Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại một số địa phương

phương trên cả nước

- Huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam:

Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với mục đích chính là đánh giá tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai từ năm 2004 đến 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng số đơn thư khiếu nại trong giai đoạn 2004-2014 trên địa bàn huyện là 359 đơn, trong đó khiếu nại là 192 đơn (chiếm 53,5%), tranh chấp đất đai là 83 đơn (chiếm 23,1%), tố cáo là 3 đơn (chiếm 0,8%), các loại khác (đơn kiến nghị, đơn xin cứu xét, đơn xin giải quyết đất ở, đơn kêu cứu) là 81 đơn (chiếm 22,6%). Số đơn thư có xu hướng tăng lên trong 5 năm gần đây, đặc biệt là năm 2014 do có dự án mở rộng quốc lộ 1A. Công tác giải quyết đơn thư ở cấp xã và cấp huyện thực hiện khá tốt với tỷ lệ hòa giải và giải quyết thành công là 83,9% (cấp xã) và 99,6% (cấp huyện). Dựa trên kết quả nghiên cứu, đã đề xuất một số đề nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai tại huyện Thăng Bình trong thời gian tới.

- Huyện An Phú, tỉnh An Giang:

An Phú là huyện biên giới của tỉnh. Từ ngày 1-7-2014 đến nay, UBND huyện đã giải quyết theo thẩm quyền 22 đơn khiếu nại về đất đai, trong đó 4 đơn yêu cầu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, 18 đơn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Theo đó, UBND huyện phát 3 phiếu trả đơn khiếu nại, người dân rút 6 đơn, ban hành 13 quyết định giải quyết. Đối với tranh chấp đất đai có 12 đơn, UBND huyện phát 3 phiếu trả đơn tranh chấp, người dân rút 3 đơn, UBND huyện ban hành 5 quyết định giải quyết tranh chấp; xếp hồ sơ 1 đơn tranh chấp, do mời 2 lần để giải quyết nhưng đương sự vắng mặt.

Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú Nguyễn Ngọc Huynh cho rằng: Điều 203 (Luật Đất đai 2013) quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp, mở

rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Từ đó, người dân có quyền lựa chọn cơ quan giải quyết (tòa án hoặc UBND huyện). Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến nay, người dân phát sinh tranh chấp sau khi xã hòa giải khơng thành thì tiếp tục nộp đơn đến tịa án để yêu cầu giải quyết, nên lượng đơn do UBND huyện thụ lý giảm nhiều so với trước. Mặt khác, do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, làm tốt công tác tiếp nhận và phân loại đơn nên người dân nhận thức được và chấp hành tốt quy định pháp luật về đất đai, từ đó giảm số vụ khiếu kiện, tranh chấp. Trong thực hiện các dự án, huyện An Phú làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai để dân hiểu rõ về ý nghĩa từng dự án nên nhận được sự đồng thuận cao.

- Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh:

Từ năm 2013– 2015 Huyện Hoành Bồ nhận được 117 đơn thư về lĩnh vực tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong đó tranh chấp là 57 vụ chiếm 48,7% , Khiếu nại là 36 vụ chiếm 30,8 %, Tố cáo là 24 chiếm 20,5%. Số vụ tồn đọng về tranh chấp là 2 vụ, khiếu nại là 2 vụ, tố cáo đều giải quyết thành công không để tồn đọng. Trong giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn Huyện vẫn xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp, (Nông Vũ Thoan, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)