Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 43 - 56)

Bệnh về da chiếm một tỉ lệ nhỏ 1%. Kết quả nghiên cứu thấp hơn nhiều so với những nghiên cứu về lĩnh vực sản suất ở các ngành nghề công nghiệp tương tự khác.

Nguyễn Thế Công, Đỗ Anh Tuấn và CS , khi nghiên cứu về tình hình sức khỏe công nhân ngành hóa chất cho kết quả có 19,4% công nhân có triệu chứng cay mắt, 12,9% công nhân bị ngứa họng, ho khan và 10,4% công nhân bị khô rát họng

Các bệnh về da còn phát sinh khi các công nhân tiếp xúc với các chất có nguồn gốc hóa học. Như theo nghiên cứu của Dương Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Ngà, nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến sức khỏe người lao động, đưa ra kết quả có đến 12,8 % số công nhân được nghiên cứu bị ngứa da, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nhóm khác .

Một thực trạng tồn tại trong công nhân của các ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay là vấn đề đau mỏi cơ xương trong lao động. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học đề cập đến và nó là nguyên nhân gây đau đớn của hàng trăm triệu người trên thế giới. Song tình trạng này không gây tử vong nên không được chú ý như các bệnh ung thư, tim mạch nhưng đây lại là bệnh thường gặp ở các ngành nghề, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hiện nay. Nguyễn Ngọc Ngà phân tích một số dây chuyền nhập từ nước ngoài không phù hợp với dáng vóc của người Việt, cho thấy công nhân phải làm việc với tư thế bất lợi gây ra rối loạn cơ xương . Nghiên cứu của Dương Khánh Vân về mối liên quan Ergonomics vị trí lao động và rối loạn cơ xương ở công nhân nhà máy sản xuất giày thấy rằng tần số thao tác, gắng sức, tư thế làm việc với, cúi vặn là yếu tố nguy cơ gây rối loạn cơ xương, tỷ lệ đau mỏi cơ xương khớp ở công nhân sản xuất giày là 85,4%, các vị trí có đau mỏi cao là: thắt lưng (55%), vai (48%), cổ tay (37,1%), bàn tay (24,3%)

Ngoài việc bệnh phát sinh do nguyên nhân về tư thế theo Trịnh Hoàng Hà (2008) cho biết tỷ lệ triệu chứng đau mỏi xương khớp còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như vi khí hậu ẩm lạnh, thời gian lao động kéo dài. Ngoài việc bố trí công việc hợp lý cho công nhân, ban giám đốc còn phải bố trớ thời gian nghỉ cho công nhân một cách hợp lý

Bên cạnh những yếu tố đó đo đạc được có ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân thì còn những yếu tố chưa đo đạc nhưng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe công nhân lao động. Vì vậy việc có thêm những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về vấn đề này là hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

1. Môi trường lao động

Từ kết quả nghiên cứu tại nhà máy sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO Đình Vũ, Hải Phòng cho phép rút ra những kết luận sau:

- Nhiệt độ không khí ở các khu vực có công nhân làm việc dao động từ 29,8 – 31,60C, nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn (TCVN - 5508- 1991) - Độ ẩm không khí ở các vị trí đo dao động từ 65,0 – 78,0 nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn (TCVN - 5508- 1991)

- Tốc độ gió và chiếu sáng tại các khu vực nhà máy đều đảm bảo và nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo TCVN: 3733 - 2002.

- Mức áp âm chung ở khu vực sản xuất dao động từ 60,3 - 84,9dBA, so với TCCP (TCVN 3985 - 1999) thì hầu hết các vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép ≤ 85dBA

- Nồng độ bụi toàn phần và nồng độ hơi, khí độc đo tại các vị trí đều thấp hơn nồng độ tối đa cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành.

2. Sức khỏe người lao động

Có 99,3% lao động đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, trong đó:

- Sức khỏe loại I: 36,8%, công nhân không mắc bất cứ bệnh tật nào. - Sức khỏe loại II: 56,6%, chủ yếu mắc các bệnh về tiêu hóa, mắt và RHM. - Sức khỏe loại III: 5,7 %, chủ yếu mắc các bệnh mạn tính như viêm tai, viêm họng mạn tính, viêm Amydal mạn tính, các bệnh về hô hấp, xương khớp hay tăng huyết áp...

- Chỉ có 0,7% có sức khỏe loại IV là không đủ điều kiện sức khỏe cho phép theo yêu cầu lao động.

KIẾN NGHỊ

Từ kết luận và kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Với môi trường lao động tại nhà máy:

+ Về vi khí hậu:

• Nhà máy thường xuyên bảo dưỡng, vận hành đầy đủ hệ thống điều hòa • Nhà máy tăng cường các biện pháp nhằm làm tăng hệ số trao đổi không

khí sạch trong khu vực sản xuất.

