thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí trên các phương tiện thông tin đại
chúng
Ngày nay, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá thơng tin nói chung và hoạt động của bảo tàng
nói riêng. Do vậy, tuyên truyền là nhiệm vụ cần thiết và phải tiến hành thường xuyên đối với các bảo tàng nói chung và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói riêng. Trong những năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thơng tấn báo chí và xây dựng Website của bảo tàng Lịch sử Quốc gia ngày càng hoàn thiện để giới thiệu, quảng bá về Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nói chung và sưu tập hiện vật hiện vật trang sức thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí nói riêng, đã đem lại hiệu
92
quốc tế. Vì vậy Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác tuyên truyền, giới thiệu về hiện vật trang sức đá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí trên các phương tiện thơng tin đại chúng cả về loại hình và nội dung giá trị lịch sử- văn hoá. Việc làm này không chỉ giúp cho công chúng hiểu thêm về những giá trị của di vật văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí mà cịn là dịp để quảng bá những hình ảnh về bảo tàng của Việt Nam.
Bên cạnh việc phát sóng 'trên đài tiếng nói Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiếp tục phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng những bộ phim về văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí mang tính chuyên
sâu, phát sóng khơng chỉ phục vụ người xem trong nước mà còn phục vụ
đồng bào sinh sống ở nước ngoài và bàn bè quốc tế nhằm giới thiệu rộng rãi
về một nền văn minh Việt cổ trong quá khứ của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia nên tổ chức nghiên cứu, đặt ra các câu hỏi
và đáp án trả lời về văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí gửi các
chương trình giải trí trên các đài phát thanh và truyền hình, như chương trình theo dịng lịch sử, Đường lên đỉnh Olimpia... Đây là hình thức tun truyền
sâu rộng, khơng gây tốn kém về kinh phí mà hiệu quả lại cao.
Đối tượng khách tham quan của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia rất đa
dạng, song, tập trung nhất, thường xuyên và chủ yếu vẫn là học sinh, sinh viên và các đoàn khách du lịch. Do vậy, mỗi khi có sự đổi mới về nội dung trưng bày, cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa cho việc tuyên truyền, thông tin, quảng bá, và phối hợp chặt chẽ với các trường học và các công ty du lịch
để cùng nhau đưa ra nội dung, hình thức hợp tác cho phù hợp, nhằm phục vụ
hiệu quả nhất và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia mãi mãi là điểm đến hấp dẫn
nhất đối với các em học sinh, sinh viên, các khách tham quan du lịch trong và ngoài nước.
93
Xuất bản định kỳ tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí. Tăng cường quảng cáo bằng tờ rơi, hoặc giới thiệu những thông tin về hoạt động của bảo tàng trên các tạp chí, các ấn
phẩm văn hoá. Tuy nhiên, những ấn phẩm này nên thường xuyên cập nhật nội dung trưng bày, giới thiệu về từng hiện vật tiêu biểu của các sưu tập hiện vật qua từng thời đại lịch sử . Trong thời gian tới, cần có những tài liệu giới thiệu riêng về sưu tập trang sức đá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí
như làm sách về bộ sưu tập trang sức thời đại này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; sách về kỹ thuật chế tác hiện vật trang sức, sách về phong tục mai táng, tín ngưỡng của người Việt cổ...Riêng với đối tượng là học
sinh, cần nghiên cứu xuất bản một số ấn phẩm nhỏ về các chủ đề trong văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí phù hợp với nội dung chương
trình giảng dạy và học mơn lịch sử của nhà trường. Đặc biệt là đối với học
sinh khối Trung học cơ sở, vì chương trình giảng dạy của khối này có nội dung học lịch sử tương ứng với nội dung trưng bày của bảo tàng. ví dụ: ấn
phẩm với chủ đề về "ăn mặc của cư dân Việt cổ", chủ đề về "các phương
tiện đi lại”hoặc các chủ đề về "công cụ sản xuất", "vũ khí chiến đấu', "nhạc
cụ truyền thống"...
Trong hoạt động “ Câu lạc bộ Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Lịch sử
Quốc gia đề tài hiện vật trang sức đá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí cần được đưa vào như một chủ đề hấp dẫn các đối tượng học sinh phổ thông
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc quảng bá các thông tin về bảo tàng nói chung và các thơng tin về các bộ sưu tập văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí trên Website của bảo tàng nói riêng là thực sự cần thiết, vì vậy, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng cần đưa nội dung đề tài này nhằm nâng cao chất lượng thơng tin trên Website của mình.
