Giá trị giáo dục

Một phần của tài liệu Quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh (Trang 68 - 75)

2.2. Giá trị quan điểm Văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh

2.2.4. Giá trị giáo dục

Trong cuộc sống khơng phải chỉ có cái nhìn của thế hệ đi trước đối

với thế hệ đi sau để hướng dẫn, bồi dưỡng, tin tưởng và hy vọng. Những lớp con cháu vẫn thường nhìn vào tấm gương của ơng bà, cha mẹ, những người

đi trước để quan sát, so sánh, học hỏi và noi theo. Như Các Mác từng nhận

xét, mỗi người bao giờ cũng tự soi mình vào người khác để thấy rõ được bản

thân mình, định hướng cho những gì mà mình sẽ trở thành. Điều đó đúng khơng chỉ với những người ở trong cùng một thời kỳ, một giai đoạn, mà còn

Minh đã chỉ ra rằng, việc làm đúng đắn nhất để giáo dục những con người trong xã hội là trước tiên mình phải sống tốt, sống khỏe và sống có ích cho xã hội. Người khơng nói cụ thể những việc làm của mình, nhưng thơng qua

những hoạt động thực tiễn chúng ta thấy Người tự mình làm tất cả mọi việc

để nêu gương. Người tự trồng cây, tự tham gia cấy cầy, trực tiếp giám sát

việc hộ đê, thủy lợi, kiểm tra vệ sinh môi trường của người dân, của người

dân lao động.

Người ta ln nói, sống ở trên đời một việc làm cụ thể bằng vạn lời nói hay. Việc làm thực tế như là một phương tiện giáo dục hữu hiệu đến sự nhìn nhận, trưởng thành của lớp người khi ấy và lớp người sau này. Giúp cho việc định hình một nhân cách của họ, để những gì tốt đẹp đó ln tồn tại tiếp diễn trong dịng chảy thời gian.

Trong nhiều bài nói và bài viết của mình Bác ln căn dặn rằng giáo dục là một công tác quan trọng hàng đầu của việc tạo nên một thế hệ tương lai. Điều đó được thể hiện rõ nhất khi Bác Hồ tham dự buổi nói chuyện của các giáo viên cấp 2, cấp 3 tồn miền Bắc năm 1958. Bác đã nói một câu nói nổi tiếng mà sau này trở thành cương lĩnh hành động của toàn đảng, toàn dân, tồn qn ta như sau: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trồng người muốn tốt thì phải có một môi trường tốt, một xã hội tốt, phải lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau. Bác luôn quan tâm trú trọng khơi dậy phần tốt ở mỗi con người, nêu những tấm gương tốt trong thực tế cho mọi người nêu gương là việc làm hàng ngày của Bác.

Trong bất kỳ một quan điểm nào, một tư tưởng nào thì nhân tố con người là quan trọng nhất để thực hiện được tất cả những điều đó. Trong quan điểm về văn hóa sinh thái thì con người là một yếu tố không thể thiếu để giữa

con người và tự nhiên, tồn tại những giá trị mang ý nghĩa “Văn hóa”. Do đó

trồng người, giáo dục con người thành những công dân tốt, những công dân

Trong nhân tố con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới

một lớp đối tượng đó là thế hệ trẻ. Người xác định đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một yêu cầu bắt buộc và mang tính quy luật.

Người đề nghị Đảng và Chính phủ cần lựa chọn những người ưu tú trong

những chiến sĩ trẻ tuổi và thanh niên xung phong, cử họ đi học để đào tạo họ trở thành đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước nhà. Chiến lược trồng cây, trồng người là một chiến lược có tầm

nhìn mang tính quyết định cho mọi sự thành công của một quốc gia mới giành được độc lập, tiến lên thống nhất nước nhà và hịa mình, hịa bình với mọi quốc gia khác trên thế giới. Đó là một bài học lịch sử đã được thực tiễn chứng minh và kiểm nghiệm. Bất cứ một công tác nào như, công tác cách mạng, công tác bảo vệ môi trường, công tác đem lại hạnh phúc cho con người đều khơng thể thiếu những con người có giáo dục, được giáo dục một cách tồn diện.

