Xét theo các quan hệ giao tiếp của sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 50 - 65)

2.1. Thực trạng văn hoá giao tiếp của sinh viên trường Cao đẳng Sư

2.1.2. Xét theo các quan hệ giao tiếp của sinh viên

2.1.2.1. Giao tiếp giữa Sinh viên - Giảng viên

Quan hệ giao tiếp thầy trò là mối quan hệ cơ bản trong nhà trường, hoạt động dạy học không thể thiếu được sự tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa thầy và trị, có như vậy mới thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đặt ra. Giao tiếp của sinh viên với giảng viên thể hiện qua cung cách ứng xử, nói năng, những thái độ cử chỉ, hành vi giao tiếp trên lớp học hay trong cuộc sống hàng ngày.

+ Chào hỏi

Tục ngữ có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, lời chào rất quan trọng trong quan hệ giao tiếp, chào hỏi là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con người xem có biết ăn nói hay khơng nghĩa là có biết giao tiếp hay khơng: “Vàng thì thử lửa, thử than. Chng kêu thử

tiếng, người ngoan thử lời”. Chào hỏi là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên

đối với việc giáo dục học sinh, sinh viên hướng tới sự phát triển toàn diện về đạo đức, lối sống, nhân cách. Thực thế hiện nay, vấn đề chào hỏi trong quan hệ giao tiếp giữa thầy-trò đang là vấn đề quan tâm của nhiều nhà giáo dục.

Chào hỏi chính là sự dẫn dắt đầu tiên đến với những mối quan hệ của sinh viên, giúp các bạn thành công trong cuộc sống và cũng là thước đo để đánh giá phép lịch sự trong giao tiếp của các bạn. Theo kết quả nghiên cứu, các bạn cũng đã đánh giá cao lời chào, có đến 48% các bạn cho rằng khi giao tiếp, ấn tượng đầu tiên bạn ghi điểm chính là lời chào. Trong học tập và giảng dạy, giữa thầy và trị ln có sự tiếp xúc và giao tiếp với nhau, vì vậy lời chào chính là mở đầu câu chuyện, mở đầu bài học giữa thầy và trò. Đa số sinh viên trong trường có ý thức cao trong việc chào hỏi giảng viên, theo kết quả nghiên

cứu số sinh viên khi được hỏi gặp thầy(cô) giáo trong trường bạn lễ phép chào hỏi, mỉm cười là 96.0%, cịn tuỳ có quen biết hay khơng là 3.6% và 0.3% tìm cách né tránh. Bên cạnh đó vẫn cịn một số sinh viên gặp giảng viên chưa có ý thức tự giác chào hỏi.

Hiện nay, trong nhà trường, vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong quan hệ giao tiếp thầy- trị cũng chính là vấn đề cách chào hỏi, nói năng của sinh viên. Nhiều sinh viên gặp giảng viên làm ngơ và coi như không quen biết gây nên những bức xúc cho các thầy (cơ) hoặc có những sinh viên gặp giảng viên chỉ chào lấy lệ mà thiếu phép lịch sự trong giao tiếp. Để tìm hiểu lí do này, khi được phỏng vấn, bạn Bùi Thi Luyên, sinh viên lớp Sinh III, khoa Tự nhiên cho rằng: “Do một số bạn nghĩ rằng giảng viên đó khơng dạy nên khơng cần chào, một số bạn

do không biết là giảng viên hay không để ý, hoặc biết mà không muốn chào”. Còn bạn Phạm

Thị Tường Vi, sinh viên khoa Xã hội và Nhân văn cho biết: “Em nghĩ thầy trị ở độ tuổi sinh

viên khơng phải là cách xa nhau quá. Thầy(cô) cũng rất thoải mái nhưng ở chừng mực nào đó thơi. Nếu các bạn khơng chào hỏi thì q vơ ý thức, khơng phải là đại đa số. Các thầy(cơ), có thể chỉ quan tâm đến vấn đề ở trên lớp, khi ra ngoài cuộc sống sẽ không để ý nhưng chỉ một số bạn sinh viên khơng có nhận thức đúng nên khơng chào hỏi thầy(cơ), một số cho biết đơi khi các bạn có chào thầy(cơ) nhưng thấy thầy(cơ) khơng đáp lại các bạn cũng cảm thấy ấm ức trong lòng. Một phần do nhận thức của các bạn cũng một phần do ảnh hưởng từ mặt trái của nền giáo dục mở”.

