Giá trị nhận thức

Một phần của tài liệu Quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh (Trang 57 - 60)

2.2. Giá trị quan điểm Văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh

2.2.1. Giá trị nhận thức

Nhận thức của con người có một vai trị vơ cùng quan trọng, không chỉ riêng với bất kỳ một lĩnh vực nào. Có thể nói nhận thức giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, khiến con người phát triển hơn hẳn các giống

loài khác.

Riêng với lĩnh vực sinh thái, nhận thức đóng một vai trò quan trọng làm nên nét văn hóa của con người, khi con người nhận thức được những điều đúng đắn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp cho chính cuộc sống của con người. Với quan niệm thiên nhân hợp nhất, con người coi giới tự nhiên, môi trường sống là một phần không thể tách rời. Do đó nhận thức chính là con đường, là cách để con người cư xử với thiên nhiên một cách có văn hóa, có kết quả tốt đẹp nhất

Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người tiên phong cho phong trào trồng cây, bảo vệ mơi trường. Sớm có nhận thức đúng đắn về sự phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phong trào Tết trồng cây và nêu lên một quan niệm mới về mùa xuân:

"Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân".

Luận giải sâu sắc ý nghĩa của Tết trồng cây, Người viết: "Trong lúc bọn Mỹ -

Diệm dã man bỏ thuốc độc phá hoại cây cối núi rừng ở miền Nam, thì ở miền Bắc nhân dân ta thi đua trồng cây gây rừng. Chỉ một việc đó cũng đủ làm cho người ta so sánh giữa hai chế độ ta và địch, và nhận rõ sự tốt đẹp của chế độ ta. Ta trồng cây cho ta và cho cả đồng bào miền Nam nữa" [27, tr.VIII].

Ngày 28-11-1959 Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới bút danh Trần Lực, đã viết bài đăng báo Nhân dân, nhan đề tết trồng cây, phân tích ý nghĩa và lợi ích

thiết thực của phong trào trồng cây đối với đất nước, gia đình và mỗi người dân. Phong trào tết trồng cây được phát động năm 1959 thực sự là một nhận thức tiên phong về bảo vệ mơi trường sinh thái của chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi vì phải gần 20 năm sau thế giới mới có những nhận thức và hành động chung

về vấn đề này. Hội nghị đầu tiên với chủ đề Con người và môi trường được tổ

chức lần đầu tiên bởi Liên hợp quốc vào năm 1972 tại Stockholm, Thụy Điển đã ra tuyên bố về việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người là một vấn đề lớn có ảnh hưởng đến phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới; Hội nghị cấp cao thế giới về môi trường và phát triển (Còn gọi là hội

nghị thượng đỉnh về trái đất) đã họp tại Rio de Janerio (Braxin), năm 1992

tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường vì sự phát triển của con người, cho đến năm 2002 các nước họp tại Kyoto, Nhật Bản ký kết hiệp định thư Kyoto với nội dung chính là cam kết giảm khí thải độc hại gây ảnh hưởng đến mơi trường. Như vậy phải nói rằng những nhận thức của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi trước những hoạt động chung của thế giới rất lâu về vấn đề môi trường, sinh thái.

Thứ hai, từ nhận thức của mình về vấn đề môi trường, sinh thái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa nhận thức ấy thấm sâu vào các tầng lớp nhân dân. Cuối năm 1959 khi phong trào trồng cây được phát động thì đến năm 1960 nó đã lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, tạo nên một khí thế sơi sục trong cả nước, nhân dân thi đua trồng cây. Phong trào đã được phát triển

tại nhiều các tỉnh thành đặc biệt là các tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Tuyên

Quang, Lạng Sơn, Thái Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phịng, Thái Ngun, Thanh Hóa, Nghệ An..., trồng cây với mục đích lấy nguyên

liệu làm nhà, mang lại giá trị vật chất cho con người như cây ăn quả, đảm

bảo môi trường sinh thái tốt đẹp và mang lại hiệu quả trong sản xuất công, nơng nghiệp.

Thứ ba, nhận thức về văn hóa sinh thái của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ động nhân dân hăng hái tham gia bảo vệ môi trường, tăng gia sản xuất, sử

dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có. Phong trào thi đua yêu nước, phong trào tăng gia sản xuất, phong trào trồng cây gây rừng, phong trào tiết kiệm nhường cơm xẻ áo đã mang lại hiệu quả thiết thực cho sự thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Mang lại sự độc lập, tự do, hịa bình và hạnh phúc cho nhân dân.

Nhận thức đúng đắn về vấn đề sinh thái sẽ đem đến những hành động, ứng xử có văn hóa, có nhân văn với mơi trường sinh thái tự nhiên, thể hiện

được tính người của con người, giúp con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc

sống hơn, tất cả mọi hành động và việc làm của con người đều bắt nguồn tự nhận thức. Nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề mơi trường sinh thái là một q trình liên tục, thường xun và có tính lan tỏa rất lớn.

Nhận thức về văn hóa sinh thái của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành những hành động thiết thực, mang lại hiệu quả thiết thực nhất giáo dục đạo đức sinh thái cho nhân dân lao động, cho thế hệ trẻ và cho những người lãnh đạo đất nước. Từ các cụ phụ lão tới các em thiếu niên nhi đồng, đều theo khả năng của mình mà tham gia vào cơng cuộc xây dựng mơi trường sống lành mạnh. Tham gia trồng cây gây rừng, tham gia trồng cây ăn quả, tham gia sản xuất nông nghiệp, tham gia vệ sinh yêu nước. Điều này cũng là một sự động viên to lớn tới từng cá nhân trong nước, kích thích họ cống hiến hết mình cho tương lai tốt đẹp của đất nước.

Khơng chỉ có vậy, nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức ảnh

hưởng tới quan hệ ngoại giao của đất nước. Lần đầu tiên, có một vị nguyên

thủ như Hồ Chí Minh lại dùng những hành động thiết thực nhất về sinh thái, môi trường để tiến gần hơn tới sự hịa bình, bình đẳng với các quốc gia và dân tộc khác. Phong trào trồng cây hữu nghị trở thành một truyền thống được duy trì trong nhiều chuyến cơng tác, ngoại giao của Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng của Văn hóa Việt Nam, mà nền văn hóa này gắn liền với nhận thức về nền văn minh lúa nước cho nên thiên nhiên là cái nôi sinh thành, nuôi dưỡng con người tồn tại và phát triển. Có nhận thức đúng đắn về sinh thái con người mới biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu để bảo vệ tình yêu ấy. “Tình yêu với thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên ln tơn tạo và bảo vệ vẻ đẹp và sự trong sạch của thiên nhiên được thể hiện từ nhận thức, lối tư duy đến hành vi ứng xử của con người” [2, tr.166].

Những diễn biến thất thường của tự nhiên và tình trạng bệnh tật ngày

một nhiều hiện nay do điều kiện mơi sinh là một lời cảnh báo về tình trạng

nhận thức của người dân về văn hóa sinh thái. Khơng phải thời kỳ nào cũng lấy mục tiêu về môi trường sống mang tính người ra làm yếu tố trước tiên

đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người, cho nên chúng ta càng cần nhận

thức được tầm quan trọng của môi trường sinh thái và vị trí của nó trong phát

triển đời sống xã hội.

Một phần của tài liệu Quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)