II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Hạ tầng giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến như sau:
- Quốc lộ 2A nằm phía Nam của huyện, là đường nối liền thành phố Vĩnh Yên với thành phố Việt Trì (tỉnh Vĩnh Phúc), chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 3 km do Trung ương quản lý.
- Quốc lộ 2B nằm ở phía Đơng bắc của huyện nối liền thành phố Vĩnh Yên với khu nghỉ mát Tam Đảo chạy qua địa phận huyện Tam Dương (xã Kim Long) là 10 km do Trung ương quản lý.
- Quốc lộ 2C chạy qua trung tâm huyện lỵ huyện Tam Dương nối từ quốc lộ 2A tại km 36 đến ranh giới tỉnh Tuyên Quang, chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 17 km do trung ương quản lý.
- Đường tỉnh 310 dài 14 km chạy qua các xã An Hoà, Hợp Hoà, Hướng Đạo. - Đường tỉnh 305 dài 12 km: từ Quán Tiên đến cầu Bến Gạo.
- Đường tỉnh 306 dài 12 km: từ Vân Hội, Duy Phiên, An Hoà.
- Đường tỉnh 309 đi từ Hoàng Đan qua An Hoà đi TT Hợp Hoà và điểm cuối là xã Hướng Đạo dài 12,4 km.
- Đường tỉnh 309C đi từ Hoàng Hoa cầu Diện xã Đồng Tĩnh chiều dài 7 km. - Đường tỉnh 309B đi từ Hướng Đạo đi Kim Long chiều dài 7,6 km.
- Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua các xã Kim Long, Hướng Đạo, Đạo Tú, An Hịa và Hồng Đan với chiều dài khoảng 11 km.
- Đường sắt qua địa phận xã Hợp Thịnh với chiểu dài khoảng 2 km.
Ngồi các tuyến trên, tồn huyện cịn có các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thơn được phân bố đều khắp trong tồn huyện.
Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Tam Dương đã cứng hóa được 63,7/66,4 km đường giao thông nông thôn, đạt 95%; 93,6/135 km đường giao thông nội đồng trục xã, đạt 69%; 89,1/95,1 km đường trục thơn xóm, đạt 93%. Riêng năm 2015, từ nguồn kinh phí 37,4 tỷ đồng, Tam Dương đã cứng hóa 15,6/12 km đường. Trong đó: có 6,7 km đường trục thơn, xóm; 7,9 km đường ngõ, xóm; đồng thời duy tu, sửa chữa 3,5 km đường xã, 6,3 km rãnh thoát nước, làm mới 18 cống.
Trong giai đoạn 2016-2020 hệ thống đường huyện được cứng hóa là 57,1 km đạt 80,08% tổng số km đường huyện; đường GTNT trục xã đã cứng hóa 118 km đạt 100%; đường GTNT trục thơn, ngõ xóm đã cứng hóa 103,61 km đạt 56,9% tổng số km đường trục thơn, ngõ xóm. Đường giao thơng nội đồng đã cứng hóa 68,8 km.
23
2.5.2. Hệ thống thủy lợi và cấp thoát nước
Hiện trạng đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 323,33 ha đất thủy lợi, 68 hồ và trên 670 km kênh mương nội đồng (trong đó: trên 73 km kênh xây và 687 km kênh đất). Hệ thống tưới tiêu trên địa bàn nhìn chung ổn định. Kênh mương cứng tưới tiêu ngày càng được mở rộng, các hồ đập được duy tu nâng cấp. Tuy nhiên ở một số vùng núi, việc đảm bảo tưới tiêu cịn gặp nhiều khó khăn.
