Đặc điểm phân bố theo không gian

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CHIM ĂN THỊT ĐÊM VÀ TIẾNG SÚNG SĂN TẠI KBTTN ĐAKRÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÂM SINH HỌC (Trang 34 - 37)

4.1 .Đặc điểm phổ âm thanh của loài chim ăn thịt đêm

4.2 Đặc điểm phân bố của Cú mèo(chim ăn thịt đêm) tại KBTTN Đakrông

4.2.2 Đặc điểm phân bố theo không gian

a. Các sinh cảnh chính

Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrơng có 5 kiểu sinh cảnh đặc trƣng:

- Rừng lá rộng thƣờng xanh: xu thế là các loài cây gỗ thuộc họ dầu nhƣ dầu rái, dầu lông, cẩm lai Bà Rịa, gỗ đỏ, giáng hƣơng...

- Rừng lá rộng thƣờng xanh nửa rụng lá: thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô nhƣ bằng lăng (Lagerstoemia calyculata), tùng (Tetrameles

nudiflora), râm (Anogeissus acuminata)…

Rừng kín thƣờng xanh chân núi đá vơi (Evergreen closed forest on foot of limestone): Cấu trúc rừng phức tạp, có 5 tầng:

• Tầng vƣợt tán (A1): Cây cao trên 40 m thuộc các họ Leguminosae hay Combretaceae, Dipterocarpaceae và các loài phổ biến nhƣ: Sấu (Dracontomelum

0 10 20 30 40 50 60 70 20h-22h 22h-0h 0h-2h 2h-4h 4h-5h Thời gian % Tỷ lệ(%)

duperreanum), Thung (Tetrameles nudiflora), Sang (Pometia pinnata), Chò nhai

(Anogeissus acuminata).

• Tầng ƣu thế sinh thái (A2): gồm những cây gỗ cao từ 20 đến 30m thuộc các họ: Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), đậu (Fabaceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Xoan (Meliaceae) và các loài Sao xiêm (Hopea siamensis), Máu chó (Knema sp), Sao (Hopea sp).

• Tầng dƣới tán (A3): gồm những cây cao dƣới 15 m, mọc rải rác thuộc các họ: Bứa (Clusiaceae), Du (Ulmaceae), Na (Annonaceae) cùng với các chi: Lọ nồi (Hydnocarpus sp.), Trôm (Sterculia sp.), Mang (Pterospermum sp.), Dâu da (Baccaurea ramiflora) và các lồi đặc trƣng Ruối ơ rô (Streblus ilicifolius), mạy tèo (Streblus macrophyllus), v.v.

• Tầng bụi (B): gồm những cây bụi, gỗ nhỏ cao dƣới 8 m thuộc các họ: Trúc đào (Apocynaceae), Cà phê (Rubiaceae), Mua (Melastomataceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Ơ rơ (Acanthaceae), v.v.

• Tầng thảm tƣơi (C): gồm các cây thân thảo thấp (dƣới 2 m) thuộc các họ: Araceae, Acanthaceae, Urticaceae, Zingiberaceae, Begoniaceae, Convallariaceae, v.v. Thực vật ngoại tầng gồm dây leo thuộc các họ: Nho (Vitaceae), đậu (Fabaceae), Mồng gà (Connaraceae) và các cây bì sinh, kí sinh thuộc họ Phong lan (Orchidaceae), Tầm gửi (Loranthaceae), họ Ráy (Araceae),v.v.

- Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: đây là kiểu rừng thứ sinh nhân tác của rừng thƣờng xanh và nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hóa học, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ thƣờng gặp là vấp (Mesua sp.), bằng lăng (Lagerstoemia calyculata)… hai loài tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.).

- Rừng tre nứa thuần loài: đây cũng là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nƣơng rẫy rồi bỏ hoang hóa, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển.

b. Phân bố các lồi Cú mèo theo khơng gian.

Hình 4.7: Các điểm nghe tại khu vực điều tra

Loài Cú mèo thƣờng sinh sống trong các sinh cảnh: Rừng lá rộng thƣờng xanh, bán thƣờng xanh, rừng hỗn giao rụng lá, rừng thứ sinh, tre nứa . Đề tài bố trí các điểm nghe đƣợc phân bố trên các dạng sinh cảnh chính của KBTTN Đakrơng là rừng lá rộng thƣờng xanh, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng thứ sinh và rừng tre nứa thuần lồi. Phát hiện ít nhất 16 cá thể Cú mèo trong vùng nghe thấy từ các máy ghi âm. Xuất hiện nhiều nhất là ở rừng tre nứa, cũng chính là sinh cảnh mà Cú mèo thƣờng sinh sống.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CHIM ĂN THỊT ĐÊM VÀ TIẾNG SÚNG SĂN TẠI KBTTN ĐAKRÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÂM SINH HỌC (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)