Chính những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục con người khát vọng sáng tạo ra một cuộc sống mới hạnh phúc, bền vững. Dù trong mọi hồn cảnh khó khăn của cuộc sống, gian khổ của cuộc cách mạng trường kỳ, thì trước thiên nhiên Người luôn thể hiện một tình u vơ hạn trước tự nhiên, nỗ lực khơng ngừng để cải thiện hồn cảnh sống, hồn cảnh cách mạng để đạt được mục đích hịa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc và cho chính những con người sẽ là chủ nhân của một quốc gia độc lập tự cường. Không bài học nào thiết thực và hiệu quả bằng những tấm

gương hành động, và chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người như thế. Người

luôn dùng những hành động thiết thực của bản thân “nói đi đơi với làm”, nêu gương cho người khác. Để có cái nhìn cụ thể hơn về cách giáo dục của Người qua những hành động thực tiễn, có thể tham khảo ý kiến của Giáo sư Trần

Văn Giàu tại Hội nghị quốc tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí

Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn: “Tầm cỡ của một nhà

chỗ xác định thế giới này là thực tại hay ảo ảnh, khả tri hay bất khả tri, ở chỗ lựa chọn giáo điều quen thuộc hay sáng tạo mới lạ, mà chung quy là mức quan tâm đến con người, con người thật đang phải sống trên quả đất này và chắc chắn còn sống lâu dài đến vơ tận thời gian, lấy đó là trung tâm của mọi suy tư và chủ đích của hành sộng. Cụ Hồ thuộc loại hiền triết đó”.

Tạo ra một mơi trường sống lành mạnh để mang lại sức khỏe cho mọi người cho dân tộc để có thể chiến thắng mọi thế lực thù địch, để đem lại cuộc

sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người luôn là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ

Chí Minh hướng tới.

Nhìn lại tồn bộ di sản tinh thần và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thấy, ngay từ buổi đầu hoạt động cách mạng, người đã quan tâm đến vấn đề mang lại giá trị giáo dục cho thế hệ sau một cách hết sức nghiêm túc. Người hiểu rõ đất nước mình, dân tộc mình đã thấm bao giọt mồ hôi trên những thửa lúa nước, trong lũy tre xanh, nơi thế hệ này nối tiếp thế hệ khác, đời này nối đời khác tần tảo lao động sản xuất để duy trì cuộc sống. Những thế hệ người ấy cũng không tránh khỏi những nếp sống lạc hậu của nền sản xuất nhỏ, của khoa học kém phát triển, của trình độ văn hóa cịn nhiều hạn chế. Trong cuộc sống thường ngày, hẳn ai cũng muốn được ăn ngon, mặc đẹp, được học hành, được phấn đấu. Cách giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người phải tự nắm lấy cơ hội, tự quyết định vận mệnh của mình, cuộc sống của mình và nhu cầu của mình. Giáo dục con người yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, khai thác tự nhiên một cách hiệu quả luôn bằng hành động thực tiễn của mình trong suốt cuộc đời của Người.

Bác Hồ là hiện thân của những gì cao đẹp nhất mà đất nước Việt Nam chúng ta có tại thời điểm bấy giờ, hiện tại và tương lai. Bác là tấm gương giáo dục tốt nhất cho các thế hệ chúng ta noi gương. Cuộc đời của Người phản ánh đầy đủ, chân thực và sâu sắc nhất cho những quyền lợi của dân tộc và nhân dân lao động ở nhiều nước trên thế giới. Phản ánh những yêu cầu tiến bộ của xã hội, những vấn đề cấp thiết của cuộc sống hiện tại, đề ra những cách giải

quyết thông minh, quyết tâm thực hiện các mục tiêu trong cuộc sống và là tấm gương sáng cho tất cả mọi người.

Giá trị giáo dục từ quan điểm của Người không phải chỉ dựa trên những

lý luận khoa học hiện đại mà từ cuộc sống thường ngày, cuộc đời của chính

Người. Người ln cho rằng, việc giáo dục con người là một cơng cuộc địi

hỏi sự kiên trì, bền gan và có ý chí. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bài

thơ Nghe tiếng giã gạo của Người

Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công [30, tr.84].

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, trên cương vị một người Chủ tịch nước, Người có thể sống xa hoa trong những cung điện nguy nga, ăn những bữa ăn ngon, mặc những bộ quần áo đắt tiền, đi những chiếc xe đẹp nhất song như những gì chúng ta thấy, trước khi cách mạng thành cơng người sống trong hang Pắc Bó, bên dịng suối Lênin rì rào. Người thấy hạnh phúc với nơi ở của mình, với những bữa cơm thanh đạm của mình:

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng đã sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang .

