Lê Thị Ái (1799-1863)

Một phần của tài liệu 55347-Article Text-159568-1-10-20210330 (Trang 103 - 104)

III. MỘT SỐ PHI TẦN NỘI CUNG 1 Lê Thị Ngọc Bình (1785-1810)

4. Lê Thị Ái (1799-1863)

Lê Thị Ái, lúc nhỏ có tên là Cầu. Con gái thứ của Cẩm Y vệ Hiệu úy Lê Tiến Thành,(3) người xã An Triền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bà sinh vào giờ Kỷ

Định, đốc vận lương thực cho quân đội; qua năm Tân Dậu (1801), ông trông coi hai tàu bọc đồng Bằng Phi và Phụng Phi, chở lương gạo từ Quảng Nam vào Quy Nhơn. Năm Gia Long 5 (1806), ông chuyển sang Hữu Tham tri Bộ Công; năm sau, làm Đề điệu trường thi Hương Bắc Thành và Hải Dương. Năm 1808, ông cùng Hữu Tham tri Nguyễn Đức Huyên coi quân và thợ xây dựng Văn Miếu Huế và nhà Quốc Học; năm 1809, coi việc đê chính ở Bắc Thành kiêm cả Thủy sư. Năm 1811, mẹ ốm chết, ông xin về thăm và cư tang. Năm 1813, mãn tang, ông lãnh Hộ tào tại Gia Định, đến mùa đông năm Gia Long 15 (1816), ông bị bệnh chết, được truy tặng hàm Tư khơng.

(1) Theo Hồng tử phả. Đệ nhị quyển, tờ 28a. Nguyễn Phúc tộc thế phả ghi bà sinh ngày 30

tháng 7 năm Tân Dậu (07/9/1801).

(2) Theo Hoàng tử phả. Đệ nhị quyển, tờ 28a.

(3) Ơng Lê Tiến Thành chỉ là “học trị” thời trước, chưa hề làm quan, chức Hiệu úy vệ Cẩm Y

chỉ là hàm vinh phong. Miên Trinh có bài Ngoại đại phụ Lê công di sự (Vĩ Dã hợp tập, Văn, quyển 2, tờ 22b-23b) viết về hành trạng ơng ngoại, tạm dịch phần chính như sau: “Ơng ngoại là người họ Lê ở làng Vân Trình, huyện Phong Điền, ruộng đất của cải chưa bằng kẻ hạng trung, nhưng được tiếng nhân hậu thuận thiện. Ông húy Tiến Thành, cha mất, chú chăm nuôi rất ân cần, ông cũng phụng sự như cha đẻ, làng xóm khen là hiếu thảo. Ơng thủa trẻ thông minh, ham học, đọc sách khơng ngơi. Trước ở ngồi phía nam thơn, cát nổi lên thành hai bãi đối nhau, hình nhọn, dài, vng vắn bằng phẳng, thầy địa nói là tường bút

Mão ngày 20 tháng Mười năm Kỷ Mùi (17/11/1799), tiến cung hầu tiềm để năm 1813 được sung làm Cung nhân, được phong Tài nhân (1820), Mỹ nhân (1824), Tiệp dư (1836), mất vào giờ Mậu Dần ngày 26 tháng Tám năm Quý Hợi (8/10/1863), thọ 65 tuổi thụy là Tĩnh Nhu.(1) Ngồi Miên Trinh, bà cịn có hai hồng nam là Miên Long, Miên Quan và hai hoàng nữ Trang Tĩnh, Nhàn Trinh, trong đó, Miên Long và Nhàn Trinh mất sớm. Bà là người có kiến thức và đức hạnh, tiêu biểu cho phụ nữ thời phong kiến; hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương chị em, họ hàng, khéo nuôi dạy con cháu, khoan dung với kẻ ăn người ở trong nhà.

Mộ bà tọa lạc trên lô đất ký hiệu E.43 rộng 5.600m2, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2km về phía tây nam, nay thuộc địa phận phường Phường Đúc, sát bên đường Bùi Thị Xuân. Nơi đây, năm 1863 an táng bà Lê Tiệp dư, rồi sau khi Miên Trinh mất, thể theo nguyện vọng sinh bình của nhà thơ, gia đình chơn ơng bên cạnh mẹ ngày 20 tháng Chạp năm Thành Thái 9 (12/01/1898). Từ đó đến nay, hai ngơi mộ vẫn được giữ ngun tại chỗ, khơng có sửa chữa gì lớn, và đã được cấp bằng cơng nhận di tích quốc gia cùng phủ thờ. Tẩm mộ bà Tiệp dư gồm hai vịng thành. La thành ngồi, mặt trước dày 0,55m, cao 0,80m, có cổng ra vào, trụ hai bên cổng cao 1,30m, các mặt khác cao 1,55m, dày 0,88m. La thành trong dày 0,60m, cao 1,20m. Bình phong cao 1,40m, rộng 2,50m, dày 0,60m. Trước tẩm, bên góc phải từ ngồi vào có một bi đình, trong dựng tấm bia bằng đá thanh toàn thân cao 1,55m, rộng 0,64m, dày 0,14m. Diềm bia cả bốn bên bằng nhau, đều chạm hình chim phụng. Bia đặt trên đế chân quỳ cao 0,25m, dài 0,94m, rộng 0,55m, trang trí hoa lá cách điệu. Bài văn do chính Tuy Lý Vương soạn, khắc chân phương 21 dòng, 1.266 chữ, thuật lại thân thế, tính tình của mẹ, lời lẽ trang trọng nhưng tình cảm chân thiết. Bia dựng năm Thành Thái 2 (1890).(2)

Một phần của tài liệu 55347-Article Text-159568-1-10-20210330 (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)