Kết quả phỏng vấn nguyên nhân tố cáo về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 70 - 85)

Bảng 3.1 :Thống kê dân số các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.14 Kết quả phỏng vấn nguyên nhân tố cáo về đất đai

STT Nội dung tố cáo Số

phiếu

Tỷ lệ

(%) Nguyên nhân tố cáo

1 Cán bộ vi phạm 0 0 2 Sử dụng sai mục đích 3 100,0 Do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất 3 Hủy hoại đất 0 0 4 Lấn chiếm đất công 0 0 Tổng số phiếu 3 100

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn)

Từ bảng 3.14 Kết quả giải phỏng vấn nguyên nhân tố cáo đất đai giai đoạn 2016 - 2018 tại các xã phía tây, thành phố Thái Nguyên. Qua phỏng vấn người dân cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tố cáo về đất đai là sử dụng sai mục đích, nguyên nhân do một số hộ gia đình tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chủ yếu các hộ gia đình cá nhân này chuyển từ đất lúa sang đất nhà ở dọc theo các trục đường chính khi chưa được phép hoặc báo cáo với cơ quan có thẩm quyền.

3.4. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn các xã

phía tây thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới

3.4.1. Thuận lợi, khó khăn

3.4.1.1. Thuận lợi

Các cấp, ngành đã phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh đã được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp với tổ chức đoàn thể kịp thời tuyên truyền, vận động công dân, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở, hạn chế đơn thư khiếu kiện vượt cấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo với người đứng đầu cơ quan, đơn vị được tăng cường.

3.4.1.2. Khó khăn

Việc thực hiện tiếp cơng dân định kỳ của người đứng đầu một số đơn vị chưa đầy đủ theo quy định.

Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có việc cịn chưa kịp thời. Cịn chưa thực sự chú trọng đến công tác đối thoại của người đứng đầu chính quyền với cơng dân.

Hầu hết cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại chủ yếu là kiêm nhiệm; khiếu nại về đất đai chủ yếu nảy sinh ở cấp huyện, xã nhưng cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết ở cấp này lại không tương ứng.

Chủ tịch UBND các cấp là người chủ trì, chịu trách nhiệm chính về quyết định giải quyết khiếu nại nhưng lại phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau của địa phương nên khó có điều kiện chuyên tâm về việc này. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giải quyết khiếu nại chậm, thiếu

dứt điểm, chất lượng thấp, dẫn đến tình trạng khiếu kiện lại hoặc khiếu kiện vượt cấp.

Nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng việc tổ chức thi hành quyết định không nghiêm. Cơ quan ra quyết định thiếu kiểm tra, đôn đốc kịp thời để giải quyết dứt điểm. Một số vụ việc khơng có tính khả thi trong tổ chức thi hành dẫn tới phát sinh những khiếu kiện mới phức tạp hơn.

Sự bất cập của hệ thống chính sách pháp luật về đất đai. Hệ thống pháp luật đất đai trong thời gian dài đã tránh né việc giải quyết một số quan hệ về đất đai, dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.

Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước, nhấn mạnh việc tạo vốn từ quỹ đất mà chưa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của người sử dụng đất, đặc biệt là trong việc định giá đất bồi thường, xử lý mối tương quan giữa giá đất thu hồi với giá đất tái định cư (thu hồi theo giá Nhà nước quy định quá thấp, giao đất tái định cư lại theo giá gần sát giá thị trường).

Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai. Việc áp dụng pháp luật về đất đai của các địa phương còn nhiều bất cập, nhất là trong việc thu hồi đất.

Sự thiếu gương mẫu, sa sút về phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức; sự thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân. Một số cán bộ vì lợi ích kinh tế, tranh thủ trong thời gian đương chức đã cố tình vi phạm chính sách pháp luật đất đai để trục lợi.

