Nội dung của pháp luật hiện hành về CPH DNNN hoá tập trung chủ yếu ở Nghị định số 187/2005/NĐ-CP. Được ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định phù hợp với thực tế cuộc sống của các văn bản pháp luật trước đây cũng như thực tiễn CPH sinh động, nội dung của pháp luật hiện hành về CPH có những điểm mới quan trọng sau:
Về đối tượng DN thực hiện CPH: Bổ sung thêm đối tượng là cơng ty nhà
nước có quy mô lớn không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (bao gồm tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước). Mở rộng và khuyến khích hành thức phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn.
Để đảm bảo CPH thực sự có hiệu quả tránh mang tính hình thức, Nghị định quy định mức bán cổ phần lần đầu (huy động thêm hoặc bán bớt) phải dành tối thiểu 20% vốn điều lệ của DN để bán cho các cổ đơng ngồi DN.
Làm lành mạnh hố tình hình tài chính của DN trước khi chuyển sang công ty cổ phần. Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định cụ thể hơn trách nhiệm
của Giám đốc DN CPH đối với xử lý tồn tại tài chính trước và trong quá trình CPH và vai trị của Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN theo hướng: sau khi công bố giá trị DN, tồn bộ tài sản, cơng nợ khơng tính vào giá trị DN phải bàn giao ngay cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN để xử lý thu hồi.
Về phương pháp xác định giá trị DN: Điều 23 Nghị định số
pháp xác định giá trị DN khác nhau như phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Để nâng cao tính chuyên nghiệp và tính minh bạch trong hoạt động định giá, khơng làm thất thốt vốn nhà nước và cũng để đảm bảo tiến độ CPH, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP bỏ cơ chế xác định giá trị DN qua Hội đồng. Việc xác định giá trị DN phải do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện.
Tuy nhiên, đối với DN có quy mô nhỏ, tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 20 tỷ đồng (khoảng 50% số DN CPH) không nhất thiết phải thuê định giá mà do DN tự xác định.
Đối với tài sản là đất do DN sử dụng: để đảm bảo hiệu quả của CPH,
tránh thất thoát vốn Nhà nước qua việc sử dụng đất đai và phù hợp với Luật Đất đai mới ban hành năm 2003, Nghị định mới (Điều 19) quy định cho phép được tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH, tuỳ theo từng trường hợp thuê hay được giao.
Đối tượng bán cổ phần lần đầu: Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định
3 đối tượng mua cổ phần (Điều 26): là nhà đầu tư chiến lược (người sản xuất và thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho DN; người cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm của DN; người gắn bó lợi ích chiến lược lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý). Quyền lựa chọn và mức bán cho từng nhà đầu tư chiến lược là do DN tự quyết định.
Phương thức bán cổ phần lần đầu: Nghị định số 187/2004/NĐ-CP xoá bỏ
cơ chế bán cổ phần theo giá sàn cho người lao động trong DN, toàn bộ cổ phần phát hành lần đầu phải bán theo giá thị trường xác định thông qua đấu giá, với phương thức: Nếu tổng giá trị cổ phần bán ra lớn hơn 10 tỷ đồng phải tổ chức bán đấu giá cổ phần tại trung tâm giao dịch chứng khoán để thu hút các nhà đầu tư. Nếu tổng giá trị cổ phần bán ra từ trên l tỷ đến dưới 10 tỷ đồng có thể đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian. Nếu bán ra dưới l tỷ đồng DN cổ phần tổ chức đấu giá trực tiếp tại DN
Giá bán cổ phần lần đầu: Nghị định số 187/2004/NĐ-CP quy định: về nguyên tắc, giá bán cổ phần lần đầu trên thị trường (bỏ áp dụng theo giá sàn). Tuy nhiên các nhà đầu tư là cổ đông chiến lược và người lao động được mua với giá ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi mà không bắt buộc phải giữ cổ phần ưu đãi trong thời gian 3 năm.
Quản lý phần vốn nhà nước tại công ty CP:
Nghị định 187/2004/NĐ-CP (Điều 34) quy định: Đại diện chủ sở hữu phần
vốn nhà nước tại CTCP được quyền quyết định việc bán tiếp cổ phần thuộc sở hữu Nhà nước tại CTCP thông qua niêm yết, đấu giá theo quy định của Luật DN và Điều lệ công ty (không phải sau 3 năm).