Nghề nghiệp phân theo nhóm hộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Nhóm chi tiêu Làm nơng Phi nơng nghiệp

Nghèo tương đối 95,7 4,3

Giàu tương đối 91,2 8,8

Chung 93,7 6,3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế huyện Tân Phú, 2009

Phần lớn người dân ở huyện Tân Phú sống ở những vùng sâu, vùng xa nên đa số họ sống bằng nghề chính là nơng nghiệp và làm th trong nông nghiệp đối với những hộ khơng có đất sản xuất. Theo những số liệu chúng tôi thu thập tại địa phương có đến 93,7% người dân làm nông nghiệp và làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ có 6,3% sống bằng các ngành nghề khác, nhưng chủ yếu là làm thuê. Với nghề nghiệp chính là như thế, địi hỏi họ phải tốn nhiều sức lực trong khi thu nhập quá ít và khơng ổn định. Bên cạnh đó, đất sản xuất của họ thường là những vùng đất triền dốc, đất bạc màu nên năng suất thấp. Đương nhiên, khi thu nhập thấp sẽ dẫn đến chi tiêu thấp và cuộc sống của họ càng gặp khó khăn.

Do nghề nghiệp của người nghèo rất hạn chế, thậm chí khơng ít hộ nghèo hồn tồn khơng có nghề ổn định, cơng việc làm thuê của họ thường là công việc lao động giản đơn ở địa bàn họ sinh sống, đôi khi tranh thủ vụ mùa họ đi làm thuê ở các địa phương khác. Tuy nhiên, công việc của họ là những công việc khơng địi hỏi tay nghề cao, công việc làm của người nghèo thường là: cắt lúa, vét ao, làm hồ, bốc xếp, bán vé số...số liệu sau phản ánh cụ thể

Bảng 2.8: Việc làm mà người nghèo thường đi làm thuê Việc làm của người nghèo Tỷ lệ (%)

1. Cơng nhân các nhà máy xí nghiệp 10,16

2. Phụ hồ, bốc xếp 20,15

3. Bán vé số 4,66

4. Làm mướn nông nghiệp ở các nơi khác 52,46

5. Phụ buôn bán và giúp việc nhà 12,57

Nguồn: Số liệu thực tế ở huyện Tân Phú, 2009

2.5.6.Giới tính của chủ hộ

Chúng ta có thể thấy rằng, số hộ có chủ hộ là nam nghèo chiếm tỷ lệ khá cao, gấp khoảng 2 lần so với hộ nghèo nữ, điều này phù hợp với điều tra của của Tổng Cục Thống Kê về nghèo đói. Đối với phụ nữ, họ là những người chịu thương, chịu khó, rất chăm chỉ lao động.

Hơn nữa, chi tiêu của phụ nữ căn bản hơn và họ ít khi rơi vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, hút chích… Qua số liệu điều tra tại huyện Tân Phú cho thấy, số hộ có chủ hộ là nam là rất cao, đây là một vấn đề mang tính văn hố của người việt. Số hộ có chủ hộ là nam chiếm tỷ lệ cao trong nhóm giàu vẫn cao hơn nữ (do đa số chủ hộ là nam). Chúng ta xem số liệu trong bảng (2.9). Theo số liệu điều tra, số hộ có chủ hộ là nữ, chi tiêu bình quân đầu người trong hộ sẽ cao hơn chủ hộ là nam, hay hộ có chủ hộ là nữ ít nghèo hơn chủ hộ là nam.

Bảng 2.9: Chi tiêu bình qn đầu người phân theo giới tính của chủ hộ

Giới chủ Chi tiêu bình quân đầu người (1000đồng)

Nữ 4.379,14

Nam 4.105,39

Nguồn: Điều tra thực tế huyện Tân Phú, 2009

Đối với chủ hộ là nữ có học vấn thấp, không những ảnh hưởng đến thu nhập mà còn ảnh hưởng đến chi tiêu. Đồng thời ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của

con cái. Người có trình độ cao, hiểu biết nhiều, phần lớn chăm sóc con cái khoa học

hơn. Gần đây, tổng kết của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Chính Sách Dinh

Dưỡng Quốc Tế (IFPRI) cho thấy học vấn của người phụ nữ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng, trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1%. Ðiều này cho thấy yếu tố về cách ni dưỡng, cách chăm sóc (thể hiện qua trình độ học vấn của người phụ nữ) có vai trị quan trọng đối với suy dinh dưỡng.

