Thời đại Sơ kỳ kim khí

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật trang sức đá thời đại hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 25 - 36)

1.1. Khái quát về thời đại Hậu kỳ đá mới Sơ kỳ kim khí

1.1.2. Thời đại Sơ kỳ kim khí

Trong những năm 20 của thế kỷ trước, H.Parmentier đã công bố tài liệu về Sa Huỳnh do Labarre khai quật(H.Parmentier 1924) V. Goloubew công bố tài liệu về Đông Sơn do Pajot khai quật (Goloubew, 1929). Dẫu những cuộc

khai quật đó khơng có chất lượng khoa học nhưng những tài liệu này lại là rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu thời sơ sử Việt Nam.

Tuy nhiên , công việc tìm tịi của người Pháp về thời đại kim khí Việt Nam

dường như dừng lại ở đó , ngoại trừ một số trống đồng được sưu tập. Văn hóa

Đơng Sơn và văn hóa Sa Huỳnh đã được biết đến nhưng người ta vẫn chưa rõ

về cuội nguồn của chúng. Thế là nảy ra nhiều lý thuyết thiếu căn cứ về nguồn gốc của các văn hóa này.

Phải chờ đến sau năm 1954, khi nền khảo cổ học của nước Việt Nam độc lập bắt đầu được xây dựng, chúng ta mới có thêm những tri thức mới về

thời đại kim khí Việt Nam. Ngay lúc bấy giờ các nhà khảo cổ học đã đặt

những nhiệm vụ là đi tìm những di tích thời đại đồng có trước Đơng Sơn, tức những di tích mà hiện nay quen gọi là Tiền Đơng Sơn. Ở đây, tác giả xin trình bày các văn hóa khảo cổ Sơ kỳ kim khí được phân lập như sau:

26

* Các văn hóa Tiền Đơng Sơn vùng Sơng Hồng. -! Văn hóa Phùng Ngun

Năm 1959, di chỉ Phùng Nguyên(Phú Thọ) được phát hiện và khai

quật. Có thể coi đây là một mốc quan trọng trên con đường nghiên cứu thời đại kim khí Việt Nam.

Được gọi theo tên di chỉ đầu tiên được phát hiện và khai quật ở vùng Đất Tổ (Phú Thọ) là văn hóa Sơ kỳ kim khí, mà đến nay diện mạo và địa vực

phân bố của nó được xác lập chắc chắn ở lưu vực sông Hồng. Năm 1959 là mốc mở đầu cho lịch sử nghiên cứu về văn hóa Phùng Nguyên. Gần trọn 40

năm kể từ đó đến nay, cơng cuộc nghiên cứu về văn hóa đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Có thể nói là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nền khảo cổ học Việt Nam trẻ tuổi. Ý nghĩa của việc phát hiện và nghiên cứu văn hóa Phùng Ngun khơng chỉ bó hẹp ở chỗ làm sống dậy một nền văn

hóa khảo cổ thời đại Sơ kỳ kim khí phát triển rực rỡ mà suốt nhiều thập kỷ

không được các nhà khảo cổ học Pháp biết tới, cũng không chỉ, dù là vô cùng quan trọng, là ở chỗ chứng minh được nguồn gốc bản địa của văn hóa Đơng Sơn nổi tiếng, mà còn là ở chỗ chứng minh bằng thực tế “Lịch sử 4000 năm

văn hiến”của dân tộc, chứng minh sự có thật “đất Phong Châu một thời Hùng Vương”trước đó vẫn mang đầy tính huyền thoại. Chính vì vậy, thời đại lịch sử nghiên cứu văn hóa này gắn chặt với nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành khảo cổ học những năm cuối 60 đầu 70 là nghiên cứu thời kỳ Hùng Vương, mà công lao to lớn là Giáo sư, Viện sỹ Phạm Huy Thơng chủ trì với các hội nghị, hội thảo về chủ đề: Hùng Vương Dựng nước. Có thể lấy năm 1959, năm phát hiện di chỉ Phùng Nguyên và đầu năm 1971, năm tổ chức Hội nghị

nghiên cứu thời Hùng Vương lần thứ IV làm mốc mở đầu và kết thúc thời đại nghiên cứu này. Đây là thời đại của những phát hiện, khai quật các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên dồn dập và sôi nổi nhất.

