3.1. Các yếu tố tác động đến văn hoá giao tiếp của sinh viên Cao đẳng
3.1.1. Yếu tố chủ quan
3.1.1.1. Trình độ nhận thức của sinh viên
Thế giới ngày nay đang diễn ra quá trình tồn cầu hố một cách nhanh chóng, sâu rộng, thơng qua mạng internet và các phương tiện truyền thông, các thông tin và sản phẩm văn hoá lan truyền nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ, đến mọi nơi, mọi lúc. Với sự tác động của q trình tồn cầu hố văn hố và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, các bạn sinh viên, lớp người trẻ tuổi, lớp người kế cận sẽ làm chủ đất nước, rất dễ
bị tác động và ảnh hưởng đến nhận thức của mình về những chuẩn mực văn hoá, đặc biệt những chuẩn mực văn hoá giao tiếp. Sinh viên là chủ thể tiếp thu, chiếm lĩnh nền văn hoá và tri thức của nhân loại, sinh viên có thể ý thức được việc làm của mình, làm chủ bản thân trong từng lĩnh vực, chính bản thân sinh viên sẽ phải là người quyết định xem mình lựa chọn, tiếp thu những gì và loại bỏ những gì. Những chuẩn mực văn hố của mỗi dân tộc có sự khác biệt và những đặc trưng riêng, chính vì khơng nhận thức được sự khác biệt đó, nhiều học sinh, sinh viên đã tiếp thu các tư tưởng văn hoá của nước ngồi ồ ạt, khơng có sự chọn lọc, tiếp nhận một cách máy móc, rập khn khơng phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc. Trong giao tiếp, các bạn đã sáng tạo ra một thứ ngơn ngữ kì quặc, tiếng lóng, nói tục, chửi thề, thường xuyên vi phạm các chuẩn mực văn hoá giao tiếp xã hội. Hầu hết sinh viên đều ở cùng độ tuổi, ngang bằng về trình độ học vấn, cho nên sự tiếp thu, chiếm lĩnh kho tàng tri thức và văn hố của nhân loại cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn, các bạn dễ dàng tiếp nhận những cái mới trong đó có cả mặt tiêu cực.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự phát triển như vũ bão của các thiết bị thông tin, các bạn sinh viên có thể trang bị cho mình những điều kiện về vật chất như điện thoại và máy tính, có thể dễ dàng nắm bắt và chiếm lĩnh công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng chúng có hiệu quả để phục vụ cho các nhu cầu của bản thân, phục vụ cho học tập và giảng dạy. Bên cạnh đó, cũng cịn nhiều sinh viên khai thác sử dụng công nghệ thông tin một cách thiếu khoa học, khơng vì mục đích học tập, tu dưỡng mà vì những thói quen giải trí, vì thích khám phá, tị mị, theo phong trào và những mục tiêu khơng lành mạnh gây lãng phí thời gian. Nhiều bạn xem phim, ảnh, văn hoá phẩm một cách tràn lan, thiếu sự kiểm soát dẫn đến bị tiêm nhiễm những thói hư, tật xấu, khơng tu chí học hành, kết quả học tập sa sút, phát sinh nhiều biểu hiện tiêu cực trong lối sống, đạo đức của sinh viên. Một bộ phận sinh viên nhận thức sai, hiểu sai các giá trị sống, nguyên nhân chủ yếu cũng do nhận thức hạn chế của các bạn. Nhận thức đóng vai trị quyết định đến hành động. Nhận thức đúng đắn sẽ là kim chỉ nam cho những hành vi ứng xử có văn hố, và ngược lại nếu nhận thức sai sẽ tác động không nhỏ đến hành động của sinh viên dẫn đến lối ứng xử không phù hợp với lối sống, đạo đức, chuẩn mực văn hoá của dân tộc.
3.1.1.2. Thái độ đối với nghề nghiệp
Thái độ của sinh viên đối với nghề nghiệp là thể hiện quan điểm, nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn, thể hiện sự u thích nghề nghiệp, cơng việc của mình hay khơng, có ý chí phấn đấu rèn luyện hay không. Lựa chọn nghề nghiệp là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp của con người. Khi lựa chọn công việc, các bạn cần dựa vào năng lực và sở thích cá nhân đối với nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Phải có niềm đam mê và
nhiệt huyết với nghề nghiệp thì làm việc mới đạt hiệu quả, mới đạt được mục đích cũng như mong muốn đề ra. Sinh viên có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp của mình có nghĩa là đã xác định đúng mục tiêu, mục đích mà mình hướng tới và đó chính là cơ sở cho sự phấn đấu rèn luyện của các bạn. Việc rèn luyện của sinh viên không những chỉ chú tâm vào lĩnh vực chuyên môn mà quan trọng hơn là phải tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức, lối sống, cách suy nghĩ, hành động để trở thành những con người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại. Ngược lại, nếu các bạn khơng u nghề nghiệp mình đã lựa chọn, có lối suy nghĩ tiêu cực, hoặc có thể học nghề vì những mục đích khác nhau thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả học tập cũng như việc rèn luyện, tu dưỡng của bản thân. Những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ cũng sẽ dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, đi ngược lại với những giá trị, những chuẩn mực chung.
