Tăng cường hoạt động marketing

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 27 - 30)

- Nâng cao công tác dịch vụ khách hàng

Trước hết, để có một dịch vụ tốt thì công ty cần nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. Công tác dịch vụ khách hàng là những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm giải quyết các đơn đặt hàng của khách hàng. Mục đích của hoạt động

dịch vụ khách hàng là tạo cho quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và kết quả của quá trình này là làm tăng giá trị sản phẩm trao đổi. Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng là: tìm hiểu thị trường, xác định nhu cầu thị trường; xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, xử lý tình huống, duy trì uy tín với khách hàng; lắp đặt, bảo hành, sửa chữa và các dịch vụ khác; theo dõi sản phẩm.

Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường.

Nhằm tạo được nguồn hàng vận chuyển ổn định; xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để có điều kiện thuận lợi trong việc thiết kế chuỗi logistics và giảm chi phí cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho công ty Logistics.

Bước 1: Lựa chọn khách hàng mục tiêu. Khai thác những khách hàng

có tiềm năng hàthêm cả một số khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể khai thác tối đa năng lực cung cấp dịch vụ của công ty.

Bước 2: Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa công ty và khách

hàng. Phát triển dịch vụ Chăm sóc khách hàng - Customer Care .

Chăm sóc khách hàng luôn luôn là một yêu cầu cần thiết trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội nói riêng. Khách hàng ngày nay - theo cách nói của các nhà kinh doanh - không phải là một “đám đông màu xám”, mà họ là những con người đầy đòi hỏi, muốn đuợc đối xử nhã nhặn, được tôn trọng và được nghe những lời cảm ơn chân thành. Những điều mà khách hàng cần biết khi mua sản phẩm dịch vụ là rất nhiều và gần như vô tận. Họ không chỉ mong đựơc đem lại những dịch vụ giá trị gia tăng từ doanh nghiệp, mà còn quan tâm đến việc họ có thể liên hệ được với công ty dễ dàng hay không, liệu các sự cố họ gặp phải có được giải quyết một cách nhanh chóng,… Không chỉ vậy, đối với khách hàng, họ còn đánh giá một dịch vụ tốt theo cách đối xử của nhân viên bởi cung cách phục vụ của nhân viên sẽ phản ánh một phần chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Tất cả

những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của khách hàng: vui hay buồn, hài lòng hay thất vọng,… Và doanh nghiệp nên nhớ rằng cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng.

Vì vậy, hệ thống chăm sóc khách hàng dựa trên thiết bị công nghệ hiện đại, theo một quy trình tận tình, chuyên nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết với các nhà kinh doanh.

Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng phải là một "sản phẩm" trọn vẹn, tổng hợp. Công ty cần phải kết hợp hoạt động giữa các bộ phận trong công ty, từ bộ phận R&D, marketing, bán hàng cho đến bộ phận chăm sóc khách hàng nhằm xây dựng các chiến phù hợp. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt thể hiện sự nhất quán trong hoạt động của một công ty, nhờ vậy mà khách hàng không phải mất nhiều thời gian chờ đợi hay mất công đi gặp hết bộ phận này đến bộ phận khác khi có vấn đề cần giải quyết.

Bước 3: Thiết kế hoạt động logistics phù hợp với yêu cầu của từng

khách hàng- nhóm khách hàng riêng biệt. - Chăm sóc khách hàng sau bán hàng.

Phòng dịch vụ khách hàng lập danh sách các khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty để có chính sách hỗ trợ bán hàng phù hợp:

- Tổ chức hội nghị khách hàng 1 lần/ năm nhằm tạo cơ hội gặp gỡ khách hàng đã hợp tác và sử dụng dịch vụ của công ty, là dịp để Ban Giám Đốc công ty và các khách hàng xây dựng thêm mối quan hệ chặt chẽ, đồng thời cũng là lúc để công ty giới thiệu thêm các sản phẩm dịch vụ mới nhằm tranh thủ sự ủng hộ của khách hàng.

- Có kế hoạch thăm viếng các khách hàng hiện có cũng như các khách hàng tiềm năng ít nhất 1 lần/ quý, mục đính nhằm kịp thời nắm bắt những khó khăn của khách hàng cũng như tìm hiểu những nhu cầu mới của họ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Trong những cuộc thăm viếng khách hàng, nhiệm vụ của phòng dịch vụ khách hàng là cung cấp và phổ biến thông tin về những dịch vụ hiện có, cũng như những dịch vụ mới mà công ty dự

định giới thiệu ra thị trường, chú ý thiết kế những món quà tặng có logo và biểu ngữ riêng nhằm xây dựng hình ảnh công ty thân thiện trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 27 - 30)