27

Phần lớn những di chỉ quan trọng đã được khai quật, nghiên cứu trong

thời đại này. Ngay sau khi phát hiện và những đợt khai quật đều ở di chỉ

Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ đã lần lượt tìm thấy hàng loạt các địa điểm

khác cách khơng xa nó, có những đặc trưng văn hóa tương đồng. Có thể kể đến những địa điểm nổi bật như: Di chỉ Gị Bơng, di chỉ Xóm Dền, di chỉ Đồng Sấu, di chỉ Nghĩa Lập, di chỉ Đồng Đậu…

Kết quả của 10 năm nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên thật lớn lao. Chỉ trong thời gian khơng dài đó, các nhà khảo cổ học đã có trong tay khối tư liệu phong phú , đa dạng về một loại hình văn hóa đủ cơ sở để khẳng định đó là một nền văn hóa Sơ kỳ đồng thau- văn hóa Phùng Nguyên, trong số đó hiện vật trang sức đã xuất lộ một khía cạnh đặc sắc, đáng chú ý

Trong thời đại này đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cụ thể về kỹ thuật chế tác đồ đá (Nguyễn Thị Kim Dung 1985), đồ gốm (Hà Văn Tấn, Hán Văn

Khẩn, Hà Văn Phùng 1970, Hà Văn Tấn, Hán Văn Khẩn 1976). Có những bài viết đi sâu nghiên cứu về một loại hình cơng cụ như rìu, bàn đập hay một lọa

hình hiện vật trang sức (Hà Văn Tấn ). Ngồi ra các vấn đề về kinh tế, sự phát triển xã hội, đời sống văn hóa, tư duy, thẩm mỹ nghệ thuật của văn hóa Phùng Nguyên và chủ nhân đã được đề cập đến trong nhiều bài viết. Tóm lại, đối với

văn hóa Phùng Nguyên, gần 4 thập kỷ qua là những thập kỷ của phát hiện, tích lũy tư liệu và nghiên cứu toàn diện. Hơn 50 di chỉ Phùng Nguyên được phát

hiện, bản đồ phân bố văn hóa ngày càng được điền đầy.

Văn hóa Phùng Ngun là một văn hóa khảo cổ khơng chỉ có số lượng di chỉ nhiều mà cịn có một khối lượng di vật cực kỳ phong phú và đa dạng

được chế tác từ chất liệu gốm, đá, xương, sừng… cho thấy trình độ phát triển

28 * Đồ đá:

Đặc trưng lớn nhất của di vật đá Phùng Ngun là kích thước nhỏ nhắn,

kể cả cơng cụ sản xuất và đồ trang sức đều chế tạo tinh xảo bằng các loại đá

có độ rắn cao, màu sắc đẹp. * Đồ gốm:

Đồ gốm là loại hình di vật biểu trưng rõ nét nhất cho các văn hóa khảo

cổ. Ở văn hóa Phùng Nguyên, gốm càng có tầm quan trọng hơn vì văn hóa

Phùng nguyên đã đạt tới trình độ phát triển cao. Đồ gốm trong văn hóa Phùng Nguyên có một số lượng rất lớn, lên đến hàng vạn mảnh.

Liên quan chặt chẽ với gốm là việc thông qua gốm, các nhà khảo cổ có thể nhìn nhận và đoán định các thời đại phát triển trong văn hóa Phùng

Nguyên. Đã nhiều năm nay vấn đề đánh giá sự phát triển sớm muộn bên trong văn hóa Phùng Ngun ln làm cho các nhà nghiên cứu băn khoăn, mặc dù vậy ngay từ khi phát hiện được khoảng hơn chục địa điểm thuộc văn hóa này

thì vấn đề đã được đặt ra. Điển hình là cuộc tranh luận trong Hội nghị Hùng Vương dựng nước 1970- 1971. Nhìn chung các ý kiến này đều đồng nhất rằng

văn hóa Phùng Nguyên có sự phát triển sớm muộn nội tại. Có thể chia các ý

kiến trong hội nghị này thành 3 loại.