Bảng 2.10: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo học vấn của bà mẹ

Học vấn của bà mẹ Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%)

Trung học phổ thông và cao hơn 26,2

Trung học cơ sở 33,1

Tốt nghiệp tiểu học 46,2

Chưa hết tiểu học hoặc không học 49,4

Nguồn: Tổng cục thống kê 2009

2.5.7.Khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội và điều kiện sinh sống cơ bản

Khả năng tiếp cận các nguồn lực là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng cuộc sống của con người. Tiếp cận nguồn lực kém là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của người dân huyện Tân Phú nói riêng và ở các địa phương khác nói chung. Các nguồn lực này bao gồm: cơ sở hạ tầng, đất đai, tín dụng chính thức, điều kiện sống...để thấy rõ các nhân tố tác động trên chúng ta xem xét những kết quả nghiên cứu từ thực tế ở huyện Tân Phú, ở đây để đánh giá mức độ tiếp cận với các nguồn lực, chúng tôi dựa vào phương pháp mà WB đã áp dụng là phân tổ số hộ điều tra thành năm nhóm bằng nhau, với mỗi nhóm chiếm 20% tổng số hộ có chi tiêu bình quân đầu người từ thấp tới cao. Theo cách phân chia này trên kết quả khảo sát 363 mẫu sẽ phản ánh khả năng tiếp cận các nguồn lực của người dân huyện tân phú.

2.5.7.1.Đất đai

Các hộ dân tại huyện Tân Phú phần lớn làm nghề nông nghiệp, đất đai là một trong những yếu tố giúp họ thốt nghèo

50

Bảng 2.11: Diện tích đất trung bình hộ (1000 m2) phân theo nhóm chi tiêu

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu Chung

Diện tích đất 0,49 1,43 1,72 4,56 4,81 2,22

Nguồn : Số liệu tại điều tra huyện Tân Phú 2009

Số liệu bảng thống kê (2.11) cho thấy, người nghèo sở hữu số lượng đất rất ít

(khoảng 490 m2) chứng tỏ rằng những nguồn thu từ đất hạn chế, cũng dể dàng nhận

định rằng, thu nhập chính của những hộ này khơng phải chính từ mảnh đất của họ mà họ phải làm thuê, làm mướn hoặc một ngành nghề khác. Mặc dù nghề nghiệp chủ yếu là làm nơng nghiệp nhưng lại khơng có đất thì việc lâm vào cảnh nghèo đói là điều dể hiểu.

Những hộ giàu lại có diện tích đất bình qn khoảng 4.810 m2, tuy diện tích

đất khơng lớn nhưng diện tích này gấp nhiều lần so với hộ nghèo (khoảng 9,8 lần), điều đó chứng tỏ rằng đất đai là nhân tố tác động lớn tới mức sống của người dân nơi đây. Diện tích đất càng lớn thì người dân dể có cơ hội ứng dụng cơng nghệ khoa học trên diện tích đất của mình, chuyển đổi cây trồng, vật ni, dể có cơ hội tăng thêm thu nhập hơn so với người nghèo.

2.5.7.2.Cơ sở hạ tầng và điều kiện sống

Để có cái nhìn tổng qt về cơ sở hạ tầng tác động đến đói nghèo của người dân huyện Tân Phú, chúng tôi thu thập và đưa ra những thông tin cơ bản về khoảng cách từ vị trí của hộ gia đình đến trung tâm mua bán gần nhất, tiếp cận của người dân về các dịch vụ, điện, nước, chăm sóc sức khoẻ…

- Khoảng cách địa lý

Giữa mức sống và nơi cư trú của các hộ dân ở Huyện Tân phú có mối quan hệ ngược chiều nhau. Nếu phân chia nhóm theo 20% số hộ có chi tiêu từ thấp tới cao thì khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm mua bán giảm dần. Tuy nhiên, chênh lệch khoảng cách đến trung tâm mua giữa các hộ dân là không quá lớn.

Bảng 2.12: Khoảng cách đến trung tâm mua bán gần nhất ở Tân Phú (km)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu Chung

Khoảng cách 5,047 5,016 4,541 4,443 4,125 4,634

Nguồn : Số liệu điều tra thực tế huyện Tân Phú 2009

Khoảng cách từ nơi cư trú đến trung tâm mua sắm của các hộ dân khơng có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm chi tiêu, điều này phù hợp với thực tế ở Tân Phú. Bởi vì, ở địa phương phần lớn là dân nhập cư họ sống thành từng làng, từng khu vực. Bên cạnh đó là, trong vùng khảo sát của chúng tôi, đường giao thông từ trung tâm đến các hộ dân là tương đối thuận tiện, nên khoảng cách chung đến trung tâm mua sắm là 4,634 km là đương nhiên. Chênh lệch khoảng cách giữa các nhóm chi tiêu là khơng q lớn, 5,047 km là khoảng cách của nhóm người nghèo đến trung tâm so với 4,125 km của nhóm giàu.

