KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 35 - 39)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các xã phía tây thành phố Thái Nguyên dụng đất đai tại các xã phía tây thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Các xã phía Tây có tổng diện tích tự nhiên là 305,77 ha. Địa giới hành chính của các xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:

- Phía Đơng giáp Tân Cương, Tân Thịnh, Thịnh Đán; - Phía Đơng Nam giáp phường Tân Thịnh;

- Phía Nam giáp Thị xã Phổ Yên;

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương, Đại Từ;

- Phía Nam giáp phường Tân Long, phường Quán Triều.

3.1.1.2. Địa hình

Các xã phía Tây có địa hình dạng đồi núi, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn.

- Cao độ nền xây dựng từ 26m đến 27m. - Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20m đến 21m. - Cao độ cao nhất từ 50m đến 60m.

Do địa hình đặc thù nên khi tính tốn san nền để lập quy hoạch cần nghiên cứu tới yếu tố này.

3.1.1.3. Khí hậu

Các xã phía Tây thành phố Thái Ngun có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Khí hậu được chia làm bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đơng nên mang tính chất khí hậu chung của khí hậu miền Bắc nước ta.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 360C,nhiệt độ thấp tuyệt đối là 20C.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.593 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).

- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 2.007 mm/năm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độ ẩm khơng khí: Trung bình đạt khoảng 81%. Độ ẩm khơng khí nhìn chung khơng ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch độ ẩm khơng khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 18%.

- Gió, bão: Các xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão vì nằm xa biển. Theo tài liệu thống kê chỉ có một cơn bão ngày 02/07/1964 là đổ bộ qua thành phố Thái Nguyên với sức gió tới cấp 9, có lúc giật tới cấp 10.

Tóm lại: Các xã phía Tây có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lượng mưa khá phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, cần cải tạo hệ thống thủy lợi để tránh úng ngập khi có mưa lớn.

3.1.1.4. Thủy văn

Nằm trong hệ thống thủy văn của thành phố Thái Nguyên, bên cạnh sông Cầu, trên địa bàn các xã cịn có hệ thống các sơng, suối nằm dọc ranh giới hành chính của xã. Mặt khác, cịn có hệ thống kênh thủy lợi phục vụ việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nơng nghiệp của các xã.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất đai của các xã là 305,77 ha. Căn cứ vào tài liệu địa chất cơng trình xây dựng như: Các cơng trình trong khu trung tâm hành chính, chính trị có thể cho thấy địa chất cơng trình khu vực các xã tương đối phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các cơng trình nhà cao tầng, các cơng trình cơng nghiệp và cầu cống.

b. Tài nguyên nước

Nguồn nước cung cấp cho sản xuất, cũng như trong sinh hoạt trên địa bàn phường và thành phố đều do con sông Cơng có diện tích lưu vực F = 951km2 có độ dốc bình quân i = 1,03%, chiều dài L = 96 km. Sông Công chảy qua hồ núi Cốc, tạo điều kiện điều tiết nước cho khu vực dưới hạ lưu.

Nước ngầm xuất hiện nằm sâu ở các khu đồi từ 23 m đến 25m.

Về thuỷ văn khi thi cơng các cơng trình vào mùa mưa cần chú ý tới việc tưới tiêu nước để đảm bảo khơ móng, tiến độ thi công

c. Thực trạng môi trường

Cảnh quan: Các xã phía Tây khơng có cảnh quan nào thật sự nổi bật. Hiện tại phường mới bắt đầu thời kỳ đô thị hoá, cơ sở hạ tầng cịn chưa đồng bộ, đường giao thơng nhiều đoạn còn hẹp, các khu dân cư cũ còn nhiều bất cập.

Hệ thống thốt nước thải khơng đồng bộ, vào mùa mưa có nhiều điểm có tình trạng ngập úng cục bộ gây ơ nhiễm.

Khơng khí: Bụi bặm, nguyên nhân chính là phường đang trong quá trình đơ thị hố, khí thải của các phương tiện giao thông, của nhà máy luyện kim Thái Nguyên.