Để ổn định tưới tiêu cho sản xuất, tăng cơ cấu mùa vụ, và phòng chống lụt bão trong mùa mưa thì cần phải hoạch định cụ thể hệ thống kênh mương. Trong đó ưu tiên kiên cố hố đoạn mương đất, nâng cấp tuyến kênh đã xuống cấp, cần sắp xếp lịch tưới tiêu hợp lý, chú trọng việc dự trữ nước cho mùa khô, thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương…
2.5.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng giáo dục và đào tạo
Cơ sở vật chất trường học được chú trọng, đảm bảo yêu cầu cho công tác giảng dạy; tỷ lệ trường học đạt chuẩn ở các bậc học không ngừng tăng. Các trường học trên địa bàn huyện gồm:
* Cấp Mầm non:
Tồn huyện có 15 trường Mầm non (cơng lập 14 trường, 100% các trường đạt chuẩn Quốc gia, có 03 trường đạt chuẩn Quốc gia mức 2 là NN Đồng Tĩnh, MN Hợp Hòa, MN Vân Hội và tư thục 01 trường); 30 cơ sở độc lập tư thục.
Về phòng học: Tổng số phòng học là 238 phòng. Trong đó: phịng học kiên cố 229 phịng. Hiện tồn huyện cịn thiếu 20 phòng học (MN Đạo Tú: 02 phịng, MN Hồng Hoa: 03 phịng, MN Hồng Lâu: 02 phòng, MN Hợp Hòa: 01 phòng, MN Hướng Đạo: 08 phòng, MN Tam Dương: 04 phòng).
Phịng chức năng: hiện có 37 phịng.
Diện tích đất: Tổng diện tích các trường Mầm non hiện có là 149.114 m2. Bàn ghế học sinh, giáo viên, thiết bị, đồ dụng, đồ chơi đáp ứng đủ nhu cấu học tập, giảng dạy.
* Cấp Tiểu học:
Tồn huyện có 16 trường (trong đó có 14 trường Tiểu học, 100% các trường đạt chuẩn Quốc gia, có 02 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 là TH Kim Long và TH Hợp Hòa B và 02 trường liên cấp TH&THCS)
Về phòng học: Tổng số phòng học văn hóa là 358 phịng. Trong đó: phịng học kiên cố 345 phịng. Hiện cịn thiếu 19 phòng (TH Đạo Tú: 06 phịng, TH Hồng Hoa: 03 phòng, TH Duy Phiên: 04 phòng, TH Hợp Thịnh: 01 phòng, H Vân Hội: 05 phòng).
Phịng chức năng: Hiện có 71 phịng.
Nhà giáo dục thể chất: Có 03 trường có nhà giáo dục thể chất.
24 * Cấp Trung học cơ sở:
Tồn huyện có 14 trường, 100% các trương đều đạt chuẩn Quốc gia. Về phòng học: Tổng số phòng học văn hóa là 194 phịng. Trong đó: phịng học kiên cố 188 phịng. Hiện cịn thiếu 14 phịng văn hóa. Trường THCS Đồng Tĩnh, Hợp Thịnh thiếu phòng học nên phải tổ chức học 2 ca/ngày.
Phịng chức năng: Hiện có 66 phịng.
Nhà giáo dục thể chất: Có 02 trường có nhà giáo dục thể chất.
Diện tích đất: Tổng diện tích đất các trường THCS hiện có là 181.884 m2. * Cấp THPT: Tồn huyện có 02 trường: 01 trường tại thị trấn Hợp Hịa với diện tích 25.123 m2 và 01 trường tại xã Duy Phiên với diện tích 28.117 m2
và 01 trường tại Kim Long với diện tích 10.297 m2. 2.5.4. Thực trạng phát triển y tế
Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân của huyện đã có những thành tựu đáng kể, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Trên địa bàn hiện có 1 bệnh viện đa khoa, 13 trạm y tế với tổng diện tích đất y tế là 10,80 ha. Các cơ sở y tế được đầu tư và hoàn thiện với các trang thiết bị ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại với y học cổ truyền. Công tác an tồn thực phẩm được chú trọng; cơng tác phòng, chống dịch Covid- 19 được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và tích cực, trên địa bàn khơng có dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra.
Đến nay 100% các xã, thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia về y tế xã; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 6,6%. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn 1,42%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Tam Dương đạt khoảng 93%.
