Tình nghiên cứu trong nước 29

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất đồ hộp hải sâm cát (holothuria scabra) tự nhiên (Trang 35 - 38)

Ở nước ta Hải sâm được biết đến muộn hơn một số nước như: Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương …Tình hình nghiên cứu trong nước về Hải sâm như sau:

Về phân loại

Trước năm 1945, các tác giả nghiên cứu Hải sâm chủ yếu là người Pháp. Sau năm 1945 trở lại đây việc nghiên cứu. Hải sâm mới được chú ý. Bên cạnh các nhà nghiên cứu Việt Nam còn có sự hợp tác của một số n ước [2].

Năm 1960-1961, Cherbonniner phân tích 17 mẫu ở biển sâu do A.Gallocordo thu tại vịnh Nha Trang được 4 giống, 6 loài trong đó có 3 loài mới cho khoa học.

Năm 1963, Trần Ngọc Lợi qua phân tích điều tra cơ bản đã tìm thấy ở Vịnh Nha trang 10 loài thuộc hai họStipchopodidae Holothuriae.

Năm 1967, Bùi Thị Lạn nếu được 24 giống ở miền nam Việt Nam, đặc biệt có một số giống mới như:Samk Holoththria, Eustichopus, Patipyrapta do Heding mô t ả từ mẫu ở Vịnh Nha Trang.

Năm 1974, các tác giả nhử :Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Xuân Dục, Phạm Đình Trọng và Nguyễn Huy Yết đã công bố 12 loài Hải sâm thuộc vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng .[2]

Năm 1972, trong báo cáo điều tra về hệ động vật Vịnh Bắc Bộ đã giới thiệu 19 loài Hải sâm thuộc 11 giống, 6 họ, riêng họ Hothuriadae có một loài .

Năm 1976-1978, Nguyễn Văn Chung, Lê Trọng Minh, Đào Tấn Hổ, Tôn Thất Thân đã công bố động vật ở đáy vịnh Bình Cang Nha Trang có 3 loài.

Năm 1947, Lê Văn Uyển điều tra Hải Sâm ven biển Nha Trang có 15 loài, 9 giống, 3 họ, 3 bộ.

Năm 1979, trong danh mục về tổng kết Hải Sâm ở Việt Nam của viện nghiên cứu biển Nha Trang đã nêu được 88 loài, 33 giống , 7 họ, 4 bộ,và cho biết Việt Nam 2 họ chủ yếu là: Holothuria (31 loài) và Cucumaridae(27 loài).[2]

Năm 1981, Phan Long nêu được 16 loài, 8 giống ,4 họ, 3 bộ, ở vùng biển Kiên Giang -Minh Hải.

Năm 1992, Đào Tấn Hổ đã thống kê được 53 loài Hải Sâm,ở vùng biển Việt Nam. Vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa có 44 loài,Thuận Hải -Minh Hải có 24 loài, đảo Phú Quốc có 24 loài ,vùng trường xa -côn đảo có 13 loài.

Về sinh hóa

Năm 1978, Trân Văn Hầu cho biết protein của Hải Sâm ch ứa ít acid amin không thể thay thế.Mô mỡ Hải Sâm chứa nhiều vitamin: B2, B6, B12..và nhiều chất khoáng như: Na, P, Iod, Cu. [2]

Năm 1978, Thái Trần Bái cho biết Hải Sâm rất nhạy cảm với n ước biển, khi bị kích thích mạnh chúng nôn hết nội quang ra ngoài và cơ th ể thiếu nội quang có thể tái sinh trong vòng 9 ngày.

Những năm 1981, Nguyễn Ngọc Thạch trong báo cáo đã đánh giá “Hải Sâm là mặt hàng xuất khẩu”, đã cho biết hơn 95% không có chất độc.Hầu hết các chất độc trong Hải Sâm hòa tan trong nước nên khi dùng làm thực phẩm Hải Sâm được luộc chín rồi đổ nước đi mà không có tác hại gì.

Năm 1988, Hoàng Xuân Vinh với động vật làm thuốc có viết “Hải sâm Actieopyga

Agassigi đã chiết rút được chất Holothuria có tác dụng làm ng ưng thần kinh co cơ

và từStichopus japonicus chiết xuất được Holothuria có khả n ăng điều trị các khối u ác tính.[2]

Năm 1991-1992, Lâm Ngọc Trâm và cộng sự đã nghiên cứu các phospholipid, acid béo của một số loài Hải sâm cho biết hàm l ượng phospholipid tổng số biến thiê n trong khoảng 0,26-0,83 lipid tổng số. [2]

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất đồ hộp hải sâm cát (holothuria scabra) tự nhiên (Trang 35 - 38)