Về tiếng ồn

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 38 - 39)

Khi đo kiểm tra tiếng ồn tại các phân xưởng trong công ty kết quả cho thấy, mức áp âm chung ở khu vực sản xuất dao động từ 60,3 – 84,9dBA so với TCCP (TCVN 3985 - 1999) thì hầu hết các vị trí đều nằm trong tiêu chuẩn.

Tiếp xúc liên tục với tiếng ồn cao đầu tiên sẽ bị mệt mỏi thính giác rồi đến giảm dần thính lực rồi cuối cùng là giảm toàn phần thính lực “Điếc nghề nghiệp” . Theo Vũ Thị Giang khi kiểm tra 347 công nhân ở khu công nghiệp Đồng Nai về sức nghe có 114 công nhân bị giảm thính lực, 30 công nhân

được giám định điếc nghề nghiệp (chiếm 8,64%). Cũng theo nghiên cứu này, về ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức nghe của công nhân các ngành nghề cho thấy cường độ tiếng ồn trong các ngành nghề như sau: ngành dệt sợi từ 90,5 - 91,5dBA; ngành cơ khí là 98,7dBbA tại khu vực máy phay, đúc; tỷ lệ số mẫu đo tiếng ồn vượt tiêu chuẩn là từ 53,4 - 85,71%, cao nhất trong số đó là ngành cơ khí, đúc (85,71%), tỷ lệ số công nhân bị điếc nghề nghiệp tỷ lệ thuận với số năm làm việc .

Tiếng ồn cao cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lao động và tăng tỷ lệ tai nạn lao động, làm phân tán sự tập trung của công nhân, ảnh hưởng đến thần kinh. Trong những năm gần đây người ta quan tâm nhiều đến ảnh hưởng không đặc hiệu của tiếng ồn dưới 80dBA gây suy nhược thần kinh, giảm khả năng tập trung và tư duy, rối loạn thần kinh giao cảm, đặc biệt rối loạn vận mạch ở đại não, tiếp xúc lâu dài có thể mắc các bệnh tim mạch khác nhau .

Một phần của tài liệu thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012 (Trang 38 - 39)