2.5.5. Thực trạng phát triển năng lượng
Hệ thống cấp điện toàn huyện do Điện lực Tam Dương quản lý (trực thuộc Điện lực Vĩnh Phúc). Hiện tại đơn vị đang quản lý 121 trạm biến áp (TBA) với 74 trạm bán lẻ, 47 trạm chuyên dùng. Đảm bảo cung cấp điện cho toàn bộ các xã và thị trấn trên địa bàn.
2.5.6. Thực trạng phát triển bưu chính, viễn thơng
Hệ thống hạ tầng bưu chính, viễn thơng được đầu tư đồng bộ, hiện đại nhằm phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Đến nay 100% các xã có điểm bưu điện văn hố, điểm cung cấp dịch vụ internet, phủ sóng điện thoại,... Dịch vụ bưu chính, viễn thơng trên địa bàn khá hồn thiện, đồng bộ và hiện đại, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
25
2.5.7. Thực trạng phát triển cơ sở văn hóa – thể dục thể thao
Trên địa bàn tồn huyện có 12/12 xã đạt nơng thơn mới. Hệ thống thiết chế văn hố của huyện Tam Dương được hồn thiện từ cấp cơ sở với tổng diện tích đất văn hóa là 36,84 ha. Trên địa bàn các xã trong huyện có 143/145 nhà văn hố cấp thơn (Trong đó tổ dân phố Điền Lương của thị trấn Hợp Hồ chưa có nhà văn hố; thơn Vân Sau của xã Vân Hội vẫn dùng chung nhà văn hoá trung tâm xã). Hầu hết các thơn trong xã diện tích nhà văn hố đều đủ theo tiêu chí nơng thơn mới (lớn hơn 500 m2) chỉ còn 7 nhà văn hố (thơn Lồ, thơn Ngịi, thơn Bắc 2, thơn Hóc, thơn Đồi, thơn Chấu xã Hồng Đan và thơn 12 xã Thanh Vân) là chưa đủ diện tích theo tiêu chuẩn nơng thơn mới. Cịn rất nhiều nhà văn hoá chưa được cấp GCN trên địa bàn huyện như thôn Mới thị trấn Hợp Hồ; thơn Ngọc Thạch 2 xã An Hồ; thơn Vân Giữa xã Vân Hội; thôn Giữa, thôn Mai Nham... xã Duy Phiên; 15 thôn xã Hướng Đạo chưa được cấp giấy chứng nhận... Hiện trạng thiết chế thể thao cơ bản đã hoàn thiện từ cấp cơ sở. Đến nay tồn huyện có 18,93 ha đât thể thao. Cơ bản các xã đã có trung tâm văn hóa, thể thao với diện tích từ 3.000-15.000 m2 phục vụ tốt nhu cầu thể dục – thể thao của người dân trên địa bàn.
2.6. Đánh giá chung 2.6.1. Thuận lợi 2.6.1. Thuận lợi
- Trong những năm qua kinh tế huyện có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
- Nguồn lao động trẻ, dồi dào là nguồn lực phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Người lao động dần tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức trong môi trường làm việc công nghiệp.
- Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư, đời sống kinh tế - xã hội của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt, tạo sự tin tưởng trong nhân dân trong huyện vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước;
2.6.2. Khó khăn, hạn chế
- Mặc dù kinh tế đã có những bước phát triển khá song cơng nghiệp vẫn có những thách thức lớn; một số nhà máy chưa phát huy hiệu quả, thiếu đội ngũ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Việc triển khai các dự án đầu tư tại các cụm cơng nghiệp cịn chậm, hiệu quả đầu tư chưa cao.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được quan tâm đầu tư, song cịn nhiều hạn chế. Tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao thì việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng địi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, khơng chỉ gây sức ép về quy mơ diện tích mà cịn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các cơng trình, đặt ra áp lực cho việc quản lý, sử dụng đất.
26
- Các tồn tại khó khăn, nút thắt về giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm của tỉnh và huyện, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông phục vụ phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.
- Thời tiết diễn biến bất thường tác động đến sản xuất nông nghiệp; thiên tai, dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Bệnh Cúm gia cầm. Đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trong huyện.