QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT – MỸ.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 38 - 45)

Là thành viên của ASEAN, AFTA, APEC, Việt nam hiện là một thị trường đầy tiềm năng của khu vực Châu á chưa được khai thác, với những lợi thế so sánh về nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, về sự ổn định của hệ thống chính trị xã hội cũng như những lợi thế vượt trội tạm thời do ít bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực hiện nay cùng với đường lối kiên trì mở của của chính phủ trong phát triển kinh tế, đang hấp dẫn rất nhiều nước trong quan hệ thương mại đầu tư trên thế giới. Vì lý do này trong tương lai, Việt Nam nằm trong tiêu điểm của Mỹ nhằm mở rộng quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ thương mại, đầu tư nói riêng sẽ không là điều đáng ngạc nhiên.

Trong cả hai thời kỳ trước và sau khi xoá bỏ chính thức lệnh cấm vận đối với Việt Nam (vào ngày 3/2/1994) quan hệ thương mại (cả chính thức lẫn không chính thức) vẫn là chủ yếu trong quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Mỹ.

Cho dù Mỹ đã áp dụng đạo luật cấm vận trên tất cả các lĩnh vực thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng... đối với miền Bắc Việt Nam từ tháng 5 / 1964 và với cả nước Việt Nam thống nhất từ 4/1975, nhưng thông qua những con đường cả trực tiếp . Cần gián tiếp Việt Nam cẫn có những mối quan hệ kinh tế với Mỹ. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương Mại Mỹ, giá trị xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam qua con đường gián tiếp 3 năm cuối thập kỷ 80: năm 1987, 1988 và 1989 lần lượt là 20 triệu USD và 11 triệu USD. Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là quan hệ thương mại một chiều, chỉ có Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam, còn về phía Việt Nam hầu như chưa có hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ. Cho đến năm 1990, Việt Nam mới bắt đầu có những lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ với trị giá khoảng 5000 USD. Mặc dù còn phải chịu mức thuế cao, nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ khi bỏ cấm vận đã tăng lên nhanh chóng, tằng gần 10 lần trong vòng 5 năm từ 50 triệuUSD năm 1994 lên 500 triệu USD năm 1998, 3 năm sau khi tổng thống Bill Clintơn tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Bảng 7: Quan hệ buôn bán Việt Nam – Hoa kỳ ( triệu USD)

1993 1994 1995 1996 1997 1998

Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ

0,00 50,15 193,96 319,07 425,51 500,000

Nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ

6,92 172,22 252,86 161,04 817,23 250,000

Tổng giá trị buôn bán

6,92 222,37 446,82 935,11 1,24274 750,000

Nguồn: VER, tháng 2/1999; Bàng 3tr.17 Standeey Foundation tr 42

Về cơ cấu hàng hoá trong quan hệ thương mại giữa hai nước cho thấy mặc dù cơ cấu hàng hoá nông nghiêp xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng giảm theo thời gian, từ 78% năm 1994 – 1995 xuống còn khoảng 46% trong cùng thời kỳ, những nhìn chung hàng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Chưa ổn định. Trong khi mặt hàng đầu bảng mỗi năm chỉ có 5 loại mặt hàng là tiếp tục cho năm sau, còn năm mặt hàng

khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng nông hải sản, nhưng chỉ mới đạt được vài trăm triệu USD/năm con số đó quả là còn rất nhỏ bé so với tổng giá trị nhập khẩu nông – hải sản của Mỹ khoảng 50 tỷ USD mỗi năm(ND 9/10/1998). Dự kiến đến năm 2005, thị trường Hoa Kỳ sẽ có thể tiêu thụ khoảng 20% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ, Việt Nam là một trong số ít nước mà Hoa Kỳ thưởng nguyên có số dư thương mại, tuy không lớn. Bảng 5 cho thấy liên tục các năm từ 1993 đến năm 1997, năm nào Hoa Kỳ cũng có số dư thương mại với Việt Nam. Riêng năm 1998 bị thiếu hụt vô số nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ sụt xuống do mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm so với các năm trước và do tác động của cuộc khủng hoảng ở khu vực Châu Á, Việt Nam phải hạn chế nhập khẩu.

So với các nước ASEAN khác, mức độ buôn bán của Việt Nam với Hoa Kỳ vẫn còn rất nhỏ bé. Năm 1997, mặc dù Việt Nam đã cố gắng nâng được tổng giá trị ngoại thương với Hoa Kỳ lên 1,2 tỷ USD bảng6, nhưng so với tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN và Hoa Kỳ là 119 tỷ USD, cũng trong năm đó (Diệp, tr.4) thì phần của Việt Nam mới chiếm 1% tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN và Hoa Kỳ. Hiện nay, Mỹ chưa phải là thị trường lớn đối với Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới đạt khoảng 600 triệu USD/năm , các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chủ yếu là hàng tiêu dùng đại chúng như quần áo, giầy dép, cà phê, hải sản... sẽ chiu tác động không lớn khi nền kinh tế Mỹ suy giảm, do mức giảm nhập khẩu của Mỹ đối với loại hàng này không lớn. Bởi vậy, Việt Nam vẫn còn khả năng phát huy tác dụng tích cực của Hiệp định thương mại Việt Mỹ cửa ký kết để mở rộng thị trường trên đất Mỹ. Để thúc đẩy sự phát triển quan hệ thương mại song phương, thiết nghĩ, cần phải biết khai thác các nhân tố tích cực, cũng như phát hiện và hạn chế những vật cản, “cùng nhau tìm ra cơ sở chung nhằm mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Việt Nam vẫn có thể khai thác các yếu tố thuận lợi về nguồn vốn quốc tế kể cả nguồn vốn của Mỹ khi kinh tế Mỹ suy giảm. Cần có chính sách thu hút

vốn đầu tư nước ngoài thích hợp hơn trước tình hình mới để mở rộng đầu tư sản xuất các ngành có lợi thế xuất khẩu, hướng mạnh vào thị trường khu vực và EU.

