Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 32 - 37)

Trong thời đại mà công nghệ thông tin bước vào giai đoạn phát triển vũ bão như hiện nay, thói quen sinh hoạt và giao dịch của con người cũng có những thay đổi theo hướng ngày càng sử dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin phục vụ cho việc phục vụ cho việc sinh hoạt và giao dịch của mình. Công ty cần phải xây dựng và phát triển tin học phục vụ công tác kinh doanh cũng như quản lý hoạt động công ty.

Thực tế đối với các khách hàng là các công ty, họ đã quen với việc áp mã của lô hàng xuất vào hệ thống theo dõi qua mạng của các hãng tàu để biết tình hình hiện tại của các lô hàng của mình như thế nào. Trong thực tế, đối với các lô hàng là hàng xuất lẻ việc áp mã vạch vào các lô hàng xuất hiện nay cũng chưa nhiều và chưa đáp ứng được nhu cầu của hệ thống phần mềm và hệ thống quét mã vạch thật hiện đại nhằm mã vạch hóa tình hình hàng hóa trong quá trình vận chuyển đáp ứng kịp thời nhu cầu theo dõi tình hình xuất hàng của khách hàng. Hoạt động này cũng cần có sự kết hợp chặt chẽ với hệ thống đại lý toàn cầu nhằm đạt được tính thống nhất cao.

Kết nối hệ thống mạng nội bộ mang tính nhanh chóng và bảo mật cao, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

Kết nối internet tốc độ cao đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin và các nhu cầu khác như bán hàng qua mạng của công ty.

Đảm bảo hệ thống thông tin mạng của công ty mang tính thông suốt, tránh sự xâm hại của các loại virus máy tính làm gián đoạn đáng kể hoạt động kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo tính bảo mật cao cho hệ thống thông tin quý giá của công ty tránh sự xâm nhập và đánh cắp thông tin của các đối thủ cạnh tranh.

Để sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin đòi hỏi công ty phải có giải pháp đầu tư tổng thể và chi tiết, có định hướng dài hạn. Hơn thế nữa việc đầu tư xây dựng hệ thống IT cũng giúp chính công ty nâng cao hiệu quả và năng suất. Công ty đã có nhiều ý thức trong việc áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình: Chẳng hạn công ty đang dựng lại website của mình. Website không chỉ đơn thuần giới thiệu về công ty, về dịch vụ của công ty mà còn có các tiện ích mà khách hàng cần như lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…

Công ty nên xây dựng và áp dụng hệ thống EDI (hệ thống chia sẻ và trao đổi dữ liệu điện tử). “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ

máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin” - Ủy ban liên hợp

quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).

Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao, tính kinh tế và sự chính xác trong việc xử lý chứng từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại những lợi ích:

• Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch cả trong và ngoài giờ làm việc.

• Chi phí giao dịch thấp hơn. • Dịch vụ khách hàng tốt hơn.

• Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động, nhanh chóng và chính xác.

• Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn cả ở mức nội bộ và liên công ty.

• Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn.

KẾT LUẬN

Mặc dù khái niệm dịch vụ logistics đã được quy định rõ tại điều 133 Luật Thương mại năm 2005, nhưng trên thực tế dịch vụ logistics cần được nhận thức là sự phát triển ở giai đọan cao của dịch vụ giao nhận kho vận trên cơ sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, điều phối hiệu lực và hiệu quả hàng hóa, dịch vụ từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển ngoại thương cũng như thị trường nội địa, thị trường dịch vụ logistics (còn được gọi là thị trường thuê ngoài logistics hoặc thị trường dịch vụ 3PL (third party logistics) cũng có mức phát triển rất khả quan với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 20-25%, góp phần quan trọng vào

việc phát triển kinh tế đất nước.

Dịch vụ logistics có mối liên hệ mật thiết đến sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, các phương thức vận tải… Trong quy hoạch phát triển cảng biển, vận tải biển Việt Nam cũng như Dự án phát triển bền vững giao thông vận tải Việt Nam (VITRANSS2) đến năm 2020, định hướng 2030, logistics được nhìn nhận là một thành tố thiết yếu thúc đẩy các ngành kinh tế pháttriển.

