Mỹ là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vai trò của ngoại thương trong sự phát triển kinh tế của Mỹ trong thời gian qua đã không ngừng tăng, năm 1997 tỷ trọng của ngoại thương chiếm 30% mức tăng trưởng GDP trong nước. Lương cho công nhân làm việc tại các hãng của Mỹ có liên quan đến xuất khẩu cao hơn từ 15 – 17% so với những người làm việc tại các hãng chỉ giao dịch với thị trường nội địa.
Năm 1998, những nỗ lực của Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ (TPCC) hướng vào việc giảm nhẹ nhưng ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đối với xuất khẩu của Mỹ và cả đối với nền kinh tế của các nước Châu á. Trong năm 1998, Mỹ đã chú ý nhiều đến việc hỗ trợ các công ty Mỹ trong cuộc cạnh tranh giành quyền tham gia vào các dự án quốc tế. Còn Bộ thương mại Mỹ đã tiếp tục cải cách hệ thống xuất khẩu, giảm danh mục hàng hoá và dịch vụ và cả danh sách các nước thuộc diện phải cấp giấy phép. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu đối với các nhà xuất khẩu Mỹ trên thế giới vẫn là các công ty cuả Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật và Anh. Cuộc cạnh tranh gay gắt hơn đã cản trở việc mở rộng hoạt động của các công ty Mỹ trên thị trường quốc tế. Từ năm 1987 đến 1997 tốc độ tăng trưởng của Mỹ là cao nhất so với các nước thuộc nhóm G7.
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình nằm trong giai đoạn 1987 – 1997.
Mỹ 10,3
Canada 8,5
Italia 7,8
Nhật 6,5
Đức 5,8
Mỹ đứng thứ sáu trong khối G7 về tỉ lệ khối lượng cấp tín dụng xuất khẩu trong tổng xuất khẩu hàng hoá. Nếu Nhật đứng ở vị trí thứ nhất với mức 5,6% thì Mỹ chỉ chiếm 1,5%. Các chuyên gia TPCC giải thích vấn đề này rằng tại Mỹ một bộ phận tín dụng xuất khẩu đáng kể được thực hiện thông qua các tổ chức phi chính phủ.
Cuộc khủng hoảng Châu á đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng đối với các công ty Mỹ hiện hoạt động tại thị trường này. Việc phá giá đồng nội tệ tại nhiều nước Châu á làm tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của họ và dẫn đến Mỹ tăng nhập khẩu hàng hoá từ khu vực này. Ví dụ, nếu năm 1997 các nước Indonexia, Hàn Quốc, Malaixia, Philipin và Thái Lan chỉ chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ thì năm 1998 theo đánh giá của TPCC, tỷ trọng này chỉ còn 5%. Các công ty của Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng Châu á là các nhà xuất khẩu thiết bị viễn thông (khối lượng xuất khẩu sang Châu á năm 98 giảm 41%) và các thiết bị điện (xuất khẩu giảm 27%) xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Châu á cũng giảm đáng kể (Hàn Quốc giảm 31% khối lượng nông sản nhập khẩu từ Mỹ năm 1998)
Hướng hoạt động chính của các cơ quan nhà nước Mỹ liên quan đến việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng Châu á. Với mục tiêu này, Bộ thương mại Mỹ đã tỏo chức một loạt các cuộc hội thảo, hội nghị ở các bang để thảo luận về những vấn đề mà các nhà xuất khẩu quan tâm. Uỷ ban điều phối thương mại Mỹ chú ý đến Mêhico và các nước trong khối MERCOSUR (Achentina, Braxin, U rugoay, Paragoay). Tại Mêhico các khu vực kinh tế như năng lượng, vận tải, viễn thông đang tích cực tiến hành tư nhân hoá. Việc này tạo nhiều khả năng cho các nhà xuất khẩu Mỹ, đầu tư có lợi vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này. Với sự hỗ trợ của TPCC, chính phủ hai nước đã ký bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau, xem xét phát triển hợp tác song phương trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.
Các nước thuộc khối MERCOSUR là những thị trường tiêu thụ phát triển nhanh có triển vọng đối với hàng hoá và dịch vụ của Mỹ. TPCC đã đưa ra kế hoạch mở rộng hợp tác với các nước này, Sở thương mại thuộc Bộ thương mại Mỹ đang tiến hành nghiên cứu chi tiết thị trường này và sẽ mở văn phòng tại Braxin, cơ quan điều phối sẽ hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu nhỏ có ý định tham gia hoạt động thương maị tại thị trường này; Bộ thương mại Mỹ đưa ra sáng kiến xem xét lại các quy định hiện hành và tiêu chuẩn hải quan hiện hành của Braxin và Achentina.
Mỹ và các nước EU chiếm một nửa trong nền thương mại thế giới. Việc mở rộng EU sẽ làm tăng tỷ trọng khối này trong nên thương mại thế giới. Thay đổi to lớn trong tình hình kinh tế thị trường này là việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung châu âu từ đầu năm 1999.Nhưng thay đổi này gây trở ngại đáng kể cho hoạt động của các nhà xuất khẩu Mỹ trên thị trường naỳ, làm giảm khả năng cạnh tranh của họ so với các hãng ở Châu âu. Các công ty của Mỹ còn phải thích nghi với những điều kiện hoạt động trên thị trường Châu Âu “mới”, bởi vậy họ cần sự giúp đỡ của Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại. Trong năm 1997 EU chiếm 20% trong hàng xuất khẩu của Mỹ. Các chi nhánh công ty của Mỹ hoạt động tại các nước này trong năm 1995 đã thực hiện mậu dịch hàng hoá và dịch vụ đạt 1200 tỉ USD.
