay, truyền hình bằng tiếng Jrai, Bahnar đã được Đài Phát thanh- Truyền hình Gia Lai phát sóng mỗi ngày 120 phút các chương trình phát thanh tổng hợp mỗi ngày, phát 30 phút thời sự cho mỗi thứ tiếng. Các ấn phẩm báo ảnh Gia Lai, báo ảnh Dân tộc Miền núi hai thứ tiếng Jrai, Bahnar dịch từ báo ảnh dân tộc Miền núi của Thông tấn xã Việt Nam phát hành một kỳ một tuần cho cả hai ngữ. Đây là thành quả nỗ lực không ngừng của những người làm công tác thông tin truyền thông trong những năm qua, và là nhịp cầu nối đưa tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân các dân tộc trong tỉnh một cách hiệu quả nhất./.

30 SINH HOẠT NHÂN DÂN

XUÂN QUỲNHXUÂN QUỲNH XUÂN QUỲNH

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai

4040 năm qua 40 năm qua kể từ khi đ ư ợ c thành lập năm 1978, Hội chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai học tập và làm theo lời Bác dạy: “Phải xuất phát từ tình thương u nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc

có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã quan tâm xây dựng tiêu chí phẩm chất đạo đức của cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: (1) Thấm nhuần sâu sắc quan điểm, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”. Thực hiện tốt lời dạy của

Người: “Phải xuất phát từ tình yêu nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt nỗi đau cho họ” làm phương châm, làm lẽ sống của người làm công tác Chữ thập đỏ. (2) Rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nâng cao năng lực

Đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích trong các phong trào chữ thập đỏ. Ảnh Hoàng Minh.

Một phần của tài liệu 2.11 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)