Loại ý kiến thứ nhất cho rằng văn hóa Phùng Nguyên trải qua 3 giai

đoạn triển khác nhau: Giai đoạn sớm gồm Gị Bơng, Gị Hện, Đồng

Chỗ; giai đoạn Phùng Nguyên cổ điển hay phát triển bao gồm hàng loạt các di chỉ tiêu biểu như Phùng Nguyên, Xóm Rền, Nghĩa Lập, An Đạo và giai đoạn ba là thời đại muộn hay giai đoạn sau cổ điển

với các địa điểm tiêu biểu như lớp dưới Đồng Đậu, Gị Diễn, nhóm

Tiêu Tương ở Bắc Ninh, Tiêu Hội và Xuân Kiều ở Hà Nội… Đại

diện cho ý kiến này là Hà Văn Tấn và sau này là Hán Văn Khẩn.

29

nghiên cứu đều đã phân tích sâu sắc sự diễn biến văn hóa dựa trên đồ gốm, chủ yếu là hoa văn gốm và đã có những ý kiến thuyết phục.

Loại ý kiến thứ hai cho rằng văn hóa Phùng Nguyên có hai giai đoạn phát triển văn hóa (Hồng Xn Chinh, Nguyễn Linh, Nguyễn Duy Tỳ, Diệp Đình Hoa…) Nhưng ngay trong ý kiến này có nhiều nhận định khác nhau. Hoàng Xuân Chinh cho rằng giai đoạn I của văn hóa

Phùng Nguyên là thuộc vào Hậu kỳ thời đại đá mới, giai đoạn II của văn hóa này mới bước sang thời kỳ đồng thau, và vì vậy, theo quan điểm của ơng, những địa điểm nào tìm được cá dấu tích đồng là thuộc

thời đại II. Bên cạnh đó cịn có những ý kiến khác đưa ra đặc trưng

của các giai đoạn I và II dựa trên quan điểm về sự phát triển kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện của một loại di vật khác nhau như các loại vũ

khí, mũi tên, mũi lao và qua đá, đục đá ra đời trong thời đại phát triển.

Loại ý kiến thứ 3 nhìn nhận sự khác biệt trong bộ mặt của văn hóa Phùng Nguyên về phương diện không gian cư trú của các nhóm người, đã phân chia văn hóa Phùng Nguyên làm hai loại

hình địa phương.

Cũng có những biểu hiện sớm muộn nhưng về cơ bản vẫn là hai loại hình địa phương. Quan điểm này chia văn hóa Phùng Nguyên

làm hai loại hình: Loại hình Gị Bơng và loại hình Chùa Gio. Loại hình Gị Bơng bao gồm các địa điểm Gị Bơng, Phùng Ngun, An

Đạo, Ô Rơ, Xóm Rền, Nghĩa Lập, Đơn Nhân, Đồng Sấu… Loại

hình Gị Gio bao gồm các địa điểm Chùa Gio, Văn Điển lớp dưới, Đồng Đậu…[80, tr. 43- 44].

Vào cuối thập kỷ 70, hàng loạt các địa điểm thuộc văn hóa Phùng

Nguyên được khai quật. Trong số đó đáng chú ý là các địa điểm Xuân Kiều, Đồng Vơng (Cổ Loa, Hà Nội), Gị Hện, Đồng Chỗ (Hà Tây) cùng một loạt

30

các di tích thuộc thời đại cuối Phùng Nguyên ở Tiên Sơn (Bắc Ninh). Trong

số những địa điểm này, có thể thấy nhưng yếu tố văn hóa rất giống với Gị

Bơng (Phú Thọ). Đáng chú ý hơn cả là địa điểm Xuân Kiều, nơi tìm thấy bằng chứng phát triển văn hóa theo địa tầng từ thời đại Phùng Nguyên cổ điển

chuyển sang thời đại Phùng Nguyên sau cổ điển. Với các chứng cứ địa tầng ở

Đồng Vông và Xuân Kiều, sơ đồ phát triển các thời đại của văn hóa Phùng

Nguyên đã dần dần sáng tỏ. Cho tới nay vấn đề niên đại của văn hóa Phùng

Nguyên là một vấn đề rõ ràng, có thể phân chia văn hóa Phùng Nguyên làm ba thời đại sớm muộn.