Chiến lược phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và các năm tiếp theo là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối các cấp quản lý vĩ mô nhằm đồng bộ hóa logistics cũng như dịch vụ logistics với các ưu tiên phát triển các ngành kinh tế khác, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Cùng với xu thế phát triển của thị trường, nhưng cũng có những công ty vừa và nhỏ không có khả năng xuất khẩu trực tiếp nên cần phải có những đại lý giao nhận trung gian. Vì vậy các công ty giao nhận cần phải có những chiến lược cũng như hoạch định để có thể cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Và công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội cũng nhận thấy được điều này và đang từng bước xây dựng những điều cơ bản, đưa ra các giải pháp tăng cường trong kinh doanh để có

thể cạnh tranh và phát triển được trên thị trường dịch vụ logistics trong nước cũng như trên toàn thế giới .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH VÀ GIÁO TRÌNH

1. TS. Lý Bách Chấn, Đào tạo trong dịch vụ Logistics, Đại học Giao thông vận tải – TP Hồ Chí Minh, 2009.

2. Triệu Cẩm Hồng, Vận tải quốc tế - bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn Hóa Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

3. Đoàn Thị Hồng Vân, Giáo trình kỹ thuật ngoại thương, NXB Lao Động – Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh, 2007

4. Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Logistics, NXB Thống Kê, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

5. Nguyễn Như Tiến- Logistics, Khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam-NXB GTVT, 2006

6. Luật Hàng Hải Việt Nam ( 2005), luật hàng không dân dụng Việt Nam (1992), Luật thương mại Việt Nam (2005), Luật Hải Quan (2005), và nghị định 140 /2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WEBSITE http://www.logisticstoday.com/

TÀI LIỆU CÔNG TY

1. Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011,2012

2. Bảng cân đối phát sinh tổng hợp, Báo cáo chuyển lưu tiền tệ các năm 10, 11,12

MỤC LỤC

Lời mở đầu………..

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU HÀ NỘI 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty……….

1.1.1 Giới thiệu về công ty………

1.1.2 Lĩnh vực hoạt động………..

1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động………

1.3 Nguồn lực của công ty………

1.4 Kết quả kinh doanh của công ty………

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TOÀN CẦU HÀ NỘI 2.1 Qui trình cung ứng dịch vụ đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu tại Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội bằng đường biển……….

2.1.1 Quy trình cung ứng dịch vụ cho hàng xuất khẩu……….

2.1.2 Quy trình cung ứng dịch vụ cho hàng nhập khẩu………

2.1.3 Qui trình cung ứng dịch vụ hải quan………

2.1.4 Quy trình cung cấp dịch vụ giao nhận………..

2.2 Tình hình kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội………..

2.2.1 Sản lượng giao nhận………

2.2.2 Mặt hàng giao nhận………..

2.2.3 Thị trường giao nhận……….

2.2.4 Khách hàng………..

2.2.5 Giá trị giao nhận………

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics của Công tyTNHH Toàn Cầu Hà Nội……….

2.3.1 Chi phí logistics của Công ty năm 2012………

2.3.2 Những thuận lợi trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH

Toàn Cầu Hà

Nội……….

2.3.3 Những khó khăn trong hoạt động giao nhận hàng hóa tại Công ty TNHH Toàn Cầu Hà Nội……….

2.3.4 Thành tựu của hoạt động logistics……… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.5 Hạn chế và nguyên nhân………..

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN TOÀN CẦU HÀ NỘI 3.1 Kế hoạch phát triển của công ty trong giai đoại từ năm 2013 đến năm 2015……….

3.2 Các giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại công ty……….

3.2.1 Tăng cường hoạt động marketing ………...

3.2.2 Tăng cường nhận thức về Logistics ………..

3.2.3 Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dịch vụ logistics………..

3.2.4 Hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ logistics ………...

3.2.5 Hạn chế và nguyên nhân……….

3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics………..

KẾT LUẬN ……..………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………..

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 32 - 37)