Một số ý kiến cho biết, thực tế hiện nay ý thức chào hỏi của một bộ phận bạn trẻ thậm chí là cả sinh viên cũng rất kém, các bạn thường ngại chào hỏi mang tính xã giao. Ngay cả trong trường học cũng có những bạn chỉ chào hỏi thầy(cơ) đang dạy mình. Theo Ths Nguyễn Thị Mai, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục có ý kiến: “Một số sinh viên chỉ chào

giảng viên khi giảng viên đó giảng dạy ở lớp họ, hoặc khi cần giúp đỡ, trước các kì thi. Quan tâm đến thầy(cơ) khi họ đang dạy, khi họ khơng dạy thì khơng quan tâm”. Đó là những

sinh viên hiểu sai các giá trị sống, có lối sống thực dụng, cơ hội, chạy theo vật chất, con số này không nhiều. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa thầy - trị, nhìn từ góc độ sinh viên có phải lỗi hồn tồn do sinh viên khơng. Sự xuống cấp về đạo đức của trò, do nhiều nguyên nhân trong đó người thầy cũng đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong giáo dục học sinh, sinh viên. Nếu người thầy không gương mẫu trong cách sống, người thầy chưa vững về chun mơn, chưa có uy tín cao trong nghề nghiệp và kinh nghiệm sống, thì cơng tác giáo dục cũng khơng đạt hiệu quả.Thực tế vẫn có rất nhiều những sinh viên dù khơng học trực tiếp thầy(cô) nhưng khi gặp thầy(cô) vẫn lễ phép chào hỏi, nhiều thầy(cơ) cịn thắc mắc khơng biết em đó học lớp nào, có học mình hay khơng. Thầy(cơ) sẽ rất vui khi sinh viên có ý thức chào hỏi, chỉ có số lượng ít sinh viên có ý thức

kém trong nhà trường, nhưng số ít bạn cũng gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cách nhìn nhận, đánh giá của mọi người đối với sinh viên trong nhà trường.

+ Xưng hô

Từ xưng hô là các từ dùng để tự xưng mình và để gọi người khác, trong tiếng Việt lớp từ xưng hô này hết sức phong phú và đa dạng, việc sử dụng các từ xưng hô thế nào để thể hiện là người lịch sự, có văn hố giao tiếp là một việc không hề đơn giản. Văn hoá giao tiếp được thể hiện trong từ xưng hơ lịch sự, đúng vai giao tiếp, đúng hồn cảnh giao tiếp và đúng mối quan hệ giao tiếp.

Trong giao tiếp với giảng viên, nếu các bạn xưng gọi không đúng vai giao tiếp sẽ bị đánh giá là thiếu hiểu biết, thiếu tôn trọng giảng viên, sẽ làm thầy(cô) và mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu hoặc ngượng ngùng, dè dặt khi giao tiếp với mình, làm giảm hiệu quả cuộc giao tiếp hoặc dẫn đến thất bại. Về cách xưng hơ của thầy- trị, đã có rất nhiều những bài viết nói về vấn đề này, mỗi ý kiến, quan điểm đều nêu ra được những cách nhìn nhận khác nhau, nhưng chung quy lại đều có cùng một mục đích là xưng hô như thế nào để thể hiện được sự tôn trọng, biết ơn đối với nhà giáo, những người đã dạy dỗ, giáo dục, hướng dẫn mình trở thành người có ích cho xã hội và cần phát huy được tính tự chủ, tự khẳng định mình của cái tơi cá nhân, giúp cho công tác giáo dục con người mới một cách toàn diện nhất, theo kịp với xu thế chung của thời đại.

Theo kết quả nghiên cứu, các cặp xưng hô được sử dụng nhiều nhất là xưng Em/Thầy(cô) chiếm tỉ lệ 97%, xưng Con/Thầy(cô) 2%, xưng Tôi/Thầy (cô) 0.6% và có phương án trả lời là xưng Em/ Giảng viên. Như vậy cách xưng Em/Thầy(cô) trong trường CĐSP-TB được các bạn thường dùng cao nhất. Xưng thầy(cô) và các em là cách xưng hô phổ biến nhất trong các nhà trường ở Việt Nam từ cấp tiểu học cho đến trung học, xưng thầy(cô) và các anh(chị) là phổ biến ở bậc Đại học, Cao đẳng, cách xưng hô này biểu hiện mối quan hệ giữa thế hệ đi trước, người đang gánh trách nhiệm, dạy dỗ, chỉ bảo, đào tạo thế hệ đi sau, tạo cho sinh viên tính tự chủ, tự khẳng định mình, nó thể hiện được vai trò, trách nhiệm của nhà giáo là truyền thụ tri thức, giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Đối với sinh viên ở các bậc học Cao đẳng, Đại học, cách xưng hô giữa giảng viên và sinh viên có nhiều ý kiến khác nhau, có những ý kiến vẫn bảo lưu cách gọi thầy(cơ) xưng em nhưng cũng có những ý kiến cho rằng nên thay đổi cách xưng hô để phù hợp với thời đại mới, làm sao cho sinh viên thể hiện được cái tơi cá nhân của mình, thay đổi quan niệm dạy học cũ, lấy người học làm trung tâm thì cũng nên thay đổi cách gọi cho phù hợp, nhiều học viên ở các trường Cao đẳng, Đại học có thể nhiều tuổi hơn các giảng viên trẻ, nếu thay đổi cách gọi trên giảng đường: “Gọi thầy xưng tơi” sẽ thể hiện được tính tự chủ của người học. Cách gọi này

muốn khẳng định cái tôi cá nhân của sinh viên, thể hiện được tính dân chủ trong giáo dục hiện đại.