Thời đại I, bao gồm các địa điểm: Gị Bơng, Đồng Chỗ, Gò Hện.

Thời đại II, còn được mang tên là thời đại Phùng Nguyên hay Phùng

Nguyên cổ điển. Về trình độ phát triển, có thể đây là thời đại định tính rõ rệt

nhất của văn hóa Phùng Nguyên. Ở thời đại này, số lượng di tích (làng cư trú) chiếm nhiều nhất trong tổng số các địa điểm đã biết thuộc văn hóa Phùng

Nguyên, gồm hàng loạt các địa điểm: Phùng Nguyên, Xóm Rền, Đồng Sấu,

An Đạo, Gò Chùa, Nghĩa Lập…

Thời đại III: Các yếu tố của thời đại muộn trong văn hóa Phùng

Nguyên được xác định dựa vào địa tầng của địa điểm Đồng Đậu. Ở địa điểm này, lớp cuối cùng là lớp sớm nhất được xác định còn nhiều yếu tố Phùng

Nguyên và sự đan xen chuyển biến giữa các yếu tố Phùng Nguyên sang Đồng

Đậu rõ ràng là liên tục, khơng có sự ngăn cách hay một đột biến cả về địa

tầng lẫn đặc trưng văn hóa. Thời đại muộn nhất của văn hóa Phùng Nguyên

gồm các địa điểm tiêu biểu như: lớp dưới di chỉ Đồng Đậu, Tiên Hội, Xuân

Kiều, Gò Diễn, Gò Cây Táo…

Hiện nay chúng ta đã có niên đại C14 cho thời đại I. Đó là niên đại của di chỉ Đồng Chỗ: 3800 ± 60 năm cách ngày nay, tức 1850± 60 năm trước

31

Cơng ngun. Có một hệ thống niên đại C14 nữa cho một công xưởng sản

xuất hiện vật trang sức được xem như một thời đại muộn của văn hóa Phùng Nguyên mà chúng ta không thể bỏ qua khi nghiên cứu niên đại của văn hóa

này. Đó là cơng xưởng chế tác hiện vật trang sức đá Tràng Kênh.

Niên đại C14 cho tầng sâu chứa gốm Phùng Nguyên của Tràng

Kênh đã được phân tích 3 lần tại 3 phịng thí nghiệm khác nhau trên thế giới. Kết quả đó như sau:

+ Mẫu ký hiệu ZK 307 (Phịng thí nghiệm Bắc Kinh, Trung Quốc)

Ở độ sâu 1,40m: 3005± 90 năm cách ngày nay.

+ Mẫu ký hiệu Bln 891 (Phịng thí nghiệm Berlin – CHDC Đức cũ)

Ở độ sâu 1,90m: 3405± 100 năm cách ngày nay.

+ Mẫu ký hiệu Bln 3710 (Phịng thí nghiệm Berlin – CHDC Đức cũ)

Ở độ sâu 1,60m: 3260± 150 năm cách ngày nay.

+ Mẫu ký hiệu Zona I (Đại học Arizona- Mỹ) Cùng mẫu với Bln 3710 làm tại CHDC Đức cũ

Ở độ sâu 1,60m cho 2 kết quả là 3280± 55 năm cách ngày nay và

3340± 70 năm cách ngày nay. Nhưng kết quả trên đây cho chúng

ta biết niên đại của lớp dước Tràng Kênh cũng như niên đại của

lớp dưới Đồng Đậu là tương đương nhau. Như vậy, nếu các niên đại này là đúng, thì chúng ta đã có niên đại muộn của văn hóa

Phùng Nguyên nằm trong khoảng từ 3400 năm đến 3000 năm cách ngày nay [80, tr 54].

