TRIỂN VỌNG KINH TẾ MỸ.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 34 - 36)

Trong khi đa số cho rằng FED đã thành công trong việc “hạ sốt” nền kinh tế Mỹ thì một số nhà phân tích lại cho rằng chính sách thắt chặt tiền tệ của FED làm mất động lực tăng trưởng kinh tế. Theo số này, các thị trường chứng khoán sụt mạnh, nhu cầu đầu tư giảm và thâm hụt thương mại ngày càng lớn... là những dấu hiệu hạ cánh “không hề nhẹ nhàng”. Năm 2000 đánh dấu sự đạt đến đỉnh cao chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Bước vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ đứng trước một số nguy cơ lớn sau: Thứ nhất, bước ngoặt trong chính sách tài khoá của chính quyền mới có thể bất ngờ làm giảm lượng thặng dư ngân sách, kinh tế tăng trưởng chậm khiến chính quyền và Quốc hội phải lựa chọn giữa cắt giảm chi tiêu hay cắt giảm thuế. Thứ hai, mức thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai kỷ lục (4,3% GDP) có thể không duy trì được nếu đà tăng trưởng suy giảm. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ “từ bỏ” đồng đôla Mỹ, tiêu dùng cá nhân và đầu tư doanh nghiệp

do đó sẽ giảm mạnh. Thứ ba, thâm hụt tài chính của khu vực tư nhân đã lên tới 6% GDP. Số nợ của khu vực này đã lên tới mức kỷ lục 150% GDP, nợ của khu vực doanh nghiệp đã vượt tốc độ tăng trưởng khiến cho khu vực này dễ bị tác động mạnh khi nền kinh tế giảm tốc. Một làn sóng phá sản bất ngờ có thể khiến chính phủ phải can thiệp. Cuối cùng những cú sốc từ bên ngoài kiểu như cuộc chiến vùng Trung Đông hay sự ốm yếu của khu vực tài chính ở Châu á đều là các nguy cơ tiềm ẩn.

Một khi nền kinh tế Mỹ thực sự giảm tốc độ tăng trưởng và các nguy cơ trên thực sự xuất hiện thì vai trò của FED sẽ không còn giữ được vị trí độc tôn, chủ đạo, FED có thể “nới lỏng” tuỳ tình hình, song lúc đó chính sách tài khoá mà cụ thể là chính sách kích thích kinh tế bằng chi tiêu chính phủ sẽ đóng vai trò chủ đạo. Như vậy nền kinh tế Mỹ có thể “trở về” thời Reagan của thập kỷ 1980.

Các dự báo của FED, IMF, OECD hay NABE đều cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2001, đạt 3,0 – 3,75% (bảng 4). Tuy nhiên, kết quả tăng trưởng kém cỏi của quý IV khiến một loạt các tổ chức phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2001 xuống mức 1 – 2%. Giờ đây, sự hạ cánh an toàn của nền kinh tế Mỹ không chỉ phụ thuộc vào FED mà còn dựa vào sự phục hồi của EU, Nhật bản và sự ổn định tương đối của các thị trường mới nổi.

Bảng 5. Dự báo kinh tế Mỹ 2001. (%/năm)

Chỉ tiêu FED IMF OECD NABE

GDP 3,25 – 3,75 3,2 3,5 3,2

Lạm phát 2 – 2,5 2,6 - 2,6

Thất nghiệp 4 – 4,25 4,4 - 4,2

Nguồn: Business Week 25/9/2000; 7/8/2000; IMF – WEO, T.10/2000; OECD, T.6/2000.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w