Theo GS. TSKH Hồ Ngọc Đại hiện công tác tại Trung tâm công nghệ dạy học HN cũng nêu quan điểm: “Tơi cho rằng nên khuyến khích giáo viên ở tất cả các bậc học, kể từ lớp

Một - đều gọi học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh …bằng bạn và xưng tơi, học sinh thì gọi giáo viên là thầy xưng em, sinh viên thì gọi là thầy xưng tơi”. GS cũng nhấn mạnh đến cách

xưng hô: “Bạn -Tôi” trong nhà trường, thể hiện quan hệ bình đẳng giữa thầy và trị. Với bài viết: “Quan hệ thầy trò và sự thay đổi cách xưng hô trong môi trường giáo dục đại học” của cơ Trần Bình Minh [33, tr.269] cũng nêu quan điểm về thay đổi cách xưng hô thầy(cô)-em/con sang cách gọi thầy(cô)-tôi đối với các bạn sinh viên giúp sinh viên tự tin vào chính bản thân mình, từ đó phát triển óc tư duy và tính năng động của họ.

Trong quan hệ thầy- trò, chúng ta rất coi trọng cách xưng hô, làm sao thể hiện được quan niệm: “Kính thầy u bạn”, “ Xưng khiêm, hơ tơn”, cùng với những ảnh hưởng mạnh mẽ của nền giáo dục Nho giáo, đó chính là tinh thần: “Tơn sư trọng đạo”. Sự kính trọng, thương yêu, chia sẻ trong mối quan hệ thầy- trò đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, xưng hô luôn gắn với chữ: “Lễ - Nghĩa”. Đối với các nước phương Tây, như trong tiếng Anh từ I (tơi, tớ, ta, mình, bạn,..) đều dùng chung một từ, một nghĩa nhưng trong tiếng Việt thì lớp từ xưng hơ khá đa dạng và phong phú, cách xưng hơ cịn tuỳ thuộc vào đối tượng, vị thế xã hội. Trong giao tiếp,“cái tôi” thường không thể hiện rõ, “cái tôi” mang yếu tố cá nhân và thường dùng với quan hệ bạn bè, cùng vai phải lứa, người nhiều tuổi xưng hơ với người ít tuổi hơn mình. Vì vậy nếu sinh viên xưng “tôi” với giảng viên cũng cảm thấy e ngại. Để phát triển óc tư duy và sáng tạo của sinh viên nên khuyến khích sinh viên tự khẳng định chính mình. Theo cơ Trần Bình Minh: “Khi sinh viên thay đổi cách xưng hơ, về phương diện nào đó, việc sử dụng đại từ nhân xưng tơi giúp họ thốt khỏi những ràng buộc cũng như những áp lực truyền thống” [33, tr.272]. Tuy nhiên, trong nhà

trường hiện nay thì cách gọi thầy cô và xưng em vẫn là cách gọi phổ biến. Theo Ths Nguyễn Thị Yến, giảng viên tổ Văn - Khoa Xã hội thì: “Cách xưng hơ trong các trường Cao đẳng, Đại học hiện nay cịn dựa trên cảm tính chủ quan từ phía giáo viên giảng dạy nhưng phần lớn đều thích cách xưng hơ thầy(cơ) - các em”.

+ Thái độ ứng xử:

Nói đến ứng xử là nói đến cách sống, cách đối nhân xử thế, cách cư xử, thái độ và hành vi của con người. Thái độ của sinh viên đối với hành vi giao tiếp có văn hố được hình thành nhờ kiến thức từ các môn học khác nhau, nhất là các môn khoa học xã hội và

nhân văn, được chứng kiến các hành vi chuẩn mực của thầy(cô) giáo, sự điều chỉnh hành vi từ dư luận, cộng đồng,…đặc biệt do sinh viên được sống trong môi trường sư phạm.

