7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ T ÀI
3.4 Giảm khoảng cách nông thôn và thành thị
Mơ hình kinh tế lượng đã chứng tỏ rằng nếu hộ gia đình sống xa trung tâm thì xác suất nghèo cũng tăng lên cho nên cần có những giải pháp thích hợp để làm giảm tác động của nhân tố này. Nghĩa là phải có chính sách “kéo” giảm khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Về giao thông nông thôn: Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010, hạn chế ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh hiện nay là lỷ lệ đường kiên cố hóa chưa cao, tỷ lệ đường đất chiếm trên 50%, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, lưu thơng hàng hóa và phát triển văn hóa - xã hội nơng thơn. Chính điều này dẫn tới sự khác biệt về mặt địa lý
giữa các vùng với nhau, giữa các khu vực thành thị và nông thôn, làm cho tỷ lệ người nghèo ở vùng nông thôn cao hơn thành thị. Như vậy, cần đẩy mạnh tiến độ đầu tư đường giao thông tỉnh, huyện, xã đặc biệt chú trọng đầu tư giao thông tuyến xã.
Đầu tư có thể nhiều phương thức khác nhau, đối với những cơng trình lớn nguồn vốn có thể huy động từ ngân sách các cấp, vốn vay trong nước và quốc tế, vốn theo hình thức BOT, BT, vốn ODA và từ các nguồn khác.
Đối với giao thông nông thôn cần huy động vốn từ ngân sách tỉnh, WB vốn hổ trợ của bộ giao thơng theo các chương trình phát triển giao thông nông thôn và giao thông miền núi và nguồn vốn huy động theo phương thức xã hội hóa giao thơng (sự đóng góp của dân, của các doanh nghiệp trên địa bàn). Sau khi hồn thành các cơng trình thì phải có chế độ bảo trì tu dưỡng định kỳ để kịp thời khắc phục những hỏng hóc của các cơng trình trong quá trình sử dụng.