Thái độ đối với nghề nghiệp của sinh viên không phải chỉ ý thức về cơng việc, nghề nghiệp của mình mà cịn là biểu hiện cách ứng xử của sinh viên với các vấn đề trong cuộc sống, với các mối quan hệ xung quanh, biểu hiện cả mức độ nhận thức của sinh viên, cách ứng xử của sinh viên với các vấn đề đó như thế nào. Vì vậy, định hướng và giáo dục thái độ đối với nghề nghiệp cho sinh viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Giáo dục cho sinh viên có nhận thức đúng đắn và có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp, biết yêu quý nghề nghiệp, biết yêu lao động, biết cống hiến khả năng, sức sáng tạo của mình cho cơng việc, cũng là giáo dục để sinh viên biết tôn trọng, yêu quý thầy(cô) và bạn bè, người thân, những người sống xung quanh mình.
3.1.1.3. Kĩ năng sống, giá trị sống
Trong cuộc sống hàng ngày, con người ta phải sử dụng nhiều kĩ năng, có những kĩ năng phức tạp và kĩ năng đơn giản, kĩ năng hành nghề đó là những kĩ năng chỉ đơn thuần là các thao tác cơ học như: kĩ năng vận hành máy móc, kĩ năng đánh máy tính,…Nhưng khi nói đến kĩ năng sống, là nói đến kĩ năng mang các yếu tố tâm lý xã hội, trong đó bao gồm một số các kĩ năng như: kĩ năng nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng suy nghĩ tích cực, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đương đầu, ứng phó với stress, kĩ năng tự bảo vệ, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ,…
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con
người cần có để có cuộc sống an tồn khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày” [21, tr.160]. Kĩ năng sống là những cách hành xử giúp mỗi cá nhân hồ
nhập với bạn bè, thầy cơ, trong gia đình, nhà trường và xã hội, giúp các bạn ứng phó với những thách thức của cuộc sống, hình thành nên những mối quan hệ, phát triển nhân cách và gặt hái sự thành công. Kĩ năng giao tiếp giúp các bạn hiểu được các quy tắc giao tiếp, ứng xử chung, biết đồng cảm, biết cách thuyết phục, biết lắng nghe và chia sẻ, đó là những hành trang quan trọng giúp các bạn thành công trong học tập cũng như trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, giáo dục giá trị sống cũng rất quan trọng và cần thiết đối với các bạn sinh viên. Có nhiều quan niệm khác nhau về giá trị sống: “Giá trị sống là những thứ được cá nhân
nhận thức là rất quan trọng, rất cần thiết, rất có ý nghĩa, ln mong đợi, chúng có khả năng chi phối thái độ, xúc cảm, tình cảm, hành vi của một cá nhân trong cuộc sống hằng ngày”[21,
tr.70]. Xác định giá trị sống giúp các bạn có định hướng đúng về các giá trị mang tính tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu, hiền hay ác, phải hay trái, đúng hay sai, có giá trị hay khơng có giá trị,…từ đó hình thành nên những tiêu chuẩn mà hướng tới. Sự thiếu hụt các giá trị sống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều biểu hiện tiêu cực của học sinh, sinh viên hiện nay như: suy thoái về đạo đức, lối sống, ứng xử thiếu văn hoá, bạo lực học đường. Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên thường có những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng từ những vấn đề trong cuộc sống, dễ có những hành động cực đoan, dễ bị cảm xúc chi phối, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, trầm cảm stress. Nếu các bạn được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, giá trị sống, các bạn sẽ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan, có niềm tin vào bản thân, dũng cảm đối mặt với những vấn đề khó khăn và sẽ tìm ra ngun nhân thất bại để nỗ lực cố gắng khắc phục, mang lại sự thành công. Sự thiếu hụt các kĩ năng sống, giá trị sống và các kĩ năng giao tiếp cơ bản sẽ đưa đến những thất bại cho sinh viên. Sinh viên không xây dựng được các mối quan hệ lâu dài, bền vững, khơng biết tìm kiếm sự giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn, khơng có sự cố gắng, thái độ bi quan, phó mặc dễ dẫn đến thất bại. Như vậy, việc trang bị những kiến thức về kĩ năng sống, giá trị sống trong đó có các kĩ năng về giao tiếp là hết sức quan trọng và cần thiết trong việc giáo dục hình thành con người phát triển toàn diện.