3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế

3.1.2.1 Điều kiện phát triển kinh tế tại xã Phúc Xuân

Trong những năm qua, nhờ các giải pháp đồng bộ, xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên đã từng bước xây dựng thương hiệu chè Phúc Xuân vững chắc, đồng thời đẩy mạnh phát triển chè hữu cơ, an toàn và chất lượng cao, giúp nâng cao giá trị và thu nhập của người trồng chè ở địa phương. Qua đó, khẳng định cây chè tiếp tục sẽ là cây trồng chủ lực ở đây với những định hướng ưu tiên khơi dậy, tiềm năng lợi thế.

Có thể thấy với bản tính cần cù chịu khó và năng động sáng tạo trong lao động sản xuất nhiều người nông dân ở xã Phúc Xuân đã vươn lên làm giàu chính đáng bằng cách nâng cao giá trị cây chè và sản phẩm trà tại địa phương.

Xã Phúc Xuân có 7 làng nghề chè truyền thống; một hợp tác xã sản xuất chè theo tiêu chuẩn UTZ (diện tích 25ha), sản phẩm đã có mặt trên thị trường quốc tế; một tổ hợp tác trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP (diện tích 10ha); tiến tới, xã sẽ hướng các hộ dân sản xuất chè trên địa bàn đều theo hướng hữu cơ bền vững.

Hiện nay, tổng diện tích chè của xã là 330ha được trồng chủ yếu bằng các giống chè cành có năng suất và chất lượng cao, như: LDP1, TRI777, Kim Tuyên. Tổng sản lượng chè bình quân hàng năm đạt gần 5.000 tấn chè tươi/năm, doanh thu ước đạt 94 tỷ đồng/năm.

3.1.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế tại xã Quyết Thắng

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Quyết Thắng đã lãnh đạo thực hiện các chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII đã đề ra như: Thu ngân sách nhà nước bình quân hằng năm vượt 33,4% kế hoạch; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ; nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xã đạt chuẩn nông thôn mới; đặc biệt các dự án lớn được đầu tư vào địa bàn thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước đưa xã phát triển theo hướng văn minh đô thị. Cơng tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có nhiều đổi mới.

Quyết Thắng đang dần được đơ thị hóa, nhiều dự án quy hoạch trung hạn và ngắn hạn đã và đang được thực hiện, trọng điểm là dự án đường Bắc Sơn kéo dài. Trong những năm gần đây, xã Quyết Thắng đã thu hút nhiều dự án lớn vào đầu tư, với hàng loạt các tập đồn kinh tế, các Cơng ty đầu tư trên địa bàn xã như: Công ty TNHH một thành viên điện cơ hóa chất 15, Cơng ty TNHH xây dựng và TM Hữu Huệ, Công ty CP chè Tân Cương Hồng Bình, Chợ Z115,.. đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.

3.1.2.3. Điều kiện phát triển kinh tế tại xã Phúc Trìu

Xã Phúc Trìu được chia thành 10 xóm. Xã có tuyến tỉnh lộ 261 chạy qua và nối tuyến tỉnh lộ 261 tại xã Phúc Xuân. Trên địa bàn xã Phúc Trìu có đập chính Hồ Núi Cốc và có dịng chính của sơng Cầu chạy qua. Tuyến kênh

chính Hồ Núi Cốc cũng đi qua địa bàn xã. Nhân dân trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, làm lúa và chè.

Trên địa bàn xã có một số cơ quan, đơn vị, nhà máy như: Nhà máy Nước sạch Yên Bình, Ban quản lý Rừng phịng hộ và Bảo vệ Mơi trường Hồ Núi Cốc, Công ty cổ phần du lịch Nam Phương Hồ Núi Cốc, Cơ sở tư vấn và điều trị cai nghiện ma túy tỉnh Thái Nguyên, Công Ty cổ phần Thủy điện Núi Cốc, Công ty May Thành Hưng, Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Thái Nguyên và 4 HTX chè. Những công ty, doanh nghiệp kể trên đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của phường.

3.1.3. Điều kiện dân số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại các xã phía tây thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2018 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)