1) Mô tả
220. Huấn luyện tổng quát
nhắm đạt được một mức văn hóa và kiến thức cho phép anh em hội nhập vào thời đại
để giữ một vai trị tích cực trong đó. Việc huấn luyện này cũng được gọi là
“Huấn luyện nhân bản” (x. TTN/71, 61-64).
221. Việc huấn luyện này
bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau và cống hiến những khả năng đa dạng. Nó nhằm đáp ứng các nhu cầu
của việc huấn luyện thường xuyên cũng như huấn luyện khởi đầu.
2) Các mục tiêu
222. Việc huấn luyện tổng quát
đẩy mạnh sự tăng trưởng cá nhân
và cung cấp các phương tiện hiểu biết và phân tích, giúp cho anh em:
* có một cái nhìn phê bình về xã hội và về thế giới; * hiểu biết chính mình, nhận thức và hiểu biết con người,
các giai đoạn phát triển và tâm lý của con người; * giao tiếp trong huynh đệ đoàn,
trong mơi trường văn hố bao quanh; * giao tiếp với những con người
và những nhóm khơng cùng ngơn ngữ; * có một mức độ giáo dục cần thiết
để có thể học một nghề nghiệp chun mơn; * có hiệu năng trong cơng tác Phúc Âm hóa,
trong việc phục vụ huynh đệ đồn và Hội dịng, trong việc dấn thân cải tạo xã hội
theo chiều hướng
cơng lý, hịa bình và tơn trọng các tạo vật.
223. Huấn luyện tổng quát chú tâm vào:
a/ việc học hỏi các Khoa học nhân văn, trong số đó: * Tâm lý học và Tâm lý-xã hội,
để có một sự hiểu biết về mình và kẻ khác, một sự tập luyện tích cực để lắng nghe (x. TTN/71, 35),
một sự nhạy cảm đối với các mối liên hệ giữa người với người (x. TTN/71, 47) và đối với các hiện tượng nhóm; sự khai tâm về Xã hội học (x. TTN/71, 53), về Chính trị, Kinh tế và Sinh thái học
(x. ĐHHV 54).
b/ việc cập nhật hóa các hiểu biết
về văn chương, lịch sử và triết học; việc học và hồn thiện các mơn sinh ngữ (x. ĐHHV 53-61)
c/ việc thực tập về các kỹ thuật truyền thông: cách diễn tả bằng văn viết,
diễn tả bằng lời nói,
diễn tả bằng phương tiện nghe-nhìn (x. ĐHHV 139-141; TTN/71, 72). d/ việc phát triển các tài năng cá nhân,
đặc biệt là khả năng sáng tạo và nghệ thuật, để hướng họ tới việc chiêm niệm và phục vụ kẻ khác (x. ĐHHV 10.19.20).