Có người nói, người xuất gia đã từ bỏ gia đỉnh, cha mẹ, họ hàng, bè bạn, người thân nên họ khơng cần tình cảm nữa; cũng có người nói, người xuất gia không lấy vợ lấy chồng, khơng có con cái nên căn bản khơng hiểu tí gì về tình cảm. Thực ra tình cảm chỉ mối quan hệ, sự quan tâm giữa người với người và cả người với sự vật, sự việc, bất luận là ai cũng khơng thể khơng có, nếu khơng họ không phải là người nữa.
Phật pháp gọi chúng sinh là “hữu tình”, hữu tình có nghĩa là những lồi chúng sinh có tình thức, có tình cảm. Tình cảm có thể chia thành ba: một là tình thân trong quan hệ gia đình, họ hàng; hai là tình bè bạn, thầy trò, đồng nghiệp; ba là tình yêu thương nam nữ. Người xuất gia chỉ khơng có tình cảm nam nữ, những tình cảm cịn lại đều có hết.
Người xuất gia cũng cần phải quan tâm chăm sóc bố mẹ, nếu người từng có vợ chồng, con cái mới xuất gia cũng cần quan tâm đến họ. Đây tuy cũng là biểu hiện tình cảm nhưng thứ tình cảm đó đã được tịnh hóa, đã trở thành thứ tình cảm thuần khiết, cao thượng, nói
khác đi đó là lịng từ bi. Từ bi hiểu theo một khía cạnh nào đó là tình cảm, nhưng tình cảm ở đây đã thăng hoa!
Tình cảm cũng có thể chia thành tình đồng đạo và tình đời. Tình đời chỉ những mối quan hệ tình cảm của thế gian, quyến luyến bám chặt lấy nhau; tình đồng đạo đạo chỉ tình cảm giữa những người trong đạo, cùng tu tập. Người xuất gia biến tình bạn thành tình thân trong đạo, đôi bên quan tâm đến nhau về những điều nên quan tâm chứ không phải quyến luyến không nỡ dứt. Tu hành giúp tình cảm của mình thăng hoa thành từ bi, từ “hữu tình (có tình cảm) thành “giác hữu tình” (giác ngộ cho chúng sinh có tình cảm).
Bản thân đức Phật cũng có tình cảm, nhưng tình cảm của Phật đã chuyển hóa thành từ bi tâm, tình cảm đó quan tâm đến hết thảy chúng sinh, tình cảm rộng vơ biên u tất cả chúng sinh như bản thân. Trong đó có cả cha mẹ, con cái, vợ, bạn bè...Người có lịng từ bi thì u thương bình đẳng trước mọi đối tượng, nhưng vẫn có sự sai khác về xa gần, người thân với người xa lạ, người trước với người sau. Những người được ngài tiếp độ thường là những người đã gieo duyên trước, sau đó mới độ cho người ít dun hoặc vơ duyên sau.
Sau khi giác ngộ, ngài liền nghĩ đến bạn cùng tu khổ hạnh - năm anh em ông Kiều Trần Như, tiếp theo ngài độ cho thân mẫu là Ma gia phu nhân, sau đó mới độ cho người thân trong họ hàng thế tục như bà ngoại, mẹ kế, con trai...
Từ ví dụ thực tế, có thực là đức Phật Thích Ca, chúng ta thấy rằng từ người xuất gia cho tới Phật, Bồ- tát khơng những sống có tình mà cịn rất hiểu về tình cảm.