3.4.2. Giải pháp

3.4.2.1. Tập trung xử lý số đơn thư tồn đọng

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thơng báo số 89/TB-VPCP ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Văn phịng Chính phủ và Kế hoạch số 319/KH-TTCP ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thanh tra Chính phủ về rà soát các vụ việc khiếu nại, tranh chấp đất đai tồn đọng, bức xúc, kéo dài, các cơ quan giải quyết khiếu nại về đất đai cần:

Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, kể cả khiếu nại về bản án, đề nghị Toà án giải quyết dứt điểm theo quy định.

Những đơn thư đã được các cơ quan hành chính hoặc tòa án giải quyết đúng pháp luật và đã vận dụng pháp luật phù hợp với thực tế mà người khiếu nại vẫn khơng đồng ý thì tổ chức đối thoại để thuyết phục người khiếu nại chấp hành. Trường hợp người khiếu nại vẫn cố tình khơng chấp hành và có hành động kích động, gây rối thì cần áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

3.4.2.2. Hạn chế phát sinh đơn thư mới

Hạn chế phát sinh đơn thư mới phải được đặt thành một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý đất đai. Nhiệm vụ này có liên quan chặt chẽ đến việc tổ chức thi hành và chấp hành pháp luật đất đai.

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng đất đai, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm; tập trung kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh vào các công việc sau:

- Việc thực hiện các quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án;

- Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Việc sử dụng đất của các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;

- Việc thi hành chế độ công vụ của cán bộ, công chức, nhất là những người có thẩm quyền và trách nhiệm trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

3.4.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử

Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố bảo đảm thắng lợi trong mọi lĩnh vực công tác. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đang là khâu yếu, bức xúc, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt và có hiệu quả của các cấp uỷ đảng.

Tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm pháp luật về đất đai và pháp luật về khiếu nại, tố cáo được thi hành nghiêm chỉnh.

3.4.2.4. Đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch trong quản lý đất đai

Đẩy mạnh việc quy định công khai, minh bạch trong việc thực hiện dự án, chế độ chính sách, trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường, tái định cư, giải quyết việc làm cho người lao động.

Kiên quyết thu hồi đất đã giao, đã cho thuê không đúng đối tượng, không sử dụng đúng thời gian quy định hoặc sử dụng khơng có hiệu quả, sử dụng sai mục đích.

Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; đồng thời chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những tồn tại, yếu kém trong quản lý sử dụng đất đai ở các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại ngay từ cơ sở.

3.4.2.5. Tăng cường tiếp công dân và đối thoại trong giải quyết tranh chấp,

Kiện toàn tổ chức, cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, nhất là Trưởng ban tiếp công dân cấp thành phố và cán bộ chuyên trách làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế đối thoại của Bí thư cấp ủy với nhân dân.

Tăng cường chỉ đạo thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân.

Cấp trưởng không đùn đẩy cho cấp phó tiếp nhận và phân loại đơn, giải quyết khiếu nại mà đích thân phải giải quyết, tổ chức đối thoại theo quy định. Đối thoại là phương thức thể hiện tính cơng khai, dân chủ trong giải quyết khiếu nại và là một trong những biểu hiện của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên nền tảng của việc đề cao pháp luật và tăng cường pháp chế.

3.4.2.6. Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền giáo dục pháp luật

Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, tranh chấp, khiếu nại, tố tụng hành chính, đất đai, bồi thường nhà nước phải được đảm bảo nghiêm túc, thường xuyên. Trong đó đối với Luật Đất đai cần tập trung vào các nội dung về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, quy trình giải quyết tranh chấp.

Đội ngũ cán bộ tập huấn cần được tuyển chọn đúng năng lực và đào tạo kỹ năng tập huấn chuyên sâu từ Thanh tra Thành Phố, Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Mơi trường.

Đa dạng hóa các hình thức tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các kịch bản phát thanh, truyền hình, hỏi đáp, hái hoa dân chủ…

3.4.2.7. Thành lập các Tổ công tác hỗ trợ về nghiệp vụ, trực tiếp tư vấn

Thành lập các Tổ cơng tác giúp cho các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên nắm tình hình hoạt động giải quyết của địa phương, đơn vị.