- Điện

Một trong những yếu tố phản ánh đời sống của người dân huyện Tân Phú thì điện là vấn đề khơng q đáng lo ngại đối với họ

Bảng 2.13: Tỷ lệ hộ người dân có điện ở Tân Phú (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu Chung

Khơng 2,30 1,70 1,10 - - 0,70

Có 97,7 98,3 98,9 100 100 99,3

Nguồn : Điều tra thực tế tại huyện Tân Phú, 2009

Do chủ trương của huyện Tân Phú, trong những năm gần đây là điện khí hố nông thôn, đưa mạng lưới điện đến những vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa để người dân có điều kiện phát triển sản xuất và nâng cao cuộc sống sinh hoạt và tinh thần, nên hầu hết người dân trong huyện đều có điều kiện tiếp cận và được sử dụng điện trong sinh hoạt. Theo số liệu điều tra của chúng tơi có đến 99,3% số hộ gia đình người dân nơi đây có điện sử dụng, chỉ có 0,7% là chưa có điện sử dụng.

vùng hẽo lánh, xa đường dây; mạng lưới điện chưa tới; hoặc khơng có tiền để sử dụng điện, vì phí tham gia mắc mạng lưới điện có thể cao hơn so với mức thu nhập của họ, nên tâm lý của những người nghèo không dám nghĩ tới. Tuy nhiên, nhân tố điện sử dụng khơng cịn có ý nghĩa để phân biệt giữa người giàu và người nghèo trong trường hợp của người dân nơi đây.

- Nước

Tại huyện Tân Phú phần lớn các hộ dân dùng nước tự nhiên, nguồn nước chủ yếu là giếng, ao hồ, sơng ngịi… nguồn nước này chưa qua kiểm định về chất lượng vệ sinh.

Bảng 2.14: Tỷ lệ người dân có nước sạch sử dụng (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu Chung

Khơng 60,0 61,7 49,1 45,5 40,2 63,8

Có 40,0 38,3 50,9 54,5 59,8 36,2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

Qua bảng số liệu, có thể thấy rằng tỷ lệ có nước giữa hộ nghèo và khá nghèo là có sự chênh lệch là khơng đáng kể. Tuy nhiên, có phần mâu thuẩn, sở dĩ như vậy là do điều kiện địa lý nơi cư trú của các hộ gia đình và cũng như tập tục sinh hoạt của một số hộ.

Nhìn chung, các hộ dân dần dần đi vào sử dụng nguồn nước sạch từ giếng khoan ngày càng phổ biến, chiếm 36,2% trong số mẫu điều tra. Tuy nhiên, số hộ sử dụng nguồn nước từ giếng đào, sông, hồ... khá nhiều, chiếm 63,8%, đây là nguồn nước có thể nói chưa thật sự an toàn đến đời sống của người dân. Mặc dù thời gian qua, đã có nhiều chương trình xây dựng hệ thống nước sạch, giếng nước cho người dân, tuy nhiên do hạn chế về vốn. Vì vậy, người dân chưa thụ hưởng được chương trình nước sạch này một cách triệt để. Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến người dân trong huyện sử dụng nguồn nước chưa an toàn là do:

Họ sống phân tán so với các dự án nước sạch nông thôn đã được đầu tư, họ sống gần những nơi có ao, hồ, sơng... do thói quen sử dụng các nguồn nước này,

nên họ ít quan tâm đến các nguồn nước sạch khác. Nhận thức của người dân về an toàn và vệ sinh nguồn nước sạch chưa cao nên không coi trọng việc sử dụng nguồn nước sạch.

Do người nghèo không đủ số tiền lớn để có thể trả chi phí cho việc khoan giếng, đồng thời do địa lý đất đai phức tạp, nên việc xây dựng cây nước bị hạn chế.

Việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh là vấn đề kéo theo nhiều bệnh tật làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của hộ, đồng thời tác động đến dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em trong tương lai gần.

