Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 25 - 27)

- Trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, cơ sở hạ tầng của công ty còn yếu, còn thiếu, thiết bị phục vụ chưa đáp ứng hết yêu cầu công việc. Chủ yếu là công ty phải đi thuê. Công ty cần mở rộng, nhiều vốn để mua sắm các máy móc, thiết bị.

- Các khách hàng của công ty vẫn là các khách hàng công ty nhỏ lẻ, chưa có nhiều các khách hàng thuộc các khu công nghiệp.

- Các phí như phí kho bãi, cước container, vận tải, xăng dầu, bốc dỡ… còn cao nên tác động tới chi phí lưu thông của công ty dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh. Tình hình giá cả xăng dầu trong nước nói riêng và trên toàn thế giới nói chung luôn luôn biến động, giá xăng dầu luôn ở mức cao nên ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công ty.

- Thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản : Đối với nghiệp vụ logistics, để thực hiện quản lý dây chuyền cung ứng (Supply chain management) đòi hỏi nhân viên giao nhận phải có trình độ kinh doanh quốc tế, kiến thức công nghệ thông tin ở mức nhất định. Logistics là hoạt động toàn cầu, liên quan đến luật lệ của nhiều nước. Nguồn nhân lực cho ngành này chủ yếu được lấy từ các đại lý hãng tàu hoặc từ các công ty giao nhận vận tải biển và sử dụng theo khả năng của họ. Rõ ràng, với một nguồn nhân lực thiếu chuyên môn, yếu nghiệp vụ như vậy thì khả năng cạnh tranh sẽ như “trứng chọi đá” trước các hãng logistics nước ngoài với thế mạnh về vốn và công nghệ, cộng thêm đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao. Thực sự đây là hạn chế lớn cho các công ty

giao nhận Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội nói riêng, đặc biệt là những nhân viên với trình độ kinh doanh quốc tế có hạn. Ở nhiều nước trên thế giới logistics là cả một chuyên ngành đào tạo nhưng ở nước ta chưa có một trường đại học nào đào tạo chuyên ngành này một cách chính quy. Chính vì thế nhu cầu cho xây dựng một nguồn nhân lực logistics là yêu cầu cần thiết hiện nay đối với Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội nói riêng và ngành logistics nói chung.

- Hạn chế về áp dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ Logistics: Có thể nói hệ thống thông tin là trái tim của mọi hoạt động nói chung và hoạt động logistics nói riêng, quản lý chuỗi logistics là quản lý cả dòng vật chất lẫn dòng thông tin. Nếu thiếu một trong hai thì hoạt động đó chưa phải là hoạt động logistics thật sự. Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội chủ yếu vẫn sử dụng hệ thống thông tin truyền thống (điện thoại, fax, email) để trao đổi thông tin, gửi và nhận chứng từ với khách hàng, hải quan. Trong khi những nước quanh ta như Singapore, Thailand, Malaysia…đã áp dụng hệ thống trao đổi thông tin điện tử cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến,thông quan bằng các thiết bị điện tử. Hầu như các công ty Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội nói riêng, chưa công ty nào có phần mềm hay hệ thống thông tin kết nối với các đối tác của riêng mình.

Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa cao, chưa đồng bộ và chưa thực sự đạt hiệu quả. Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội chưa tham gia sử dụng chứng từ điện tử và hợp đồng điện tử. Nếu xét trên khía cạnh xây dựng website thì website Công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội chỉ mang tính giới thiệu đơn thuần về doanh nghiệp, về dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa cung cấp được các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ theo dõi đơn hàng( track and trace), lịch tàu, đăng kí điện tử (e-booking), theo dõi chứng từ…..

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KINH

DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG

TY TNHH GIAO NHẬN TOÀN CẦU HÀ NỘI 3.1 Kế hoạch phát triển của công ty trong giai đoại từ năm 2013 đến năm 2015.

Trong những năm sắp tới, công ty TNHH Giao nhận Toàn Cầu Hà Nội không chỉ phấn đấu tăng quy mô khách hàng và doanh thu mà còn có định hướng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang làm đại lý tàu biển để tiến tới mục tiêu hình thành một công ty Logistics quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Đồng thời, với mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa công ty với nhân viên và tiến theo xu hướng phát triển của thị trường, sau khi mở rộng quy mô hoạt động công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa cho nhân viên tham gia vào góp vốn cổ phần. Dự kiến đến năm 2015 tổng số huy động của các cổ đông chiếm khoảng 35% đến 40% tổng số vốn của công ty.

Một phần của tài liệu thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty tnhh giao nhận toàn cầu hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w