Trong thời gian qua, sự hợp tác thương mại của Mỹ với các nước Châu Phi cận Xahara đã được đẩy mạnh. Năm 1997, Clinton đưa ra sáng kiến “Hợp tác vì sự phát triển kinh tế và cơ hội tại Châu Phi” đã kêu gọi hỗ trợ các nước này khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nước ngoài, giúp các nước này hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới và xoá bỏ các mối quan hệ hợp tác bất bình đẳng với Mỹ.
Cục phát triển quốc tế Mỹ USSAID đã đưa ra chương trình “Chính sách thương mại và đầu tư Châu Phi” (ATRIP – Africa Trade and Invesment Policy) Theo chương trình này, trong năm 1998 các nước Châu phi cận Xahara đã được nhận sự hỗ trợ về kỹ thuật trị giá 4 triệu USD để nhằm tiến hành theo hướng cải
cách tự do hoá ngoại thương, mở rộng xuất khẩu, cải thiện môi trường đầu tư cho khu vực tư nhân. USAID cũng cấp 1 triệu USD cho việc tăng cường trao đổi thông tin giữa các hãng của Mỹ và Châu Phi.
Chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược xuất khẩu của Mỹ sang các khu vực có triển vọng nhất là sự hỗ trợ cho xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ vì các công ty này có tiềm năng lớn để mở rộng ngoại thương và họ rất cần sự hỗ trợ của nhà nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ là hàng công nghiệp, thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hoá chất, máy tính, thực phẩm, và các thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Canada, Mêhico, Anh và Đức. Theo các chuyên gia TPCC hiện nay khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ chưa phát huy đầy đủ. Ví dụ, năm 1992 có 12,6% số công ty công nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ tích cực tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Mỹ cũng chú ý nhiều đến việc hoàn thiện hệ thống tài trợ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ. Tổng khối lượng tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của các cơ quan thuộc Uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ trong năm tài chính 1998 là 2,4 tỉ USD. Kể từ năm 1994, uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ đã xác định 7 hướng tài trợ xuất khẩu chính sau:
- Tự do hoá việc thâm nhập vào các thị trường nước ngoài, giảm hoặc thủ tiêu các hàng rào thương mại.
- Chống lại việc trợ cấp xuất khẩu của nước ngoài.
- Tài trợ vào bảo hiểm cho thương mại và đầu tư của Mỹ.
- Đảm bảo thông tin, tư vấn và các hình thức hỗ trợ khác cho các nhà xuất khẩu Mỹ.
- Nhà nước hỗ trợ và bảo vệ các nhà xuất khẩu.
- Hỗ trợ các công ty Mỹ tham gia vào các nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn ở nước ngoài.
- Hỗ trợ phát triển các thị trường ngoài nước có triển vọng đối với việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Mỹ.
Các chương trình hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động của mọi cơ quan là thành viên của uỷ ban điều phối hỗ trợ thương mại Mỹ, trong đó vị trí chủ đạo là Bộ thương mại. Bộ thương mại đã thảo ra các chương trình theo 3 hướng: tạo điều kiện để các công ty Mỹ thâm nhập thị trường nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ thương mại. Hàng năm Bộ thương mại Mỹ chi 250 triệu USD cho các mục tiêu này.
Bảng 4: Tỷ trọng GDP, xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, dân số một số nước và nhóm nước năm 1998
% trong tổng hợp % tổng xuất khẩu hàng hoá dịch vụ % trong tổng dân số Của các nền KT phát triển Của cả thế giới Của các nền KT phát triển Của cả thế giới Của các nền KT phát triển Của cả thế giới Các nền KT phát triển 28 100 55,4 100 77,9 100 15,6 Trong đó: Nhóm G7 7 80,2 44,4 63,3 49,3 74,5 11,6 37,5 20,8 17,8 13,8 29,5 4,0 Nhật Bản 13,4 7,4 8,3 6,5 13,8 2,2 CHLB Đức 8,1 4,5 11,9 9,3 8,9 1,4 Pháp 6.2 3.4 7.4 5.7 6.3 1.0 Italia 5.6 3.1 6.1 4.8 6.2 1.0 Anh 6.0 3.3 7.2 5.6 6.4 1.0 Canada 3.3 1.8 4.7 3.6 3.3 0.5 Các nước 21 19.8 11.0 36.7 28.6 25.5 4.0
KT phác triển khác Trong đó EU 15 35.9 19.9 51.7 40.3 40.5 6.3 Khu vực đồng ero 11 28 15,5 41.1 32.0 31.4 4.9 NICs Châu á 4 5,7 3.2 12.6 9.3 8.5 1.3
Nguồn: World Economic Outlook, Wash, 1999 trang 128
Theo số liệu thống kê cho thấy, ở thời điểm hiện nay chưa nước nào có khả năng thách thức vai trò số một thế giới của kinh tế Mỹ. Cụ thể, chỉ với 4,6% tổng dân số thế giới Mỹ đã tạo ra 20,8% GDP toàn cầu. Theo chỉ số về GDP chỉ có EU là gần đuổi kịp Mỹ (19,9% so với 20,8%). Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ của EU trên thế giới gần gấp 3 lần Mỹ (40,3% so với 13,8%). Một yếu tố quan trọng góp phần củng cố, tăng cường vị trí tiên phong của nền kinh tế Mỹ, tạo sự hấp dẫn đối với tất cả các nước trên thế giới là: với thị trường nội địa khổng lồ, mức tiêu dùng cao của các tầng lớp dân cư, Mỹ có khả năng tác động mạnh mẽ đến các dòng hàng hoá dịch vụ nhập khẩu kể cả các dòng nhập từ EU.