Những giải pháp nhằm nâng cao văn hoá giao tiếp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 78 - 144)

3.2. Vấn đề đặt ra hiện nay và những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao

3.2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao văn hoá giao tiếp cho sinh viên

3.2.2.1. Giải pháp đối với nhà trường

+ Xây dựng mơi trường văn hố giao tiếp học đường với những chuẩn mực văn hoá

trong việc dạy, học và trong sinh hoạt thường ngày

Nhà trường cần xây dựng một mơi trường văn hố trong đó mọi người cư xử với nhau một cách có văn hố theo đúng chuẩn mực về đạo đức, nếp sống sư phạm. Xây dựng mơi trường văn hố học đường trong sạch, lành mạnh trong nhà trường sư phạm, ở đó các chủ thể sẽ là giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên nhà trường. Mỗi một cá nhân sẽ phải là một tấm gương trong việc tu dưỡng và rèn luyện bản thân, Ngoài việc rèn luyện về chuyên mơn, mỗi cá nhân cịn phải rèn luyện về đạo đức, lối sống, phải có trách nhiệm với tập thể, cùng nâng cao tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm, có ý thức xây dựng và đóng góp cho các công việc, các phong trào chung. Mỗi cá nhân sẽ phải tích cực phát huy tính tự chủ, sáng tạo của mình, nâng cao tinh thần gương mẫu trong học tập và giảng dạy, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ mà mình được giao. Đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, những hiện tượng xuống cấp trong các hành vi ứng xử, những tư tưởng lệch lạc, những thói quen xấu, gây hại và làm ảnh hưởng xấu đến lối sống văn hoá đạo đức xã hội. Nhà trường cần phát huy vai trị chủ đạo, định hướng và tạo mơi trường học tập tốt nhất cho sinh viên, đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên. Xây dựng những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực giao tiếp phù hợp với nhà trường sư phạm để tập thể giảng viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên lấy đó làm cơ sở, nguyên tắc giao tiếp, ứng xử với nhau, tạo thành một nền nếp văn hoá giao tiếp sư phạm đặc trưng trong nhà trường. Những nguyên tắc, chuẩn mực văn hoá giao tiếp trong nhà trường phải được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết từng nội dung. Ví dụ: Quy định về cách ứng xử, nói năng của giảng viên và sinh viên hay cách trang phục của giảng viên, sinh viên và cán bộ, công nhân viên nhà trường. Quy định cụ thể trang phục trong những ngày lễ kỉ niệm hay trong những ngày thường. Có mặc đồng phục hay không, mặc đồng phục như thế nào cho phù hợp với nhà trường và nên có quy định cụ thể các ngày mặc đồng phục trong một tuần hoặc một tháng. Một khi đã có sự thống nhất và đồng thuận thì nhất thiết tất cả giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên đều phải nghiêm túc thực hiện, có khen thưởng và kỉ luật rõ ràng, trách hiện tượng quy định đã được đặt ra rồi, việc thực hiện không nghiêm túc dẫn đến hiệu quả không cao. Xây dựng mơi trường văn hố giao tiếp học đường là nhiệm vụ không chỉ của giảng viên, sinh viên, cán bộ công nhân viên nhà trường mà còn là vấn đề quan tâm của xã hội. Xây dựng mơi trường văn hố trong nhà trường

một cách thân thiện, mọi người biết quan tâm, chia sẻ và tơn trọng lẫn nhau là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

+ Xây dựng nội dung chương trình giáo dục văn hố giao tiếp phù hợp với địa phương, với nhà trường

