đến việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng
Một là, về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của vợ, chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Khi thực hiện việc chứng nhận văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, công chứng viên rất lúng túng trong việc xác định lý do chia tài sản mà vợ chồng đưa ra là một bên vợ hoặc chồng phải "thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng", bởi cho đến nay, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo TS. Nguyễn Văn Cừ trong "Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam", Nhà xuất bản
tư pháp, năm 2008, tr. 227 đến tr. 231 thì vợ, chồng phải bằng tài sản riêng của mình để thực hiện các loại nghĩa vụ sau:
+ Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác từ trước khi kết hơn mà khơng vì nhu cầu đời sống chung của gia đình;
+ Nghĩa vụ trả các khoản nợ mà vợ, chồng đã vay của người khác trong thời kỳ hơn nhân sử dụng vào mục đích riêng, khơng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và lợi ích chung của gia đình;
+ Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nợ phát sinh khi vợ, chồng đã tiến hành khai thác các hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân mà vợ, chồng khơng có thỏa thuận những hoa lợi, lợi tức đó vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi người;
+ Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi vợ, chồng là người quản lý di sản thừa kế mà đã có hành vi thực hiện các giao dịch nhằm tẩu tán, phá tán hoặc làm hư hỏng, mất mát di sản;
+ Các khoản nợ phát sinh khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân vợ, chồng như các khoản chi phí cho con riêng của mình;
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng mà vợ, chồng phải thực hiện đối với các thành viên trong gia đình theo quy định tại Chương V và Chương VII của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000;
+ Nghĩa vụ bồi thường khoản tiền cấp dưỡng mà vợ, chồng là người được giao quản lý nhưng đã làm tiêu tán hoặc sử dụng khơng đúng mục đích;
+ Nghĩa vụ trả các khoản nợ phát sinh dựa trên cơ sở vợ, chồng đã có hành vi tự mình tiến hành các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình (vi phạm khoản 3 Điều 28 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000);
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi trái pháp luật của vợ, chồng.
Do vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình cần bổ sung quy định về những nghĩa vụ dân sự riêng mà vợ chồng cần thực hiện để thuận tiện hơn trong giao dịch dân sự, giải quyết tranh chấp cũng như khi thực hiện việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Hai là, về những lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Khi vợ, chồng tiến hành việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, ngồi hai lý do là "vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng" hoặc " thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng", pháp luật hiện hành chưa có quy định để có thể xác định như thế nào được coi là "lý do chính đáng". Trên thực tế, các cơng chứng viên thường chấp nhận các lý do chia tài sản chung mà vợ, chồng đưa ra nếu lý do đó đó khơng xâm phạm đến thuần phong mỹ tục của dân tộc và không vi phạm điều cấm của pháp luật bằng cách sử dụng phương pháp loại trừ những trường hợp vợ chồng chia tài sản chung nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001. Do vậy, pháp luật hơn nhân và gia đình cần bổ sung quy định về những "lý do chính đáng", hoặc bổ sung tiêu chí để xác định như thế nào được coi là có "lý do chính đáng khác" để vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, bởi đây là một nội dung bắt buộc phải có trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Ba là, về nghĩa vụ tài sản nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Theo quy định tại Điều 29 của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, các Điều 6, 7, 8 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ thì trong thời kỳ hơn nhân, nếu vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể thực
hiện việc chia tài sản chung. Vợ chồng có thể chia một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung mà họ có. Và khi chia tài sản chung, quan hệ vợ chồng của họ vẫn tồn tại trước pháp luật.
Tuy nhiên thực tế cho thấy phần lớn những trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là những trường hợp trong quan hệ giữa vợ chồng họ đã ít nhiều có mâu thuẫn. Sau khi chia tài sản chung, mỗi bên vợ, chồng đều có sự sự độc lập về tài sản, vợ chồng có thể vẫn sống chung nhưng cũng có thể mỗi người sống một nơi. Và trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng khơng thực hiện trách nhiệm đóng góp nhằm bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình có thể sẽ dẫn đến việc phát sinh các tranh chấp về việc chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng khơng có khả năng lao động mà khơng có tài sản để tự ni mình. Do vậy, trong khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 cần bổ sung quy định về một nội dung bắt buộc phải có trong văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là nội dung về nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đóng góp tài sản bảo đảm cho các nhu cầu chung của gia đình. Ngồi ra pháp luật hơn nhân và gia đình cũng cần bổ sung quy định trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được việc bảo đảm các nhu cầu chung của gia đình, thì có thể u cầu Tịa án giải quyết. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên, Tòa án sẽ quyết định mức đóng góp của các bên hoặc quyết định khơng chia toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình.
Bốn là, về thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cần phải được Tịa án cơng nhận hoặc phải được cơng chứng
Trên thực tế, tại thời điểm vợ chồng tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, trừ khi vợ chồng tự nguyện cịn lại rất khó khăn khi xác định vợ chồng có lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán tài sản hoặc trốn
tránh nghĩa vụ về tài sản đối với người khác hay không? Do vậy, nhằm hạn chế tối đa việc vợ, chồng lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đối với người khác cũng như kiểm soát chặt chẽ hơn các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, pháp luật hơn nhân và gia đình cần sửa đổi quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân theo hướng vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng phải được Tòa án công nhận hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 9, 10 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 thì vợ chồng có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã tiến hành việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Và kể từ ngày văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay phần tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng sẽ căn cứ vào thỏa thuận của vợ chồng. Theo Nguyễn Hồng Hải thì:
Quy định này đã trao cho vợ chồng một quyền hạn quá rộng. Việc vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân, đồng thời có quyền khơi phục chế độ tài sản chung mà khơng cần có sự xem xét của Tòa án đã đưa Điều 27 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 trở thành hình thức, chế độ tài sản pháp định không đảm bảo đúng bản chất pháp lý của nhà làm luật đề ra [27].
