CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG
Từng bước xã hội hóa hoạt động công chứng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, được đề cập từ Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp, chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các văn bản này đều nhấn mạnh yêu cầu phải nghiên cứu và xúc tiến việc xã hội hóa hoạt động công chứng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:
Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này [25].
Quán triệt chủ trương trên, Luật Công chứng đã tạo ra một bước phát triển mới trong hoạt động công chứng. Các quy định của Luật Công chứng đã phản ánh những thay đổi to lớn về mô hình tổ chức hoạt động công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa, theo đó các Phòng công chứng chuyển sang hoạt động theo chế độ đơn vị sự nghiệp có thu và tự chủ; lần đầu tiên xuất hiện các Văn phòng công chứng tư được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Chế định công chứng viên được