Mặc dù không thể phủ nhận được một điều là cơ hội thường đi liền với thách thức, về thực chất đây là quan hệ tỷ lệ thuận cơ hội càng lớn thì chắc chắn là thách thức cũng càng lớn và không dễ gì vượt qua, nhưng chắc chắn là với tất cả những gì mà hai nước Việt Nam – Mỹ đã đang và sẽ làm trong xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ thương mại - đầu tư, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng sáng sủa về mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

KẾT LUẬN

Sự phát triển kinh tế Mỹ trong thập niên vừa qua có ưu thế hơn hẳn các nước phát triển khác trên thế giới, với những xu thế phát triển đó, với những điều kiện tiên đề phát triển đã tạo ra được (Kinh tế phát triển cao và ổn định, cơ cấu ngành kinh tế hướng mạnh vào các ngành công nghệ thông tin, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế giữ vị trí thống trị, thất nghiệp thấp, việc làm tăng lạm phát thấp, trình độ tri thức của lực lượng lao động cao...) và những định hướng chiến lược phát triển kinh tế dựa vào tri thức, các ngành đứng đầu thế giới với trình độ công nghệ cao hơn các nước khác... sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho Mỹ duy trì địa vị kinh tế số một thế giới trong những thập niên tới.

Tuy nhiên, theo tính toán của nhiều cơ quan nghiên cứu chiến lược, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, đến cuối thập kỷ 20 hoặc trong thập kỷ 30 tới, Trung Quốc có thể sẽ đuổi kịp và vượt Mỹ về tổng sản phẩm quốc dân, trở thành cường quốc đứng đầu thế giới, đẩy Hoa Kỳ tụt xuống vị trí thứ hai. Đây là một thách thức nghiêm trọng mà Oasinhton đang tìm cách đối phó.

Cũng vào thời điểm đó, Nhật Bản cùng Tây Âu phát triển mạnh mẽ về kinh tế và khoa học kỹ thuật, có khả năng theo sát đuổi kịp và một Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực. Phát triển theo xu thế toàn cầu hoá 3 khu vực liên kết kinh tế lớn nhất thế giới đều hình thành, đi vào hoạt động mạnh mẽ. Thị trường chung Châu Âu mở rộng sang phía Đông nhiều nước ở khu vực này lúc đó có khả năng chuyển sang kinh tế thị trường. ở Châu Mỹ khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được mở rộng dân, khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) hình thành vào năm 2005 được củng cố và phát triển. Ở Đông bán cầu, tổ chức các nước APEC sẽ hoàn thành xây dựng khu vực mậu dịch tự do Châu á - Thái Bình Dương vào năm 2020. Ở jĐông Nam Á, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) gồm 10 nước trong vùng trong đó có Việt Nam, sẽ hình thành vào năm 2003 hoặc có thể sớm hơn. Tất cả những thị trường chung và khu vực mậu dịch tự do đó vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau, tạo nên những lực lượng quan trọng kiềm chế tham

vọng lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Một trật tự kinh tế thế giới được hình thành, đây là sẽ là một trật tự nhiều trung tâm, trong đó Mỹ tuy vẫn là một lực lượng kinh tế mạnh nhưng không còn là lực lượng áp đảo, thao túng, khống chế các nước khác như trong thời gian qua.

Cuộc tấn công 11/9 đã cho thấy những sai lầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chắc chắn ông Bush sẽ phải điều chỉnh lại đường lối ngoại giao của mình nếu vẫn muốn thực hiện những chiến lược toàn cầu mới, xu thế hoà bình, hợp tqác phát triển – xu thế chủ đạo trong thế kỷ 21 diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tiếp tục dâng lên như một cơn lốc đưa các dân tộc trên hành tinh chúng ta tiến sâu vào thế kỷ 21, đi vào thiên niên kỷ thứ ba, trong bước quá độ đi tới một nền văn minh mới, nền văn minh thông tin rực rỡ nhất trong lịch sử loài người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương số 4 (25)

2. Nghiên cứu quốc tế số 39

3. Châu Mỹ ngày nay số 4,5,6 – 2000

số 1,2,3,4 – 2001 4. Ngoại thương số 27, 28, 29, 30 – 1999 số 33, 34, 35, 36 – 1999 5. Những vấn đề kinh tế thế giới số 2 (70) 2001 6. Hoa Kỳ cam kết và mở rộng 7. Hoa Kỳ những chính sách quan trọng 8. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ

9. Thương mại số 19, 22, 18 – 2001

số 17, 18, 19 – 2000

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w