Tình hình bệnh tật công nhân

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 41 - 43)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số 299 công nhân khám sức khỏe định kỳ cho thấy: sức khỏe loại I bao gồm những công nhân không mắc bất kỳ bệnh gì và chiếm tới 36,8%. Sức khỏe loại II chiếm tỷ lệ cao nhất 56.6%. Sức khỏe loại III chỉ chiếm tới 5.7%, loại IV là 0,7% và không có ai có sức khỏe yếu. Đây là một kết quả rất tốt và thuận lợi cho điều kiện lao động tại nhà máy. Ít nhiều con số này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và năng suất công việc. Mặc dù chiếm ti lệ thấp nhưng số công nhân có sức khỏe loại III và đặc biệt là loại IV cần được nhà máy quan tâm, bố trí công việc phù hợp.

Qua điều tra tại nhà máy, các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất đó là: RHM 32,1%, bệnh về mắt chiếm 18,7%, theo sau là các bệnh về tiêu hóa, cơ – xương – khớp và nhóm về bệnh TMH.

Nhóm bệnh về mắt có 56 người chiếm 18,7% trong đó chủ yếu là các bệnh về tật khúc xạ là cận thị. Qua thăm khám thấy đa số các trường hợp đều chưa ý thức được và rất ít sử dụng kính. Điều này sẽ làm cho tật khúc xạ ngày càng tăng thêm. Occup. Health ( 2006), nghiên cứu vấn đề thị lực của các

công nhân Thái Lan cho biết 52% người lao động có ít nhất 1 bệnh liên quan đến thị lực và 48,3% công nhân làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn có vấn đề về thị lực .

Nhóm bệnh về răng hàm mặt có 96 người chiếm tỷ lệ cao nhất 32,1%,trong đó chủ yếu là cao răng, viêm lợi, mất răng và sâu răng. Cho thấy công tác chăm sóc răng miệng còn chưa được quan tâm đúng mức. Những người sâu răng, mất răng cần được điều trị, làm răng giả để tăng cường sức nhai.

Nhóm bệnh về tai mũi họng có 28 người chiếm 9,4%, trong đó chủ yếu là viêm tai, viêm họng mạn tính, viêm Amydal mạn tính. Theo Nguyễn Bát Can, Đặng Đức Bảo (1962), hơi hóa chất độc gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc miệng làm tăng tỷ lệ viêm họng, viêm mũi xoang, viêm lợi của công nhân .

Các bệnh phụ khoa chiếm 2%, con số này thấp do số công nhân là nam chiếm phần lớn.

Ngoài ra, còn phát hiện sớm một số bệnh như bệnh lý tim mạch, sỏi thận, da liễu... Nguyên nhân gây ra có thể là do áp lực làm việc, tiếng ồn, tiếp xúc với hơi khí độc.

Một số ảnh hưởng của môi trường lao động đến sức khỏe công nhân như nghiên cứu của Trần Thị Được (1992), ảnh hưởng của môi trường lao động, nhất là tác động phối hợp giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp tới các biến đổi sinh lý, bệnh lý của công nhân được đề cập ngày càng rõ nét, nhất là sau hội nghị quốc tế lần 2 về tác động phối hợp nhiều yếu tố trong vệ sinh lao động tại Nhật Bản (1986), chủ yếu tác động môi trường ở đây là vi khí hậu nóng trong công nghiệp, bụi và hơi khí độc, tác động xấu đến quá trình hô hấp và quá trình vận chuyển oxy trong máu .

Theo Kustov (1988), tác động phối hợp của vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, làm công nhân chóng mặt, mệt mỏi về thể lực và tâm lý, làm biến đổi các chức

năng sinh lý cơ bản, giảm khả năng lao động nếu tác động kéo dài gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng .

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 41 - 43)