Trong tác phẩm Đời sống mới chủ tịch Hồ Chí Minh có viết:

Đời sống mới cũng cần có những người làm gương, những làng làm gương. Khi trơng thấy hiệu quả tốt tươi, thì chắc những nơi khác sẽ hăng hái làm theo. Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự

mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vơ

ích [45, tr.35].

Trong quan niệm của Người, giáo dục là một việc hết sức quan trọng,

con người ln ln phải học hỏi, phải tích lũy cái gì tốt, cái gì hay, cái gì hợp lý để cho cuộc sống tươi đẹp hơn, phong phú hơn và đầy tính văn hóa hơn. “Tây phương hay Đơng phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”.

Theo như Người nói, giáo dục, học tập không phải chỉ để biết mà cốt

yếu là để vận dụng vào trong cuộc sống. Học là để cải tạo thế giới. Tri để hành, biết lý luận mà khơng thực hành cũng vơ ích do đó suốt cuộc đời người phải gắn lý luận với công tác thực tế. Người luôn dạy rằng trăm bài tuyên truyền không bằng một việc làm cụ thể. Vấn đề là hiệu quả cuối cùng thông qua hành động và việc làm cụ thể. Người đã chứng minh quan điểm đó bằng thực tiễn cuộc sống của mình.

Hình ảnh, việc làm và những hoạt động thực tiễn của Bác Hồ với thiên

nhiên, mơi trường và con người có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục nhân dân, giáo dục thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Người là biểu tượng, là hiện thân cho những gì cao đẹp nhất mà chúng ta cần để giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, xây dựng một nền văn

hóa tương lai lành mạnh, tốt đẹp. Cuộc đời Người phản ánh đầy đủ, chân

thực, sâu sắc những quyền lợi của dân tộc, nêu lên được những vấn đề cấp thiết, quan trọng của cuộc sống hiện tại, cổ vũ thế hệ sau nhận thức một cách

đúng đắn về sự tác động của kỹ thuật, của khoa học công nghệ vào mơi

trường tự nhiên để từ đó có các hoạt động thực tiễn cải biến chất lượng sống

Tiểu kết chương 2

Từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Văn hóa sinh thái, chúng ta nhận thấy rằng: Con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu cây cỏ, đất đai, mây trời… đó là những tặng phẩm mà thiên nhiên dành tặng cho con người. Trong cuộc sống thường ngày, cây cối, thiên nhiên ảnh hưởng tới khí hậu và sức khỏe của con người, chẳng những thế nó cịn mang

lại lợi ích kinh tế và chính trị to lớn cho đất nước trong từng thời kỳ phát

triển. Ngày nay, khi rừng bị chặt phá nghiêm trọng và bừa bãi, tài nguyên thiên nhiên, động vật và thực vật bị hủy hoại, tình trạng biển bị ơ nhiễm ảnh

hưởng trực tiếp tới cuộc sống nhân dân, tới chính trị, xã hội của đất nước,

chúng ta càng thấm thía lời dạy của Người về nguồn tài nguyên “Rừng vàng, biển bạc” và chớ lãng phí vàng mà phải bảo vệ vàng của chúng ta. Người đau xót trước cảnh rừng bị tàn phá, bị khai thác bừa bãi và cho rằng: “Những cây gỗ to bị chặt để đốt hay để cho mục nát thì khơng khác gì đồng bào tự đem tiền bạc ném xuống sơng”. Sự đốn định của Người về nguy hại của việc khai thác, sử dụng bừa bãi được thấy rõ trong việc cân bằng sinh thái bị phá vỡ. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Ngày nay, khi trái đất “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, nhân loại mới nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, chống lại diễn biến thất thường của thiên tai, sự biến

đổi đột ngột của thời tiết. Khí hậu thay đổi gây ra nạn sụt lở, sa mạc hóa đất

đai, thì xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái trở thành một trong những

chính sách hàng đầu của các quốc gia. Từ đó chúng ta thấy rằng, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc xây dựng môi trường sinh thái, mang lại cuộc sống tươi đẹp cho con người, và có ý nghĩa vơ cùng to lớn. Nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung có thể tìm thấy trong quan điểm và hành động thực tiễn của Người những bài học lý luận và thực tiễn trong việc phát triển văn hóa sinh thái trên tồn cầu hiện nay.

Chương 3

ẢNH HƯỞNG QUAN ĐIỂM VĂN HĨA SINH THÁI CỦA HỒ CHÍ MINH ĐẾN XÂY DỰNG VĂN HÓA SINH THÁI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Quan điểm văn hóa sinh thái của Hồ Chí Minh (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)