Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ mắc bệnh của công nhân
Tên bệnh Số lượng (n= 299) Tỉ lệ % 1. Các bệnh về mắt 56 18,7% 2. TMH 28 9,4% 3. RHM 96 32,1% 4. Các bệnh về tim mạch 1 0,3% 5. Da liễu 3 1,0% 6. Ngoại khoa 4 1,3%
7. Gân – cơ – xương khớp 35 11,7%
8. Phụ khoa 6 2,0%
9.Thận - Tiết niệu 9 3,0%
10/Tiêu hóa 45 15,1%
11. HbsAg – Test 299
- Dương tính 2 0,6%
Biểu đồ 3.7: Tình hình mắc các bệnh tật trong công nhân
Nhận xét:
Nhóm bệnh về RHM là nhóm bệnh có tỉ lệ cao nhất khi có đến 96 người mắc, chiếm tỉ lệ 32,1%, trong đó chủ yếu là cao răng, viêm lợi, mất và sâu răng.
Nhóm bệnh có tỉ lệ cao tiếp theo là các bệnh về mắt trong đó chủ yếu là các bệnh về tật khúc xạ như cận thị, chiếm 18,7%.
Nhóm bệnh đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ 15,1% trong đó chủ yếu là các bệnh viêm, loét dạ dày, tá tràng.
Có 11,7% số công nhân có các bệnh về hệ cơ, xương, khớp như đau mỏi lưng mãn tính, chèn ép dây thần kinh và thoái hóa đốt sống.
Nhóm bệnh về tai mũi họng có 28 người chiếm 9,4%,trong đó chủ yếu là viêm tai,viêm họng mạn tính,viêm Amydal mạn tính.
Các nhóm bệnh còn lại có tỉ lệ thấp hơn như da liễu, ngoại khoa, phụ khoa...
3.2.3. Phân loại sức khỏe
Phân loại sức khỏe người lao động: dựa theo Quyết định số 1613/BYT QĐ ngày 15/8/1997. Số khám là 299 trong đó số công nhân Nam là: 277; Nữ: 22.
Bảng 3.5: Bảng phân loại sức khỏe
Số CN
Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V
Tổng
n % n % n % n % n %
Nam 104 34,8 157 52,5 14 4,7 2 0,7 0 0 277
Nữ 6 2 13 4,3 3 1 0 0 0 0 22
Tổng 110 36,8 170 56,6 17 5,7 2 0,7 0 0 299
Biểu đồ 3.8: Phân loại sức khỏe công nhân Nhận xét:
Tỷ lệ công nhân có sức khỏe loại 1 và loại 2 chiếm rất cao, lần lượt là 36,8% và 56,6%.
Tỷ lệ công nhân có sức khỏe trung bình 5,7%
Tỷ lệ công nhân có sức khỏe yếu chỉ là 0,7% và không có công nhân có sức khỏe loại rất yếu.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Môi trường lao động