- Nhà vệ sinh

Theo thực địa tại địa bàn nghiên cứu, hố xí có hợp vệ sinh hay không là thường đi đôi với mức thu nhập, vùng địa lý đang sinh sống của hộ. Hiện tượng phổ biến là các hộ gia đình ở đây là khơng có nhà vệ sinh cá nhân. Hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh chỉ chiếm khoảng 26%. Thường hộ nghèo có hố xí chưa hợp vệ sinh xuất phát từ khơng có khả năng xây dựng hố xí và một phần nào đó là do họ chưa nhận thức đầy đủ sự ô nhiễm môi trường mà do bản thân họ gây ra.

Bảng 2.15: Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu chung

Có 11,7 14,0 24,3 30,3 32,9 22,78

Không 88,3 86,0 75,7 69,7 67,1 77,22

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

- Nhà ở

Nhìn chung, nhà ở của người dân trên địa bàn huyện cịn có nhà tạm bợ, nhà lá, cột tre. Ở đây, chúng tơi xếp những hộ có nhà tạm bợ và những hộ khơng có nhà thành nhóm khơng có nhà ở. Theo sự phân chia như thế, số hộ khơng có nhà ở tại thời điểm nghiên cứu chiếm 27,8%. Tuy số hộ có nhà ở chiếm 72,2%, song trên thực tế nhà ở của họ chưa phải là kiên cố (thường là nhà cấp 4) nên có giá trị nhà ở của họ cũng rất thấp, bình quân khoảng từ 12 tới 15 triệu đồng đối với một căn. Với tỷ lệ số hộ nghèo khơng có nhà ở như vậy phần nào đã phản ánh khá rõ thực tế tại

địa bàn cư trú và khẳng định sự nghèo khổ của họ.

Bảng 2.16: Tình trạng nhà ở của người dân huyện Tân Phú (%)

Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu chung

Có 59 64,5 67,4 71,7 90 72,8

Khơng 41 35,5 32,6 28,3 10 27,2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

- Vốn vay

Ngoài việc vay vốn từ các ngân hàng với lãi suất ưu đãi, người nghèo còn được các tổ chức mặt trận, đoàn thể địa phương hỗ trợ và giúp đỡ, thông qua hoạt động như: người nghèo được vay vốn đã được đóng góp của các thành viên trong tổ chức như hội phụ nữ, hội nông dân...thực tế tại địa bàn khảo sát, chúng tôi nhận thấy các hộ dân thường lập ra nhóm, người trưởng nhóm đứng ra vay từ các ngân hàng và có nhiệm vụ thu tiền nộp lãi cho ngân hàng hay trả vốn đến ngày đáo hạn.

Ngồi ra, nhóm cịn hỗ trợ cho nhau thơng qua hình thứ góp vốn hỗ trợ cho từng người...mặc dù, số tiền mà người nghèo được vay từ các tổ chức, mặt trận, đồn thể khơng cao, nhưng qua đó đã làm cho tâm lý của họ ổn định hơn trong đời sống hàng ngày, vấn đề này có thể họ nhận thức rằng xung quanh họ cịn có sự quan tâm của xã hội, bà con láng giềng. Chính điều này là động lực giúp họ vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, vấn đề vay vốn ngân hàng không phải lúc nào cũng thuận lợi mặc dù được chính quyền địa phương quan tâm. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, số hộ được vay vốn từ 5.000.000 đồng trở lên chỉ chiếm 20,9%, trong khi hộ không được vay hoặc được vay dưới 5.000.000 đồng chiếm 79,1%. Nguyên nhân họ không được vay vốn là: khơng có tài sản thế chấp, khơng có thơng tin để đi vay và cách thức vay.

Bảng 2.17: Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức phân theo nhóm chi tiêu (%) Nghèo Khá nghèo Trung bình Khá Giàu chung Có vay Có 11,7 18,0 24,3 27,3 27,9 20,9 Không 88,3 85,0 75,7 72,7 72,1 79,1 Đánh giá về khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức dễ 13,3 18,9 18,1 35,8 36,3 24,48 Khơng khó 31,9 26,1 30,8 39,5 26,4 30,94 rất khó 21,4 17,3 6,8 9,8 16,3 14,32 Không biết 19,5 17,5 32,4 18,6 14,3 20,46 Hưởng từ các tổ chức khác Không 81,7 83,5 80,6 75,7 86,4 81,54 có 18,3 16,5 19,4 24,3 13,6 18,46

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tại huyện Tân Phú năm 2009

Qua bảng (2.17) cho thấy, số hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng khó khăn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w