THEO YÊU CẦU XÃ HỘI HĨA HOẠT ĐỘNG CƠNG CHỨNG
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CƠNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG
Từng bước xã hội hóa hoạt động cơng chứng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, được đề cập từ Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp, chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các văn bản này đều nhấn mạnh yêu cầu phải nghiên cứu và xúc tiến việc xã hội hóa hoạt động cơng chứng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:
Hồn thiện chế định cơng chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mơ hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan cơng chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa cơng việc này [25].
Quán triệt chủ trương trên, Luật Công chứng đã tạo ra một bước phát triển mới trong hoạt động công chứng. Các quy định của Luật Công chứng đã phản ánh những thay đổi to lớn về mơ hình tổ chức hoạt động công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa, theo đó các Phịng cơng chứng chuyển sang hoạt động theo chế độ đơn vị sự nghiệp có thu và tự chủ; lần đầu tiên xuất hiện các Văn phịng cơng chứng tư được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Chế định công chứng viên được
đổi mới căn bản, theo đó cơng chứng viên được bổ nhiệm và hành nghề khi đủ điều kiện và bản thân công chứng viên phải chịu trách nhiệm cá nhân mà không bắt buộc công chứng viên phải là công chức hoặc viên chức nhà nước, do vậy đội ngũ cơng chứng viên đã được phát triển nhanh chóng về số lượng. Quan hệ giữa cơng chứng viên và người yêu cầu công chứng được xây dựng theo hướng là những quan hệ dịch vụ bình đẳng. Trình tự, thủ tục cơng chứng minh bạch hóa, đơn giản hóa, phát huy tính chủ động, tích cực của cơng chứng viên trong quá trình tác nghiệp, loại bỏ lối làm việc bàn giấy quan liêu, cửa quyền của cơng chứng viên. Bên cạnh đó, hoạt động chứng thực đã hồn toàn tách khỏi hoạt động công chứng… Với những đổi mới mạnh mẽ như trên, hệ thống cơng chứng khơng cịn mang tính chất là một cơ quan công quyền mà là tổ chức dịch vụ công nhằm phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu công chứng của người dân.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, sau hơn năm năm thi hành Luật Công chứng cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Với mục đích phát triển nhanh chóng đội ngũ cơng chứng viên, Luật Công chứng đã quy định một số đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng đã dẫn đến sự không đồng đều về mặt nghiệp vụ trong đội ngũ công chứng viên và chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa cao. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng các Văn phịng cơng chứng nhưng chưa có mạng lưới quy hoạch đã dẫn đến sự không đồng đều về mặt địa lý, có nơi số lượng các tổ chức hành nghề cơng chứng phát triển q nhanh, thậm chí một quận đã tập trung tới 09 tổ chức hành nghề công chứng (như quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) nhưng có nơi (Điện Biên) cả tỉnh mới có 01 tổ chức hành nghề công chứng là Phịng cơng chứng, tháng 9/2011 Sở Tư pháp mới tiếp nhận một hồ sơ xin thành lập Văn phịng cơng chứng. Sự cạnh tranh không lành mạnh của một số tổ chức hành nghề công chứng do sức ép về lợi nhuận (đặc biệt là đối với các Văn phịng cơng chứng) đã dẫn đến việc một số tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc thu các khoản thù lao công chứng quá
cao gây bức xúc cho người dân… Những yếu tố đó một phần do hạn chế từ các quy định của Luật Công chứng, mặt khác do sự không đồng bộ trong các quy định của các quy định pháp luật có liên quan cộng thêm những yếu tố khách quan do quá trình đổi mới kinh tế, đổi mới xã hội và sự phát triển của pháp luật đã đặt ra địi hỏi phải hồn thiện pháp luật về cơng chứng nói chung và pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, đảm bảo cho việc thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng đạt hiệu quả.