Tháo gỡ những khó khăn trong nhận thức, trong trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cụ thể.

Hỗ trợ đối với các dự án đất đai đang triển khai, thực hiện tại các địa phương. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, qua đó học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác thực tiễn để nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả cơng tác.

3.4.2.8. Nhanh chóng xây dựng hệ thống dữ liệu tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Xây dựng, trang bị các phần mềm quản lý dữ liệu giải quyết tranh chấp, khiếu nại đất đai tại các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên để đảm bảo tính thơng tin liên tục và phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết.

3.4.2.9. Tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh tra

Các cơ quan Thanh tra về Tài nguyên và Môi trường cần tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường tại Thái Nguyên nhằm phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá cơng tác giải Quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp về đất đai trên địa bàn các xã phía Tây thành phố Thái Nguyên, tơi có một số kết luận như sau:

Về cơng tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai các xã phía tây thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2016 - 2018 có tất cả 98 đơn thư. Trong đó tranh chấp là 64 vụ chiếm 65,30%, khiếu nại là 29 vụ chiếm 29,59%, tố cáo là 5 vụ chiếm 5,1%.

Số vụ tồn đọng trung bình mỗi năm là rất thấp, chưa tới 1%. Nguyên nhân tồn đọng: đơn thư nhận vào dịp cuối năm không kịp thời hạn giải quyết và một số vụ việc phức tạp liên quan tới nhiều người, nhiều đối tượng nên cần nhiều thời gian để thẩm tra xác minh.

- Kết quả từ điều tra phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo:

+ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai do lấn chiếm ngõ đi lại, vỉa hè chiếm 48,0%, do mua bán chiếm 32,0%, khơng có vụ nào do quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nguyên nhân khác chiếm 20,0%

+ Nguyên nhân dẫn tới khiếu nại về đất đai liên quan tới công tác bồi thường GPMB chiếm 75,0%, do công tác cấp giấy chứng nhận chiếm 25,0%%, nguyên nhân khác 0%.

+ Nguyên nhân dẫn tới tố cáo về đất đai do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là 3 vụ.

Những đơn thư vụ việc tồn đọng đều được phịng tài ngun và mơi trường, Sở tài nguyên và Môi trường giải quyết dứt điểm trong những tháng tiếp theo.

2. Kiến nghị

- Đối với các vụ việc tồn đọng qua các năm cần được theo dõi kết quả giải quyết.

- Đối với các vụ việc liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thì chính quyền địa phương và nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, giải quyết các thắc mắc của người dân kịp thời, công khai minh bạch trong việc tiến hành bồi thường để nhân dân tin tưởng tránh phát sinh khiếu nại khơng đáng có.

- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kiến thức pháp luật cho các cán bộ chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ.

- Đề nghị UBND tỉnh cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện khi có luật, pháp lệnh mới ban hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2008), Thơng báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới.

2. Chính phủ (2012), Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.

3. Chính phủ (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo.

4. Luật Đất đai 2013, Nxb Lao Động. 5. Luật Khiếu nại 2011, Nxb Lao Động. 6. Luật Tố cáo 2011, Nxb Lao Động.

7. Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính Phủ về xử

phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, Nxb chính trị Hà Nội.

8. Nghị quyết 51/2018/NQ-CP ngày 10/05/2018 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Thái Nguyên.

9. Nông Vũ Thoan (2016), Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu

nại, tố cáo về đất đai tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2015, Luận văn thạc sĩ ngành quản lý đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

10. Thanh tra Chính phủ (2001), Thông tư số 07/2011/TT- TTCP ngày 28/07/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp cơng dân.

11. Thanh tra Chính phủ (2010), Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/08/2010 Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.

12. Thanh tra Chính phủ (2018), Báo cáo tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2017.

13. Trang tài liệu trực tuyến: http://vanban.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)