Vai trò của cổ phần hoá trong cải cách doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 31 - 33)

CPH, như đã phân tích, là một phương thức có điểm gần giống như của tư nhân hoá. Tuy nhiên, khác với tư nhân hố, CPH được coi là q trình tư nhân một phần. CPH khơng xố bỏ hồn toàn sở hữu nhà nước.

Xét một cách khái quát, CPH có một số ưu thế nhất định sau đây:

- CPH không làm thay đổi một cách cơ bản kết cấu sở hữu của nền kinh tế. Vì vậy, nền tảng kinh tế của xã hội vẫn có thể khơng thay đổi lớn khi tiến hành cổ phần hoá;

- Hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các DNNN CPH sẽ được tăng lên và từ đó có thể làm nhiều CTCP có sự tham gia của sở hữu nhà nước. CTCP là chủ thể tích cực của nền kinh tế thị trường và sự có mặt đơng đảo các cơng ty này sẽ

có tác động tốt tới nền kinh tế. Do chỉ giảm bớt mức độ sở hữu của nhà nước trong các DNNN CPH mà không loại chúng ra khỏi nền kinh tế nên CPH không làm phát sinh vấn đề việc làm ở mức độ lớn.

Đây chính là yếu tố tích cực của CPH xét ở khía cạnh ổn định xã hội. - CPH có thể mang lại sự gia tăng vốn đầu tư của DNNN thông qua việc huy động từ các cổ đông - các chủ sở hữu mới của DN CPH.

Đối với Việt Nam, do đặc trưng của nền kinh tế, do chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, CPH cần được coi là giải pháp cơ bản của sắp xếp đổi mới DNNN.

Khác với làn sóng tư nhân hố ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu, nơi Nhà nước đang chuyển các DN từ sở hữu chung của xã hội sang sở hữu của cá nhân, CPH DNNN ở Việt Nam nhằm thu hút sự tham gia làm chủ thực sự của người lao động vào DNNN thông qua việc để họ sở hữu một phần vốn trong DNNN, biến họ từ ''người lao động'' thuần tuý thành người lao động ''có sở hữu vốn của DN''.

Giải pháp này đã làm cho DN có thêm những chủ nhân thực sự bên cạnh chủ nhân trừu tượng là Nhà nước. Yếu tố đa sở hữu trong các DN đã làm cho cải cách DNNN trở nên triệt để hơn so với các cuộc cải cách trước đó với tư cách là một giải pháp cải cách kinh tế, CPH DNNN ở nước ta có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa chọn chúng làm giải pháp cơ bản cho việc cải cách DNNN. Đặc biệt, CPH DNNN vẫn bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa của việc phát triển kinh tế thị trường, củng cố được những thành quả của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Xuất phát từ nhận thức này, Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết cải cách DNNN trong đó xác định vai trò chủ đạo của giải pháp cổ phần hoá. Các Nghị quyết của các Đại hội VI, VII, VIII, IX đều khẳng định sự cần thiết phải sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả phát triển DNNN. Đặc biệt, tháng 8 năng 200l, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ ba (Khoá IX) đã ra Nghị quyết về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát

triển DNNN. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ chín (Khố IX) cũng ra Nghị quyết về việc tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả khu vực DNNN. Những nghị quyết này tạo nên tiền đề chính trị vững chắc cho cổ phấn hoá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những vấn đề pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua thực tiễn cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)