Giá trị văn hóa vật thể nhìn dưới góc độ kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật trang sức đá thời đại hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 58 - 61)

2.2. Giá trị văn hóa vật thể

2.2.1. Giá trị văn hóa vật thể nhìn dưới góc độ kinh tế xã hội

Theo các nhà khảo cổ, thời đại này ở nước ta bắt đầu từ khoảng hơn

4000 - 3000 năm trước đây. Về thời đại này, chúng ta có một số tài liệu đầy đủ và phong phú hơn nhiều so với các thời đại trước. Hàng loạt các di chỉ khảo cổ học, rất nổi tiếng đã được phát hiện. Và khác với thời đại trước, các di chỉ

thuộc thời đại này phân bố trên hầu khắp lãnh thổ nước ta. Trong thời đại Hậu kỳ đá mới, các lực lượng sản xuất đã tiến bộ một bước rất dài. Kỹ thuật đồ đá đến đây đã đạt tới đỉnh cao với các công xưởng chuyên biệt, không những

người ta áp dụng kỹ thuật mài, mà còn áp dụng một cách phổ biến kỹ thuật cưa

đá, khoan đá, thậm chí tiện đá. Về kỹ thuật mài đá, chúng ta đã có những tài

liệu cụ thể, đó là những bàn mài còn lại trong hầu khắp các di chỉ, ngay bên các

đồ đá mài nguyên thủy.

Như vậy, nguồn tài liệu vật chất của văn hóa thời đại Hậu kỳ đá mới-

Sơ kỳ kim khí cịn lại đến ngày nay vô cùng phong phú và đa dạng giúp cho việc nghiên cứu hình dung được tương đối đầy đủ về đời sống vật chất tinh

thần của người Việt cổ.

Trước hết về đời sống vật chất bao gồm 2 bộ phận cơ bản cấu thành là hoạt động kinh tế và các vật dụng cuộc sống hàng ngày.

59

Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của kĩ thuật chế tác đá và làm đồ gốm,

cư dân thời đại Hậu kỳ Đá - Sơ kỳ kim khí mới thực sự có một bước tiến

trong việc cải thiện cuộc sống của mình. Họ bắt đầu định cư trong các xóm

làng, nhiều bộ lạc đã lấy nông nghiệp trồng lúa làm hoạt động kinh tế chủ yếu kết hợp với săn bắn, đánh cá và hái lượm cây rau, củ, quả. Nhiều nghành nghề thủ công khác nhau đã ra đời như dêt, đan lát, làm đồ gốm… Đây là lúc mà

các tộc người ở các vùng núi cao tràn xuống đồng bằng khai pha đất đai để

làm nông nghiệp. cũng là lúc mà cư dân nước ta biết đến đồng thau, chất liệu mới có thể tạo ra những công cụ sắc bén hơn đưa năng suất lao động lên cao

hơn. Khơng phải khơng có cơ sở khi cho rằng “con người biết nấu chảy đồng thau, cũng là lúc có thể nấu chảy cả xã hội nguyên thủy”(F. Ăng Ghen). Cuộc sống hàng ngày bao gồm các mặt như: Ăn, mặc, ở… chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, môi trường và các yếu tố khác như: truyền thống, tập quán.

Về kinh tế, bao gồm nông nghiệp, săn bắn, hái lượm… và các nghề thủ công. Hoạt động kinh tế của cư dân thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí

mang tính kế thừa trực tiếp những thành tựu , kinh nghiệm của các nền văn hóa trước đó, trong đó nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo, bên cạnh đó là các

nghề thủ cơng. Trong các di chỉ thuộc thời đại Hậu kỳ đá mới, ngồi các cơng cụ và sản phẩm lao động được tìm thấy , cịn có nhiều dấu vết khác của đời

sống con người. Nó giúp chúng ta hiểu được một phần nào đó về sinh hoạt

của tổ tiên chúng ta thời đó chẳng hạn ở di chỉ Đồng Đậu tìm được khá nhiều dấu vết lúa gạo, hạt na, hạt trám… Trong nhiều di chỉ cịn tìm được nhiều

xương cá và một số xương răng thú (thú rừng và thú chăn nuôi). Rõ ràng đời sống con người lúc này đã tiến lên một bước đáng kể so với thời đại trước: ổn

định hơn, nguồn sống phong phú hơn, các vật phẩm tiêu dùng tốt hơn và dư

dật hơn. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng sang thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí thì nơng nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ yếu của con người

60

ngun thủy. Chính vì cần phát triển nơng nghiệp và đã có khả năng cải tạo

vùng đồng bằng để phát triển nông nghiệp, nên người ta đã xuống tập trung ở

đây. Trên cơ sở nơng nghiệp và trong lịng nền sản xuất nơng nghiệp, nhiều

ngành thủ công đã ra đời và phát triển, trước hết là các ngành gốm, ngành

mộc, ngành dệt, ngồi ra cịn có các cơng xưởng chế tác đá…

Địa bàn cư trú, đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi cao tràn

xuống đồng bằng khai pha đất đai để làm nông nghiệp. Lúc này, đồng bằng là vùng đất mới và cũng là nơi quần tụ của các nhóm cư dân là “hạt nhân”của

người Việt sau này. Ở di chỉ Phùng Nguyên và nhiều di chỉ khác đều tìm thấy các vết tích về cột nhà. Có một số cột được chơn ngần nhau và thẳng hàng,

nhưng mỗi hàng như vậy chỉ gồm độ 3- 4 cột và thường không kéo dài quá 10 thước. Cịn nói chung thì các cột khơng được bố trí theo một thứ tự và quy

cách gì rõ rệt. Ngoài ra ở di chỉ Phùng Nguyên và nhiều di chỉ khác cịn thu

thập được dấu tích của bếp lửa. Những dấu vết này thường là những hỗ đất

tương đối nhỏ và phân bố rải rác khắp trên khu vực khai quật. Qua các tài liệu

đó, nhiều nhà khảo cổ đoán định rằng lúc này người nguyên thủy ở vùng đồng

bằng và trung du đã sống định cư thành những làng xóm khá trù mật, nhưng ít nhất là trong việc ăn và ở, người ta đã chia thành những đơn vị tương đối nhỏ, với những ngôi nhà riêng biệt ở sát bên nhau.

Qua các di chỉ được tìm thấy, chúng ta thấy một đặc điểm mới của thời kỳ này: con người đã chinh phục và sinh cơ lập nghiệp được ở cả những vùng mới mẻ rộng lớn mà trong các thời kỳ trước họ chưa đặt chân đến hoặc nếu có thì cũng khơng ở lại lâu. Chúng ta thấy họ đã tụ tập thành những làng xóm

khá trù mật, đã làm được những nhà cửa khá chu đáo, có bếp ăn, nồi niêu, bát

đĩa… đời sống của con người đã là chu tất hơn trước rất nhiều. nguồn sống

của con người khi xuống đồng bằng tất nhiên có khác so với nguồn sống ở

61

vào đó ngành nơng nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của người nguyên thủy, ngồi ra cịn có ngành thủ công cũng được phát triển cao. Và điều đáng lý thú hơn đó là các loại hình hiện vật trang sức đá tìm được trong các di chỉ văn hóa thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã phản ánh tư duy sáng tạo và nhu

cầu làm đẹp của con người.

Một phần của tài liệu Giá trị lịch sử văn hóa của sưu tập hiện vật trang sức đá thời đại hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí tại bảo tàng lịch sử quốc gia (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)