Nguyễn Thị Bửu (1801-1851)

Một phần của tài liệu 55347-Article Text-159568-1-10-20210330 (Trang 102 - 103)

III. MỘT SỐ PHI TẦN NỘI CUNG 1 Lê Thị Ngọc Bình (1785-1810)

3. Nguyễn Thị Bửu (1801-1851)

Sử sách triều Nguyễn ghi là Nguyễn Khắc Thị Bửu, người lân Tân Khánh, ấp Tân Đồn, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An(2) (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), con ơng Tư khơng Nguyễn Khắc Thiệu(3) và phu nhân Nguyễn

(1) Đại tư mã Ngô Văn Sở (? -1794) người gốc Trảo Nha, huyện Thạch Hà, xứ Nghệ An), ông

nội là Ngô Mãnh là một võ quan, làm Đô thống Phú Xuân dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, sang thời Nguyễn Phúc Thuần, bị ngoại tả Trương Phúc Loan chèn ép, ám hại, ông đem cháu trốn vào vùng Tây Sơn, ở nhờ nhà Bùi công (cha của Bùi Đắc Tuyên), dạy võ cho người con gái của ông này (Bùi Thị Xuân), ngụ tại làng Bình Thạnh, huyện Tuy Phước (nay Quy Nhơn). Nguyễn Huệ biết tài ông, sai Trần Quang Diệu và Đặng Đình Minh đến mời. Ơng ra giúp Tây Sơn, năm 1773, được cử làm Chinh Nam đại tướng quân, cùng Nguyễn Văn Lộc, Lê Văn Hưng đánh chiếm ba phủ Phú n, Diên Khánh, Bình Thuận. Năm 1786, ơng được thăng Đô đốc, theo Nguyễn Huệ ra chiếm Phú Xuân; tháng 01/1787, làm Đại tư mã, tước Ích quốc cơng, theo Vũ Văn Nhậm, Phan Văn Lân ra Thăng Long bắt giết Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau khi Nguyễn Huệ giết Vũ Văn Nhậm, giao cho ơng trấn thủ Bắc Hà. Ơng có cơng dẹp loạn Trần Quang Châu và dư đảng nhà Lê. Năm 1789, sau khi vua Quang Trung đại phá giặc Thanh xâm lược, vẫn giao cho ông trấn thủ Bắc Hà, điều hành việc ngoại giao với nhà Thanh. Năm 1793, vua Cảnh Thịnh phong chức Đại tổng lý, tước Kiến Uy công, theo các tướng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Lê Văn Trung vào Quy Nhơn đẩy lui quân Nguyễn, rồi chiếm lấy thành Hoàng Đế, Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc uất ức mà chết. Ông trở ra trấn thủ Bắc Hà. Năm 1794, vì ơng thuộc phe Thái sư Bùi Đắc Tuyên, nên bị Võ Văn Dũng sai người ra bắt về Phú Xn, bỏ vào cũi dìm sơng chết.

(2) Theo Hoàng tử phả. Đệ nhất quyển, tờ 13a.

(3) Nguyễn Khắc Thiệu (1764-1816) là một cơng thần của vua Gia Long, từng có mặt trong thời

kỳ bơn tẩu ở miền Nam. Tổ tiên gốc huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hóa, dời vào Gia Định, đời đời học nho và làm thuốc. Ơng sớm mồ cơi cha, thờ mẹ một niềm hiếu thảo, 13 tuổi theo học với Võ Trường Toản. Năm Mậu Thân (1788), do thầy tiến cử, ông được bổ vào Thị Thư Viện (cơ quan trông coi văn từ như Hàn Lâm Viện), chuyển sang Nội Thị Thư Viện, rồi Hàn Lâm Viện, thăng tham luận đạo Đông Khẩu. Năm Kỷ Mùi (1799), đi đánh Quy Nhơn, ông phụ trách đốc vận quân tư, binh khí; thăng Tham tri Bộ Cơng. Năm Canh Thân (1800), ông ở lại Gia

Thị Phú. Bà sinh giờ Canh Ngọ ngày 15 tháng Bảy năm Tân Dậu(1) (23/8/1801), được vua Gia Long chọn vào làm Thị nội ở tiềm để Hồng tử Đảm năm 1814. Sau khi lên ngơi năm 1820, vua Minh Mạng phong bà là Cung tần. Đến năm 1831, bị giáng xuống làm Mỹ nhân, năm 1833 được khôi phục lại Cung tần. Năm 1836 được phong làm Thục tần.(2) Bà tính hiếu thảo, đoan trang, nhân từ, dạy con theo lễ giáo phong kiến, nhưng lấy cần kiệm làm gốc, khơng cho đọc các loại sách nhảm nhí. Vì liên can đến án người nhà lấy trộm vàng trong cung, bà bị cách chức Thục tần, năm sau được khởi phục làm Tiệp dư (1837). Đến năm 1849, Miên Thẩm làm nhà vườn riêng ở phía sau phủ gọi là Tiêu Viên, đón mẹ và các em ra ở. Bà mất ngày 17 tháng Tám năm Tân Hợi (12/9/1851), thụy là Đoan Liệt. Miên Thẩm dâng sớ kêu xin, lời lẽ thống thiết, vua Tự Đức cảm động, cấp trả cho bà vị hiệu Thục tần. Bà sinh bảy con, chết non ba người, còn lại một người con trai đầu lòng là Miên Thẩm, ba gái là Vĩnh Trinh, Trinh Thận và Tĩnh Hòa, cả bốn người đều giỏi thơ văn, nổi tiếng danh sĩ đất Thần kinh.

Sau khi mẹ qua đời, Miên Thẩm đã cải tạo ngơi nhà ở của mình trong phủ làm nhà thờ, một gian hai chái, bộ tuồng gỗ kiểu nhà rường, vách xây gạch, cửa bàn khoa, mái lợp ngói liệt; nội thất bài trí ba án thờ, đặc biệt một tủ đựng các mộc bản văn thơ Tùng Thiện Vương (chưa được kiểm tra). Bức hoành đề 淑嬪端烈祠堂 Thục tần

Đoan Liệt từ đường” với lạc khoản “嗣德壬午 Tự Đức Nhâm Ngọ” (1882), bài vị trên

bàn thờ ghi “前朝婕妤嗣德四年八月十一日薨贈淑嬪阮克氏諡端烈神主 Tiền triều

Tiệp dư Tự Đức tứ niên bát nguyệt thập nhất nhật hoăng, tặng Thục tần Nguyễn Khắc thị thụy Đoan Liệt thần chủ”, lại phối thờ bài vị thân phụ và thân mẫu của bà Thục tần.

Một phần của tài liệu 55347-Article Text-159568-1-10-20210330 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)