Việc khôi phục chế độ tài sản chung sau khi vợ chồng đã chia tài sản không chỉ đơn thuần là việc vợ chồng nhập lại những tài sản chung đã chia, bởi sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hơn nhân thì cùng với thời gian, khối tài sản của vợ, chồng sau khi chia có thể vẫn giữ nguyên nhưng rất có thể sẽ biến đổi theo chiều hướng giảm đi (chia tài sản chung để đầu tư kinh doanh nhưng bị thua lỗ) hoặc tăng lên (người vợ được chia ngôi nhà đã dùng tiền cho thuê nhà để mua thêm một chiếc ô tô). Hơn nữa, vợ
chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc tồn bộ tài sản chung thì cũng có thể thỏa thuận khơi phục một phần hoặc tồn bộ tài sản. Do vậy, việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng ở đây cần được hiểu là việc "khôi phục căn cứ pháp lý xác lập tài sản chung của vợ chồng" [23, tr. 249]. Như vậy, việc khôi phục chế độ tài sản chung chính là khơi phục căn cứ pháp lý xác lập tài sản chung được quy định tại Điều 27 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và theo đó, khi thỏa thuận khơi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc được quy định tại Điều 27 phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Do vậy, pháp luật hơn nhân và gia đình cần sửa đổi quy định về việc khôi phục chế độ tài sản chung vợ chồng theo hướng vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng phải được Tịa án cơng nhận hoặc phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
Năm là, về tài sản riêng của vợ, chồng
Khi chung sống hịa thuận, hạnh phúc, vợ chồng thường khơng có sự phân biệt giữa tài sản chung của vợ chồng và tài sản riêng của mỗi bên. Nhưng khi giữa vợ chồng phát sinh mâu thuẫn và cần chia tài sản thì sau khi trải qua một thời gian dài cùng chung sống và sử dụng các tài sản trong gia đình sẽ dẫn đến việc rất khó xác định được một số tài sản sẽ là tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Do vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vợ chồng trong việc chia tài sản chung, khoản 1 Điều 29 (chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân) và khoản 1 Điều 95 (chia tài sản khi ly hơn) của Luật Hơn nhân và gia đình đều cho phép vợ chồng được tự thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Mặt khác, trên cơ sở ý chí tự nguyện của chủ sở hữu, vợ chồng hồn tồn có thể thỏa thuận một tài sản nào đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Điều này phù hợp với các quy định chung của pháp luật và đặc biệt có ý nghĩa trên thực tiễn, nhất là đối với những tài sản có nguồn gốc là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng, nhưng quá trình chung sống và sử dụng đã dần làm mất ranh giới giữa tài sản
chung hay tài sản riêng. Ví dụ như trường hợp người vợ có tài sản riêng trước khi kết hôn là căn hộ chung cư. Sau khi kết hôn, người vợ đã chuyển nhượng căn hộ chung cư đó. Tiền bán nhà được gửi tiết kiệm. Nhưng sau đó người chồng cần vốn kinh doanh nên đã vay của vợ. Việc vay nợ không được lập thành văn bản. Sau nhiều năm kinh doanh, người chồng đã trả được số nợ đó. Người vợ dùng tiền này mua một lô đất và mong muốn làm các thủ tục pháp lý để lơ đất đó là tài sản riêng của người vợ. Ta thấy đây là nhu cầu hoàn tồn chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên lô đất là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, và sẽ thật khó cho người vợ nếu muốn chứng minh đó là tài sản riêng của mình. Do vậy, pháp luật hơn nhân và gia đình cần bổ sung căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng còn bao gồm những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên, và thỏa thuận của vợ chồng về những tài sản là tài sản riêng của một bên phải được lập thành văn bản, phải được Tịa án cơng nhận hoặc được cơng chứng. Ngồi ra, Luật cũng cần quy định cụ thể về nguồn gốc tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân bao gồm những gì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng.
KẾT LUẬN
Công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng tạo căn cứ pháp lý trong việc dịch chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản giữa các chủ thể tham gia giao dịch. Việc nhận thức đúng về vai trị, vị trí của cơng chứng viên, về đặc điểm và giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng nói chung cũng như văn bản công chứng liên quan đến tài sản của vợ, chồng nói riêng là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng được hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia giao dịch cũng như giúp cho việc thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng của Đảng và Nhà nước ta.
Để thực hiện tốt việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng địi hỏi cơng chứng viên ngoài việc am hiểu các quy định của pháp luật dân sự, hơn nhân và gia đình, đất đai, nhà ở, hộ tịch..., am hiểu các quy định chung về cơng chứng cịn địi hỏi cơng chứng viên cần có những kỹ năng nhất định khi hành nghề. Từ việc đưa ra một quy trình chung về cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, đồng thời chỉ ra thực trạng áp dụng, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định đó để từ đó đề ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về cơng chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Mặc dù cơ sở pháp lý cho việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng được quy định trong Luật Công chứng, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, các văn bản hướng dẫn hai đạo luật này và pháp luật có liên quan khác có nhiều điểm mới, tiến bộ nhưng cũng đã bộ lộ những thiếu sót. Thực trạng về thực hiện việc công chứng các văn bản liên quan đến tài
sản của vợ chồng trong thời gian qua đã cho thấy pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng cịn có những điểm bất cập, hạn