Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam

Một phần của tài liệu So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội đức và việt nam (Trang 39 - 40)

Chương III Tính tự lập của giới trẻ Việt Nam

1.Khái quát về truyền thống văn hóa giáo dục của Việt Nam

Theo Lê Ngọc Văn, gia đình Việt Nam truyền thống là hình thái gia đình gắn liền với xã hội nơng thơn – nơng nghiệp. Ở Việt Nam hình thái gia đình đó ít ra cũng chiếm địa vị độc tôn và tồn tại cho đến trước khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây – tức là tiếp xúc với văn minh công nghiệp và đô thị vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 (N. V. Lê 1996, 24).

Đặc điểm đầu tiên của gia đình Việt Nam truyền thống là sự phổ biến của loại hình gia đình hạt nhân. Đây là đơn vị gia đình gắn chặt với một nền nông nghiệp tiểu nông nhỏ lẻ với mức độ sở hữu tư nhân về ruộng đất rất hạn chế. Là một đơn vị sản xuất tự cung tự cấp khép kín, các hộ gia đình vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa làm thủ công nghiệp và buôn bán. Trong sản xuất nông nghiệp, phụ nữ giữ vai trò quan trọng (N. V. Lê 1996, 27).

Sản xuất nơng nghiệp của các hộ gia đình hồn tồn phụ thuộc vào thiên nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm). Mỗi cá nhân trở nên nhỏ yếu và mong manh trước những áp lực của thiên tai, địch họa, bệnh tật. Do đó, người Việt Nam từ lâu đã phải dựa vào sức mạnh của cộng đồng – trước hết là cộng đồng gia đình để tồn tại. Người Việt Nam khơng quen sống một mình. Họ thích sống có gia đình, thành làng xóm rồi sau đó mới đến cơng việc (trong khi người phương Tây chỉ chú trọng quan hệ cơng việc và thích sống độc lập) (N. V. Lê 1996, 29).

Tính chất cộng đồng đặc biệt thể hiện trong đời sống gia đình, chi phối các mối quan hệ trong gia đình cũng như cách người lớn giáo dục thế hệ trẻ. Trong gia đình Việt Nam truyền thống, cá nhân hiếm khi tồn tại với tư cách một con người độc lập. Cá nhân giao tiếp với xã hội thơng qua gia đình, lấy danh nghĩa gia đình. Ví dụ, khi tiếp xúc với một đứa trẻ người ta không quan tâm đứa trẻ đó là ai mà hỏi xem nó là con nhà ai. Ngày từ bé, thế hệ trẻ đã được giáo dục tinh thần phục tùng người lớn – được thể hiện qua rất nhiều câu thành ngữ dân gian:

39

“Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”

“Trứng mà địi khơn hơn vịt” “Khơn con nít béo lợn con”

Đối với một con người, ngay từ khi mới ra đời, mọi sự kiện quan trọng trong chu kì vịng đời đều có sự can thiệp rất lớn từ gia đình và bố mẹ, đặc biệt là chuyện hôn nhân. Hôn nhân – việc quan trọng nhất của một đời người, thường được quyết định bởi bố mẹ (Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy). Điều tra của Viện xã hội về “Quyền quyết định hôn nhân” ở đồng bằng Bắc Bộ vào năm 1983 cho thấy cách đây trên 30 năm, quyền tự quyết của con cái trong hôn nhân vẫn ở mức rất thấp: 35,2% do cha mẹ hai bên quyết định, 12,8% do hai người tự quyết, 18% do cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến con cái, 34% do con cái quyết định có hỏi ý kiến bố mẹ (N. V. Lê 1996, 30–31).

Từ cuối thế kỷ - đầu thế kỷ 20, với quá trình tiếp xúc với phương Tây, xã hội Việt Nam đã biến đổi sâu sắc. Văn hóa giáo dục của gia đình Việt Nam cũng biến đổi rất lớn. Nhưng nhiều quan niệm và giá trị của nó vẫn cịn ảnh hưởng mạnh đến đời sống của các gia đình Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu So sánh tính tự lập của thế hệ trẻ trong xã hội đức và việt nam (Trang 39 - 40)