• Lắp thêm hệ thống chiếu sáng tại các vị trí ánh sáng còn thấp như khu vực đóng bao.

+ Về tiếng ồn:

• Tại các vị trí của nhà máy tiếng ồn còn cao, công nhân cần phải được trang bị phòng hộ phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ (nút tai, mũ chụp tai). Định kì bảo dưỡng máy móc, và thay mới khi cần thiết máy móc tại khu đóng bao, tháp cám cá… nhằm giảm độ ồn tại đây.

+ Về bụi và hơi khí độc:

• Nhà máy thường xuyên vận hành các quạt thông gió, hút gió để duy trì độ thông thoáng và lưu chuyển không khí tăng cường trao đổi không khí sạch trong môi trường làm việc.

+ Về sức khỏe công nhân

• Với những trường hợp sức khỏe loại IV cần được khám chuyên khoa ngay để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

• Với những trường hợp mắc bệnh tim mạch: những trường hợp này cần được tư vấn để theo dõi và khám chuyên khoa tim mạch.

Tài liệu tiếng Việt.

Bùi Lê Vĩ Chinh, Lê Quang Liêm, Mai Minh Thùy (2001), Môi trường lao

động, cơ cấu bệnh tật, bệnh lý có tính chất nghề nghiệp của công nhân chế biến thuỷ sản đông lạnh Bình Định.

1. Ngọc Ngà (1999), Thực hành y học lao động, NXB Y học, Tr108-162.

2. Phùng Văn Hoàn (1992), Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người

công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với khí đôc và bụi trong sản xuất, Đại học Y Hà Nội.

3. Dương Văn Thắng (1995), Một số nhận xét về chức năng hô hấp của

công nhân tiếp xúc lâu ngày với bụi silic trong ngành luyện kim, báo

cáo tại Hội nghị khoa học về Y học lao động toàn quốc lần 2, Viện Y học lao động và VSMT, Tr 56-57

4. Vũ Thị Giang (2002), Đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức nghe

của công nhân trong các ngành nghề, báo cáo tại Hội nghị khoa học về

Y học lao động toàn quốc lần 6, Viện Y học lao động và VSMT, Tr 368-373.

5. Lê Trung (1997), 21 Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Nxb Y học, Hà Nội.

6. Bùi Quang Bình (2005), Vấn đề vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp ở Quảng Nam và Đà Nẵng.

7. Viện đào tạo YHDP và YTCC- Đại học Y Hà Nội (2011), Y học dự phong,

y tế công cộng, thực trạng và định hướng ở Việt Nam, NXB Y học.

8. Tạ Tuyết Bình và CS Đàm Thương Thương (2005), Điều tra về môi

trường và sức khỏe tại nhà máy cơ khí và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên.

9. Nguyễn An Lương và CS Nguyễn Mạnh Liên (1985), Báo cáo tổng

kết đề tài cấp Nhà Nước, Hà Nội.

10. Trần Công Huấn và CS (1999), Nghiên cứu đảm bảo môi trường sinh

thái hợp lý cho các trận địa ra đa cảnh giới., Trung tâm Nhiệt đới Việt

VSLĐ trường điện từ tần số Radio và tần số công nghiệp ở Việt Nam,

Báo cáo khoa học Hội nghị thường niên của tổ chức AT-VSLĐ khu vực châu Á- Thỏi Bỡnh Dương APOSHO-18, Hà Nội, tr. 299-305. 12. Nguyễn An Lương Nguyễn Mạnh Liên, Trần Công Huấn (1998),

Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của điện từ trường hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc Nam đến sức khỏe người lao động và nhân dân trong khu vực, Hà Nội.

13. Trần Thị Được (1992), Nghiên cứu môi trường lao động- Hội nghị khoa

học y học lao động lần thứ nhất 1992, Viện Y học lao động, tr 20-21.

14. Đỗ Anh Tuấn và CS Nguyễn Thế Công (2005), Điều tra sức khỏe và

điều kiện lao động công nhân ngành hóa chất.

15. Nguyễn Ngọc Ngà Dương Khánh Vân, Nguyễn Tường Sơn (2005),

Ảnh hưởng của dung môi đến sức khỏe người lao động tại một làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ.

16. Lê Gia Khải, Nguyễn Ngọc Ngà (1994), Những khía cạnh Y học lao động và Vệ sinh môi trường trong chuyển giao công nghệ, Kỷ yếu công

trình nghiên cứu khoa học- Bộ Y Tế, tr 39.

17. Tạ Tuyết Bình và CS (1997), Đánh giá nguy cơ gây rối loạn cơ xương ở nữ công nhân sản xuất gạch bằng lũ tuy-nen, Tập san Y học

lao động và Vệ sinh môi trường số 11, tr 34.

