VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ TỚI KHU VỰC.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 36 - 38)

CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

I. VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ MỸ TỚI KHU VỰC. VỰC.

Với tỷ lệ 1/3 GDP toàn cầu, 2/3 khu vực Châu á - Thái Bình Dương, kinh tế Mỹ có vai trò rất to lớn trong khu vực không những về quy mô khổng lồ của nó, mà quan trọng hơn cả là quan hệ mật thiết của nó đến nhiều nền kinh tế trong khu vực. Đồng thời sự suy giảm của nó sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của thế giới và khu vực cũng như quốc gia trong khu vực của Châu á - Thái Bình dương.

Cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ đã từng là thị trường rộng lớn nhất, là chủ đầu tư lớn nhất, là nhà cung cấp ODA lớn nhất, cung cấp kỹ thuật hiện đại nhất. Nó đã góp phần quan trọng vào “sự thần kỳ” của kinh tế Nhận Bản, vào sự cất cánh ngoại mục của 4 con rồng Châu Á, vào sự phát triển được thế giới ngợi ca của 4 con hổ Đông Nam Á.

Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra kỷ nguyên mới. Với chiến lược Châu Á. Thái Bình Dương mới, vai trò chủ đạo trong tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ đã thúc đẩy xu hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá đầu tư trong khu vực, làm cho quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khu vực, không phân biệt chế độ xã hội đã có bước phát triển mới thành công cải cách mở cửa Trung Quốc là một ví dụ điểm hình. Sự phát triển tác động cao của Trung Quốc hai chục năm qua chắc chắn sẽ không có được nếu không có ai mở rộng từng bước quan hệ kinh tế với Mỹ.

Thời gian qua, kinh tế Mỹ đã bị suy giảm. Điều đó đồng nghĩa với thị trường Mỹ bị co hẹp, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô xuất khẩu sang Mỹ của nền kinh tế Đông á.

Bảng 6. Thương mại hai chiều giữa Mỹ với các nền kinh tế Đông á (tỉ USD)

Nhật bản Trung Quốc A – NIEs

X. khẩu N. khẩu Cán cân X.khẩu N.khẩu Cán cân X.khẩu N.khẩu Cán cân 1995 64,3 123.8 (-)59.4 11,8 45.5 (-)33.8 74.2 82.0 (-)7.8 1996 67,6 115.2 (-)47.6 12,0 51.5 (-)39.5 75.8 82.8 (-)7.0 1997 65,7 121.7 (-)56.1 12.9 62.6 (-)49.7 78.3 86.1 (-)7.9 1998 59.9 122.0 (-)64.1 14.2 71.2 (-)56.9 63.3 86.0 (-)22.7 1999 57.5 130.8 (-)73.4 13.1 81.8 (-)68.7 71.0 95.2 (-)24.2 2000 59.3 134.4 (-)75.1 14.7 102.8 (-)88.1 77.6 92.2 (-)14.6

Nguồn: Tokyo Keisai Monthly Statistics, số 4/2001

Biểu trên cho thấy, Mỹ luôn nhập siêu đối với các nước Nhật Bản, Trung

Quốc và NICs. Tỷ lệ nhập siêu ngày càng tăng cũng cho thấy sự phụ thuộc của

các nước này đối với thị trường rộng lớn của Mỹ. Do đó, sự co hẹp thị trường Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các nước trên.

Bên cạnh việc giảm tuyệt đối quy mô xuất khẩu cho thị trường Mỹ co hẹp, các nền kinh tế Đông á còn chịu tác động mạnh do sự giảm giá đồng USD. Đặc biệt vụ khủng bố hôm 11/9 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Mỹ: các thị trường chứng khoán lớn ở Mỹ phải đóng cửa trong một tuần liền, chỉ số chứng khoán liên tục giảm mạnh, đồng USD bị mất giá... Một số chuyên gia cho rằng thời gian tới có thể kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng âm (trước ngày 11/9 kinh tế đã tăng trưởng 0%). Để khắc phục tình trạng trên FED đã thực hiện lần cắt giảm lãi suất thứ 9 của mình với tổng mức cắt giảm lên tới 4%. Hiện nay mức lãi suất dao động từ 2,5% đến 2,8% với cho vay ngắn hạn và dài hạn.

Đồng USD giảm giá đồng nghĩa với sự tăng giá của các đồng tiền ở Đông á. Một khi giá cả nội tệ tăng, sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường thế giới của các nước này sẽ giảm. Khả năng xuất khẩu giảm cùng với xu hướng tăng nhập khẩu sẽ làm xấu đi cán cân thương mại của các nước này. Bảng 5 cho thấy, các nước Đông á đều xuất siêu lớn trong quan hệ thương mại với Mỹ. Xu

ngoại tệ quan trọng thu được từ quan hệ buôn bán với Mỹ. Cần thấy tác động của tình hình thương mại Mỹ đến các nước trong khu vực sẽ khác nhau do cơ

cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước này là khác nhau. Nhật Bản và NIEs

sẽ chịu tác động mạnh hơn do hàng hoá xuất sang Mỹ chủ yếu là các hàng kỹ thuật cao, phục vụ cho việc mở rộng sản xuất, khi kinh tế Mỹ suy giảm thì mặt hàng nhập khẩu này sẽ được giảm đầu tiên. Ngược lại, Trung Quốc chịu tác động ít hơn do hàng hoá xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng tiêu dùng đại chúng, sự suy giảm kinh tế thường không dẫn sự cắt giảm đột ngột mặt hàng này.

Như đã phân tích, dù là kịch bản thoả đáng nhất thì sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thời gian tới là điều hiển nhiên. Để hạn chế tác động tiêu cực của tình huống này, các nước Đông á không có cách nào khác là phải đẩy mạnh cải cách, mở cửa, tăng cường hợp tác khu vực. Bằng cách đó, các nền kinh tế Đông á sẽ hạn chế được mặt tiêu cực do thị trường Mỹ bị co hẹp nhờ mở rộng thị trường của khu vực, mặt khác tăng nhanh được nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang có chiều hướng thuận lợi để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w