Thái độ ứng xử của sinh viên thể hiện trong những tình huống giao tiếp nhất định, trong cách giải quyết vấn đề và các tình huống giao tiếp của sinh viên đối với giảng viên. Tác giả đã đưa ra một số tình huống để sinh viên ứng xử trong mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Theo kết quả nghiên cứu, đa phần sinh viên có thái độ cư xử đúng mực với giảng viên, các bạn đã rất chủ động, tự tin, đặc biệt là trong những tình huống giao tiếp địi hỏi phải có sự tế nhị, khéo léo, chỉ có số ít sinh viên có những cử chỉ, hành vi và cách giải quyết vấn đề chưa hợp lý gây nên những bối rối trong quan hệ thầy trò.

(Nguồn: kết quả khảo sát cho đề tài)

Biểu đồ 2.5: Thái độ ứng xử của sinh viên với giảng viên

Trong một số tình huống khác, phần đông sinh viên có cách ứng xử khéo léo, tế nhị, giúp giáo viên tự điều chỉnh mình và rút kinh nghiệm, đây cũng chính là những bài thực hành tình huống sư phạm mà các em thường gặp phải trong hoạt động dạy- học. Tình huống thứ nhất: trong giờ giảng bài trên lớp của thầy(cô) bạn thấy chưa thỏa đáng, bạn sẽ xử lý như thế nào, có 47.3% sinh viên phát biểu về vấn đề mình cịn thắc mắc trên lớp, 31.6% hỏi các bạn ở lớp, 11.6% về nhà tự nghiên cứu, 16.0% hỏi riêng thầy(cô), 7.6% bỏ qua. Ở tình huống này, phần đơng các bạn xử lý rất phù hợp, khéo léo và thể hiện chính kiến, quan điểm của mình, đóng góp tích cực cho bài học, chỉ có ít sinh viên là bỏ qua. Tình huống thứ hai: nếu bạn nhận thấy thầy(cơ) có sơ suất trong bài giảng của mình trên lớp bạn sẽ xử lý như thế nào, có 51.3% góp ý riêng với thầy(cơ), 14.3% nói ln trước lớp, 17.6% nói với các bạn, 16.6% bỏ qua. Tuy nhiên, trong tình huống thứ hai, một số lượng khơng nhỏ sinh viên có cách ứng xử chưa hay, đó là nói ln trước lớp, nói với các bạn và

0 50 100 150 200 250 a. Khơng phản ứng gì Cáu giận, bực mình Nhận lỗi trước thầy(cơ) Cố gắng giải thích lí do

Giả sử bạn bị thầy cơ phạt hoặc cho điểm kém vì chưa chuẩn bị bài tập về nhà, bạn xử lí tình huống này như thế nào?

thậm chí cịn bỏ qua, nếu gặp tình huống đó các bạn xử lý như vậy sẽ làm thầy(cô) lúng túng, ngượng ngùng, rất khó giải thích, một số bỏ qua là các bạn chưa thể hiện được chứng kiến của mình, chưa đóng góp tích cực cho bài giảng giúp thầy(cơ) có những tiết học hoàn chỉnh hơn.

+ Lắng nghe: Lắng nghe đóng vai trị quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là trong hoạt hoạt động dạy- học. Kết quả nghiên cứu về sự chú ý lắng nghe của các bạn trong mối quan hệ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên cho thấy mức độ chú ý lắng nghe bài giảng của thầy(cô) của các bạn sinh viên có sự tập trung cao: 69.3% số sinh viên trả lời chú ý lắng nghe từ đầu đến cuối bài giảng, 4.3% chỉ chú ý lắng nghe phần đầu (hoặc phần cuối), 25% là chú ý lắng nghe những gì mình thấy hấp dẫn và 1.3% khó có thể chú ý lắng nghe. Như vậy, đa số sinh viên có sự tập trung chú ý lắng nghe bài giảng của thầy(cơ). Bên cạnh đó cũng cịn khơng ít sinh viên chưa chú ý tập trung nghe giảng , một phần không nhỏ là chỉ chú ý lắng nghe những gì mình thấy hấp dẫn. Ơng cha ta đã từng nói: “Con người cần

ba năm để học nói nhưng cần ba mươi năm để học lắng nghe”. Lắng nghe quan trọng hơn

nói, lắng nghe và thấu hiểu trong giao tiếp là rất quan trọng, chúng ta thường thích nói nhiều hơn lắng nghe người khác nói, trong cách học ở trường cũng dạy nói, dạy đọc, viết nhiều hơn dạy nghe. Vì vậy, nhiều bạn trẻ chỉ nghe những điều mình thích và nói thao thao bất tuyệt, cắt ngang lời người khác mà không để ý đến tâm trạng, thái độ của người nghe.

Trong dạy học cũng vậy, nếu thầy(cơ) trên bục giảng cứ nói nhiều, nói ra rả với học sinh mà không chú ý đến học sinh lắng nghe và tiếp thu bài như thế nào, khơng nghe học sinh giãi bày, thể hiện thì kết quả bài học không cao, không biết được chất lượng học sinh, kết quả

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 50 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)