18. Trịnh Hoàng Hà (2008), Nghiên cứu gánh nặng lao động của điện

thoại viên 1080 và đè xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ y học -

Đại học Y Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

19. Kustov (1988), Effect of hight temp and poision gas on human health,

Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành Khóa luận này, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của các thày cô giáo nhà trường, gia đình và tập thể công nhân viên nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ, Hải Phòng, cùng sự giúp đỡ của các anh chị, các cô bác tại Trung tâm bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động.

Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới:

PGS. TS Khương Văn Duy – Người thày đã tận tình hướng dẫn, hết

lòng tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Ban lãnh đạo Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, các thày cô trong Bộ môn Sức khỏe Nghề nghiệp, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, trường Đại học Y Hà Nội đó tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và tiến hành thu thập số liệu của Khóa luận này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ, Hải Phòng và các cán bộ Trung tâm bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh giúp đỡ động viên và khuyến khích tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu để hoàn thành Khóa luận này.

Hà Nội, 18 tháng 12 năm 2013 NGÔ BÁ HƯNG

Kính gửi:

Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Bộ môn Sức khỏe Nghề nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp một cách trung thực, chính xác và khoa học. Các kết quả thu được trong Khóa luận là xác thực và chưa được công bố trên bất kỳ tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013 Sinh viên

BHLĐ Bảo hộ lao động

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

ĐKLĐ Điều kiện lao động

MT Môi trường

NLĐ Người lao động

VKH Vi khí hậu

ĐẶT VẤN ĐỀ...1

CHƯƠNG 1...3

TỔNG QUAN...3

1.1. Tình hình chung ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nước ta hiện nay...3

1.1.1. Đặc điểm thức ăn chăn nuôi...4

1.1.2. Đặc điểm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi...5

1.1.3. Vai trò chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi...6

1.1.4. Thiết bị và dây chuyền công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi...8

1.1.5. Vài nét về nguồn nhân lực trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi...10

1.2. Môi trường lao động của công nhân...11

1.2.1. Định nghĩa chung về môi trường và môi trường lao động...11

1.2.2. Các yếu tố của môi trường lao động...13

1.3. Sức khỏe và bệnh tật công nhân...17

1.3.1. Các khái niệm...17

1.3.2. Phân loại sức khỏe...17

1.3.3. Bệnh nghề nghiệp...18

1.4. Địa bàn nghiên cứu...20

1.5. Sơ đồ nghiên cứu...20

CHƯƠNG 2...22

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...22

2.1. Đối tượng nghiên cứu...22

2.1.1. Môi trường lao động...22

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...22

2.2. Phương pháp nghiên cứu...22

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...22

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu...22

2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu...23

2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu...23

2.2.7. Sai số và cách khống chế...25

2.2.8. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu...25

2.2.9. Một số khái niệm trong nghiên cứu...25

2.2.10. Đạo đức nghiên cứu...27

CHƯƠNG 3...27

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...27

3.1. Kết quả đo môi trường lao động...28

3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu...28

3.1.2. Kết quả đo tiếng ồn...30

3.1.3. Kết quả đo ánh sáng - bụi...31

3.1.4. Kết quả đo hơi khí độc...31

3.2. Tình hình sức khỏe, bệnh tật...33

3.2.1. Phân bố giới tính trong công nhân...33

3.2.2. Tình hình bệnh tật của người lao động...34

3.2.3. Phân loại sức khỏe...35

CHƯƠNG 4...37

BÀN LUẬN...37

4.1. Môi trường lao động...37

4.1.1. Vi khí hậu...37

4.1.2. Về tiếng ồn...38

4.1.3. Về điều kiện ánh sáng...39

4.1.4. Về nồng độ bụi và hơi khí độc...40

4.2. Sức khỏe công nhân...40

4.2.1. Đặc điểm chung của công nhân...41

4.2.2. Tình hình bệnh tật công nhân...41

4.2.3. Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp...43

KẾT LUẬN...45

KIẾN NGHỊ...46

Bảng 3.1. Kết quả đo vi khí hậu môi trường lao động (n = 103)...28

Bảng 3.2: Kết quả đo ánh sáng môi trường lao động...31

Bảng 3.3: Kết quả đo hơi khí độc môi trường lao động...32

Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh của công nhân...34

Biểu đồ 3.1: Nhiệt độ tại các khu vực...29

Biểu đồ 3.2: Độ ẩm tại các xưởng...29

Biểu đồ 3.3: Tốc độ gió trung bình tại các xưởng...30

Biểu đồ 3.4: Đo tiếng ồn tại các xưởng...30

...31

Biểu đồ 3.5: Kết quả đo bụi toàn phần môi trường lao động...31

Biểu đồ 3.6: Phân bố công nhân theo giới...33

Biểu đồ 3.7: Tình hình mắc các bệnh tật trong công nhân...34

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 43 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w