Nói tóm lại, văn hóa Phùng Nguyên thực sự là một văn hóa khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam. Nó là sự mở đầu cho thời đại đồng thau Việt Nam, là

32

nhân tố quan trọng và gần như là cái lõi cơ bản trong quá trình hình thành văn hóa Đơng Sơn- văn hóa khởi đầu của nhà nước và dân tộc Việt Nam. ( Nội dung cơ bản của văn hóa này được giới thiệu trong cuốn Khảo cổ học Việt

Nam, tập 2).

- Nhóm di tích Mả Đống- Gị Con Lợn

Trong địa bàn cư trú dày đặc của cư dân Phùng Nguyên còn một số di chỉ mang những đặc trưng văn hóa khác mà cho tới nay các nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu vẫn tạm gọi là nhóm hay loại hình di tích Mả Đống- Gị Con Lợn. Các di tích thuộc nhóm Mả Đống- Gị Con Lợn được phân bố rải rác các vùng giáp ranh giữ trung du và đồng bằng, vùng đất nằm trong lưu vực ngã ba 2

con sông lớn là Sông Đà và Sông Hồng.

Đầu năm 1961, di chỉ Gò Con Lợn được phát hiện và đã được tiến hành

khai quật ngay. Địa điểm di chỉ Mả Đống thuộc xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.

Năm 1970 di chỉ Mả Đống được phát hiện, di chỉ này thuộc xã Việt

Hùng, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Cuộc khai quật di chỉ này đã làm

phong phú thêm khối tài liệu còn đang nghèo nàn của nhóm di tích này.

Tuy nhiên cho đến nay, sau nhiều năm nghiên cứu dạng địa hình di tích này, chúng ta vẫn chưa có đủ những tài liệu để khẳng định đó là một văn hóa khảo cổ độc lập.

Để tìm hiểu nguồn gốc nhóm di tích Mả Đống- Gị Con Lợn nhiều nhà

nghiên cứu đã tập chung phân tích tới hai đặc trưng văn hóa cơ bản của

nhóm. Đó là sự có mặt với tỷ lệ cao của rìu hoặc cuốc có vai, hai là những

đặc trưng về đồ gốm. Với lập luận dựa vào thành quả nghiên cứu cộng với

33

trên dưới 2000 năm trước Công nguyên của thời đại đầu Phùng Nguyên.

Trong cuốn Khảo cổ học Việt Nam, tập 2 do Hà Văn Tấn (chủ biên) xác định

“ Niên đại tuyệt đối của Mả Đống như vậy là tương đương với thời đại

Phùng Ngun sớm”.

* Các di tích Tiền Đơng Sơn vùng Sơng Mã. - Nhóm di tích Cồn Chân Tiên- Đông Khối

Theo Khảo cổ học Việt Nam, tập 2 do Hà Văn Tấn ( chủ biên) “ Di tích cồn Chân Tiên được coi là di tích mở đầu cho thời đại kim khí ở vùng Sơng Mã”

Di tích cồn Chân Tiên được phát hiện vào năm 1980, di chỉ cịn có tên gọi là Cồng Vụng, trại Đồng Ma. Di chỉ còn Chân Tiên thuộc xã Thiệu Vân, Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Niên đại của cồn Chân Tiên là Sơ kỳ kim khí, có

cùng lát cắt với văn hóa Phùng Nguyên.

Địa điểm khảo cổ học Đông Khối được phát hiện vào năm 1960, thuộc

xã Đông Cương, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Qua 3 lần khai quật vào các năm 1960, 1975 và năm 1982 với các tài liệu hiện vật thu được, có thể

xác định địa điểm Đơng Khối thuộc Sơ kỳ kim khí, tuy muộn hơn cồn Chân

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật trang sức đá thời đại hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)