Thực tế hiện nay, trong hệ thống các trường cao đẳng, đại học chưa trang bị cho sinh viên kiến thức về mơn học văn hố giao tiếp, thậm chí trong hệ thống các trường phổ thông cũng không trang bị kiến thức về lĩnh vực giao tiếp cho các em một cách đầy đủ. Các em được học về đạo đức, lối sống, kĩ năng sống trong môn học giáo dục cơng dân trong đó có đề cập đến kiến thức về văn hoá giao tiếp nhưng ở mức độ rất hạn chế, giáo viên giảng dạy một cách lồng ghép và mơn học này cũng chiếm rất ít thời lượng (1tiết/1 tuần). Nhà trường cũng chưa chú trọng đến giáo dục văn hoá giao tiếp cho các em, chưa có một chương trình chi tiết cụ thể về môn học để các em học tập và rèn luyện. Ở các bậc học cao hơn, hầu hết sinh viên học về văn hoá giao tiếp do sự trải nghiệm của bản thân, những kiến thức học được rời rạc, chắp vá, chưa có một chương trình bài bản nhất định dùng cho từng đối tượng khác nhau trong các nhà trường. Các bạn sinh viên ra trường rất yếu trong lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, không đạt được yêu cầu của nhà tuyển dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu và xu thế chung của xã hội. Vì vậy, cần có một sự nghiên cứu khoa học và bài bản. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục để xây dựng một khung chương trình văn hố giao tiếp phù hợp đối với từng đối tượng sinh viên. Mỗi ngành học, mỗi đối tượng sinh viên cần trang bị những kiến thức về lĩnh vực giao tiếp khác nhau, vì vậy cũng khó để có một chương trình giáo dục chung cho tất cả các trường. Nhưng mỗi trường có thể tự xây dựng chương trình giáo dục văn hố giao tiếp phù hợp với trường mình, với địa phương và đối tượng sinh viên đào tạo của nhà trường. Chương trình giảng dạy của nhà trường cần xây dựng một cách cụ thể, chi tiết về mơn học văn hố giao tiếp. Xây dựng và cụ thể hoá các chuẩn mực giao tiếp, các tiêu chí đánh giá về định tính, định lượng với sự tham gia của các nhà nghiên cứu giáo dục học, các nhà giáo, các nhà tâm lí học, văn hố học, xã hội học,… Ngay trong trường, với mối đối tượng sinh viên khác nhau cũng rất cần xây dựng nội dung chương trình giảng dạy về văn hố giao tiếp khác nhau. Như đối với các bạn là sinh viên sư phạm khác với đối tượng là những bạn học chuyên ngành ngoài sư phạm. Đối với các bạn sinh viên sư phạm, trong rèn luyện nghiệp vụ có trang bị kiến thức về giao tiếp sư phạm nhưng việc nghiên cứu về chương trình, thời lượng cần phải chi tiết, cụ thể hơn nữa vì mơn học này hiện nay cũng chiếm rất ít thời lượng, các bạn cũng chỉ học thiên về lý thuyết mà thiếu tính thực tế, chưa có nhiều hoạt động, chưa chú trọng nhiều đến rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Với lượng kiến thức được cung cấp trong chương trình hiện nay chưa đủ để nâng cao

năng lực văn hoá giao tiếp cho sinh viên. Theo Ths Nguyễn Thị Mai GV tổ Tâm lí- Giáo dục: “Chương trình giáo dục văn hố giao tiếp hiện nay chưa hợp lí, nặng về lý thuyết, chưa

có nhiều hoạt động, chưa giao lưu nhiều, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chưa phát huy được tính tích cực của sinh viên. Vì vậy rất cần thiết để cải thiện chương trình, tích hợp các hoạt động và tổ chức nhiều hoạt động giao lưu hơn nữa”. Ngoài việc nâng cao hơn nữa chất

lượng dạy và học các môn rèn nghiệp vụ sư phạm, tăng thời lượng chương trình và chú trọng đến thực hành, thực tập, để hình thành các kĩ năng giao tiếp phù hợp với chuần mực xã hội, phù hợp với yêu cầu của nghề nghiệp. Nhà trường cần thiết chủ động nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục văn hố giao tiếp cho phù hợp với từng đối tượng sinh viên trong và ngoài sư phạm giúp các bạn sinh viên có cơ sở học tập và rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất.

+ Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên, phát triển các kĩ năng giao tiếp thơng qua các hình thức giáo dục trên lớp hay ngoại khố

Ngay từ khi bước vào môi trường sư phạm, sinh viên phải ý thức được việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là công việc thường xuyên của mình. Cùng với việc tiếp cận hệ thống tri thức khoa học mới, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên phải rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành, phát triển con người mới một cách toàn diện. Sinh viên cần được trang bị những kiến thức cơ bản về văn hoá giao tiếp truyền thống và hiện đại, biết phát huy những mặt tích cực của văn hố giao tiếp truyền thống đồng thời phải tiếp cận, phát triển những giá trị văn hoá giao tiếp hiện đại. Theo Ths Nguyễn Khánh Xuân GV khoa Xã hội và Nhân văn cho rằng: “Sinh viên chưa được giáo dục đầy đủ về các chuẩn mực giao tiếp thời hiện đại, tơi nghĩ cần có sự nghiên cứu và bổ sung thêm”. Song song với việc giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hoá giao tiếp truyền

thống của cha ơng thì những chuẩn mực, giá trị văn hố giao tiếp hiện đại cũng cần có sự nghiên cứu một cách khoa học và bài bản. Các nhà khoa học, các nhà giáo dục có thể tích hợp và bổ sung những kiến thức mới giúp sinh viên tiếp cận với những nét văn hoá giao tiếp của các dân tộc khác, từ đó sinh viên có cái nhìn tồn diện, tiếp thu và học hỏi, giao lưu và hoà nhập với những nền văn hoá trên thế giới. Với thời lượng dành cho rèn luyện nghiệp vụ sư phạm chưa nhiều, chưa có nhiều hoạt động giao lưu, vì vậy địi hỏi nhà trường cần có sự nghiên cứu cụ thể. Tăng cường giao lưu, rèn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên, đó là việc làm rất cần thiết, địi hỏi phải có một q trình lâu dài. Giảng viên cần chú trọng rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho sinh viên thông qua việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, qua đó cung cấp cho sinh viên tri thức và các kĩ năng cần thiết về giao tiếp và giao tiếp sư phạm. Phát triển các kĩ năng giao tiếp cho sinh viên

thơng qua các hình thức khác nhau như trên lớp hay những hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể. Những kĩ năng giao tiếp cơ bản cần trang bị cho sinh viên như: kĩ năng định hướng, định vị, kĩ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, kĩ năng mở đầu cuộc giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ nói và viết, kĩ năng giao tiếp phi ngôn từ,… Thông qua hoạt động học tập trên lớp, giảng viên có thể cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về giá trị, chuẩn mực văn hoá giao tiếp, những đặc điểm, tâm sinh lí của học sinh, giúp sinh viên nắm vững nội dung, phương pháp để giáo dục học sinh. Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo. Làm việc độc lập giúp sinh viên có kĩ năng sử dụng ngơn ngữ nói, viết một cách khoa học, lôgic. Việc rèn luyện thường xuyên giúp sinh viên nói chuẩn, nói mạch lạc, tránh được tật nói ngọng trong giao tiếp, có đủ tự tin vào bản thân để có thể làm việc độc lập, hiệu quả.

Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên thông qua, các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động vui chơi, hoạt động tập thể. Nhà trường cần tăng cường thời gian dành cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thu hút và khuyến khích sinh viên tham gia, giúp sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử. Thông qua những hoạt động này, sinh viên có thể vận dụng những tri thức, những kĩ năng cần thiết của mình để giao tiếp một cách có văn hố, giúp sinh viên có thể thể hiện mọi cảm xúc của mình trong các mối quan hệ. Những hoạt động giao lưu tập thể chính là mơi trường giáo dục lí tưởng giúp sinh viên điều chỉnh những hành vi chưa phù hợp của bản thân, sinh viên có thể định hướng được hành động của mình theo những định chuẩn văn hoá giao tiếp xã hội. Nhà trường cần tạo những sân chơi bổ ích cho sinh viên thơng qua các hoạt động vui chơi, giải trí, thu hút và khuyến khích sinh viên tham gia với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt trong những dịp kỉ niệm, những ngày lễ lớn của dân tộc, tổ chức các cuộc thi sinh viên thanh lịch, thi kể chuyện với chủ đề văn hoá giao tiếp, ứng xử, thi cắm hoa, thi nghiệp vụ sư phạm, thi thời trang học đường,... Đa dạng hố các hoạt động ngồi giờ lên lớp, mặt khác nhà trường cũng nên mở thêm các khoá đào tạo ngắn hạn (khoảng từ 1-3 tháng) để rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cho các đối tượng sinh viên, có sự tư vấn, kết hợp của các nhà nghiên cứu văn hoá, giáo dục, các chuyên gia trong lĩnh vực này, giúp các bạn có thể giao lưu, học hỏi và phát triển các kĩ năng giao tiếp, ứng xử của mình nhằm đạt được những thành công trong cuộc sống.

