7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ T ÀI
3.2 Giải pháp về vấn đề giáo dục đào tạo
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trình độ của chủ hộ tăng lên một năm thì tỷ lệ giảm nghèo khoảng 6,93%, giả sử xác suất nghèo ban đầu là 30% và các yếu tố khác không đổi. Người dân huyện Tân Phú do những đặc điểm tự nhiên chủ yếu là dân kinh tế mới, đời sống kinh tế khó khăn, chi tiêu cho giáo dục của người dân ở đây là rất thấp, dẫn đến trình độ học vấn thấp, dẫn đến thu nhập thấp, nên tỷ lệ đói nghèo rất cao. Bên cạnh đó, tình trạng giáo dục kém, đã dẫn đến chất lượng nguồn
nhân lực trong huyện bị hạn chế, trình độ học vấn thấp làm cho quá trình tiếp cận khoa học kỹ thuật khó khăn, thậm chí khơng thể tiếp cận được. Vì vậy, vấn đề giáo dục là một trong những vấn đề quyết định sự thành bại của cơng cuộc xố đói giảm nghèo của địa phương hiện nay. Theo chúng tôi để giải quyết vấn đề này cần phải:
Đối với người nghèo với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục thấp, vì thu nhập của họ thấp. Việc cho con đến trường học là một cố gắng của họ, cho nên cần có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo và tốt hơn là có học bổng cho học sinh đến trường. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không dễ thực hiện, bởi vì địa phương chưa chắc đã có đủ kinh phí. Nếu coi việc miễn giảm học phí là một chính sách, ngồi sự chuẩn bị của chính quyền địa phương, cần phải kêu gọi các nguồn tài trợ từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, từ những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân...
Đội ngũ giáo viên là vấn đề mang tính quyết định trong giáo dục, khuyến khích giáo viên đến với những vùng nghèo khó bằng tình cảm và lịng nhiệt huyết của họ, nhưng phải có chính sách lương, trợ cấp cho giáo viên cơng tác ở vùng sâu, vùng xa, bởi vì người nghèo thường sống ở vùng sâu, vùng xa. Nên giáo viên sẽ thiếu hoặc họ không muốn đến công tác nếu chế độ không thoả đáng. Ưu tiên đầu tư trang thiết bị học tập cho các trường ở vùng sâu, vùng xa.
Đào tạo nghề, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số hộ nghèo chỉ lao động trong nông nghiệp, theo hướng kinh nghiệm cổ truyền. Sự tiếp cận với khoa học kỹ thuật cịn rất chậm, hay nói đúng hơn là chưa tiếp cận được, do trình độ học vấn của họ còn hạn chế. Trong khi, lao động của hộ gia đình dư thừa nhưng khơng có việc làm ở các ngành nghề khác, là do bản thân họ khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật, nên họ khó kiếm được việc làm ổn định và có thu nhập cao.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho người nghèo cịn nhiều hạn chế. Hiện tại tồn huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề, với số đầu nghề chưa phong phú. Nơi đào tạo cách xa nơi ở của dân nên việc đi lại của họ rất khó khăn. Để vấn đề đào tạo nghề có hiệu quả, cần mở những lớp nghề thiết thực, phù hợp với yêu cầu hiện nay của địa phương hoặc những vùng lân cận. Cử giáo viên đến dạy ở những nơi tập trung đông dân sinh sống, hoặc mở những lớp học tập trung trong cộng đồng, có
chổ nội trú và được sự tài trợ của chính quyền địa phương và từ các cơ quan ban ngành.