+ Nâng cao tính gương mẫu và tinh thần trách nhiệm của giảng viên, cán bộ và công nhân viên nhà trường

Đối với mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên nhà trường cần nâng cao tinh thần gương mẫu trong hành vi ứng xử, nói năng, phong cách giao tiếp, làm tấm gương sáng cho sinh viên học tập, noi theo. Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về chuẩn mực đạo đức, nhân

cách của mình. Khơng chỉ giáo dục sinh viên bằng những kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn mà còn phải giáo dục sinh viên bằng cuộc sống đời thường, bằng những hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống của chính mình, có như vậy cơng tác giáo dục con người mới tồn diện và có hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với mỗi cán bộ, giảng viên và công nhân viên nhà trường trong việc giáo dục văn hoá giao tiếp cho sinh viên khơng thể nói chung chung mà phải được cụ thể hoá trong từng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giảng viên, mỗi cán bộ, cơng nhân viên. Các kế hoạch đó phải chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp cụ thể, có sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thường xuyên theo từng năm học, làm như vậy mới đẩy mạnh được cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và

sáng tạo” mà trong ngành đang đặt ra. Thầy cô giáo phải là tấm gương luôn luôn trau dồi kiến

thức, kĩ năng, đạo đức và phẩm cách của mình, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà khơng chỉ trong ngành giáo dục mà tồn xã hội đang hướng tới.

Thông qua những bài học cụ thể trong cuộc sống đời thường của các tấm gương bạn bè, thầy cơ, những người sống xung quanh ta, có thể giáo dục sinh viên nét đẹp trong giao tiếp, ứng xử. Thông qua những câu chuyện về nghệ thuật giao tiếp của Hồ Chủ Tịch sẽ giúp các bạn nhận thức, học tập và làm theo. Mỗi giảng viên cũng nên lồng ghép giáo dục văn hoá giao tiếp cho sinh viên qua các giờ giảng của mình trên lớp. Qua thực tế cuộc sống và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, có thể kể những câu chuyện về giao tiếp, ứng xử của các nhân vật nổi tiếng, những danh nhân văn hố giúp sinh viên có được cái nhìn sâu sắc và tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả hơn. Mỗi cán bộ, giảng viên, công nhân viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đồng thời nhà trường cũng nên gắn trách nhiệm cụ thể với từng cá nhân mỗi giảng viên, cán bộ, công nhân viên thông qua kế hoạch giảng dạy đầu năm học, thông qua mục tiêu phấn đấu, thi đua của cụ thể của các khoa đào tạo, các phòng ban và mục tiêu chung của nhà trường.

Nhà trường cần xây dựng một hệ giá trị văn hoá chuẩn mực trong trường để mỗi cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên lấy đó làm chuẩn mực giao tiếp, ứng xử với những quy tắc ứng xử cụ thể và phổ biến đến từng cán bộ, giảng viên, công nhân viên trong trường. Đây cũng là căn cứ để đánh giá, xếp loại thi đua đối với mỗi cá nhân hàng năm, có như vậy

Một phần của tài liệu Văn hóa giao tiếp của sinh viên Trường cao đẳng sư phạm Thái Bình (Trang 78 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)