94
Tóm lại, với những giải pháp trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền và giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc nói chung, về các bộ sưu tập hiện vật văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí nói riêng cho công chúng cả nước, nhất là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, để trong mỗi con người Việt Nam chúng ta, ln giữ vững bản sắc văn hố dân tộc, như tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 , khoá
VIII, đã nêu rõ: "Mọi hoạt động văn hoá, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiên đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng
con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hố tành mạnh cho sự phát triển xã hội " [46, tr. 78].
95
KẾT LUẬN
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cùng với hệ thống hơn 130 Bảo tàng trong cả nước, với tư cách là một thiết chế văn hố đặc thù, là cơng cụ giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là tham gia vào sự nghiệp phát triển con người và nguồn lực con người
Nhằm xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có
ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hố dân tộc,
có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hố nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam [87, tr. 29].
Chính vì vậy, ngay từ khi được sát nhập và đi vào hoạt động cho đến
nay, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã rất quan tâm chú ý đến công tác nghiên
cứu Trưng bày, Tuyên truyền, Giáo dục nhằm phát huy những giá trị lịch sử - văn hoá khoa học của các sưu tập hiện vật bảo tàng.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang lưu giữ và trưng bày hàng chục vạn hiện vật lịch sử có giá trị về lịch sử, văn hố và khoa học, trong đó có sưu tập hiện vật trang sức đá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí. Với phương
thức trưng bày hiện vật lịch sử mang tính trực quan sinh động, hấp dẫn, giàu
tính biểu cảm, thông tin phong phú, bảo tàng đã gây được ấn tượng mạnh và
thu hút được đông đảo công chúng đến tham quan, nghiên cứu và học tập.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, bảo tàng Louis Finot lấy tiêu chuẩn giá trị nghệ thuật làm cơ sở lựa chọn và trưng bày hiện vật, nhưng sau khi chúng ta tiếp quản và cải tạo hệ thống trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trước đây và nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã có cách tiếp cận tồn diện hơn về giá trị hiện vật ở cả ba mặt là lịch sử, văn hoá nghệ thuật và khoa học để giới thiệu về tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Vì vậy khách tham quan vừa tiếp
96
nhận thông tin, vừa cảm nhận được sức sống, sức sáng tạo văn hoá của dân
tộc Việt Nam.
Sưu tập hiện vật thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí được lưu giữ
và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia bao gồm hàng nghìn hiện vật,
được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như: gốm, đá, nhuyễn thể... Với nhiều loại hình hiện vật phong phú, bao gồm: cơng cụ sản xuất, vũ khí chiến
đấu, đồ dùng sinh hoạt, hiện vật trang sức, đồ tuỳ táng... Trong số đó, với khối
lượng và loại hình cơng cụ sản xuất rất phong phú, phản ánh xã hội nông nghiệp thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí, một nền nông nghiệp phù hợp với sinh thái tự nhiên, được bổ sung, hỗ trợ của các nghề thủ công như: chế tạo đồ gốm, đồ đá, hiện vật trang sức, nghề đánh cá, dệt vải...
Về kỹ thuật chế tác, đặc biệt là sự phát hiện các công xưởng chế tác đá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã cho thấy trình độ điêu luyện đạt tới
đỉnh cao, được thể hiện ở khối lượng lớn của hiện vật, từ những chiếc vòng,
khuyên tai cho đến hạt chuỗi...Tất cả chúng đều được người thợ thể hiện rất tỉ mỉ, kỹ thuật chế tác hoàn hảo.
Nghiên cứu các loại hình, chất liệu, kỹ thuật chế tác đồ trang sức đá là một đóng góp tích cực cho việc làm sáng rõ nền văn hoá thời đại Hậu kỳ đá
mới- Sơ kỳ kim khí là một nền văn hố có đời sống, kinh tế, kỹ thuật phát
triển cao, trên cơ sở đó đưa đến tiền đề cho sự hình thành của một nhà nước
sơ khai.
Văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã thể hiện tính thống nhất và đa dạng.
Văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã đạt tới một sự thống nhất cao trên một khu vực rộng lớn trên nhiều loại địa hình, trong nhiều mơi trường đa dạng. Đó là sự kế thừa trực tiếp những di tích xuyên suốt nhiều thời
97
đại khảo cổ; tính thống nhất được thể hiện ở các loại hình hiện vật cơ bản
mang đặc tính riêng của thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí. Bên cạnh
tính thống nhất, văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí cũng thể hiện tính đa dạng bằng các loại hình văn hố địa phương trên cơ sở một nền văn
hố thống nhất vững chắc. Chính vì vậy, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí vẫn phát triển rực rỡ và sống
động. Sưu tập văn hoá thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí nói chung và
sưu tập trang sức đá thời đại này nói riêng đã đi vào tâm khảm của người dân Việt như là những giá trị gốc rễ của cội nguồn và là điểm tựa cho sự thống
nhất và đa dạng trong văn hóa Đơng Sơn sau này,
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong những năm đầu xây dựng và trưởng thành, luôn luôn bám sát bước phát triển của đất nước, phục vụ kịp thời
những nhiệm vụ chính trị, đáp ứng những đòi hỏi của tri thức khoa học, thoả
mãn nhu cầu hưởng thụ văn hoá, lịch sử của quần chúng nhân dân. Công cuộc
đổi mới của đất nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xu thế hội
nhập mang tính tồn cầu hoá đang đặt ra những thách thức to lớn cho đất
nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó văn hố giữ một vị trí vơ cùng quan trọng. Những truyền thống tết đẹp của dân tộc những phong tục tập quán hình thành từ hàng ngàn năm, đã được tôi luyện qua bao thăng trầm của lịch sử, hun đúc nên một bản sắc văn hoá rất riêng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, làm hành trang để chúng ta vững vàng, tự tin bước vào thiên niên kỷ hội nhập và phát triển.
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.!Đào Duy Anh (1957), Văn hóa đồ đồng và truyền thống Lạc Việt, Hà Nội.
2.!Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (1965), Những hiện vật lưu trữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam về ngôi mộ cổ Việt Khê, Hà Nội.
3.!Nguyễn Đình Chiến (1974), Phân tích thống kê kích thước rìu và bơn có vai trong một số sưu tập, Luận án tốt nghiệp Tư liệu Khoa lịch sử trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia.
4.!Nguyễn Đình Chiến (1998), Kho bảo quản Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam 40
năm một chặng đường, TBKH 1998, tr 17-22
5.!Hoàng Xuân Chinh (1968), Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Lũng Hịa, Nxb
KHXH Hà Nội.
6.!Hồng Xuân Chinh (1980), Ba năm khảo cổ học Việt Nam, Viện thông tin KHXH Việt Nam xuất bản, tập 2. Hà Nội.
7.!Hoàng Xuân Chinh (1980), Thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945- 1980). Viện thông tin KHXH, Hà Nội.
8.!Hoàng Xuân Chinh (1981), Thành tựu khảo cổ học Việt Nam, Viện thông tin
KHXH Việt Nam xuất bản, tập 2. Hà Nội.
9.! Hoàng Xn Chinh (1989), Văn hóa Hịa Bình ở Việt Nam, Viện KCH, Hà Nội. 10.!Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích (1978), Di chỉ khảo cổ học Phùng
Nguyên, Nxb KHXH, Hà Nội.
11.!Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Thành Trai, Phạm Lý Hương, Võ Quý (1969) Báo
cáo khai quật Tràng Kênh, Hải Phòng. Tư liệu viện KCH, HS 56.
12.! Nguyễn Cường (1997), “ Về sưu tập hiện vật Mai Pha ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam”, KCH ( 4), tr 11- 16.
99
13.! Nguyễn Văn Cường (2001) Văn hóa Mai Pha ở Lạng Sơn. Luận án tiến sĩ lịch
sử. Tư liệu viện KCH.
14.!Nguyễn Cường (2008) Văn hóa Mai Pha, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
15.! Nguyễn Văn Cường, Phan Tuấn Dũng (2012), “Bảo tàng Lịch sử Quốc gia với việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay”, TBKH Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, tr 5- 10.
16.!Phí Văn Dần (1994), “Khí hậu và cơng tác bảo quản trong bảo tàng”, TBKH Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tr. 110- 111.
17.! Nguyễn Duy (1969), “Cư dân ở Việt Nam trước, trong và sau thời Hùng
Vương”, KCH (2), tr. 1- 24.
18.!Luật di sản văn hóa Việt Nam (2009), Nxb CTQG, Hà Nội.
19.! Nguyễn Kim Dung (1975), “Thực nghiệm khoan tách vòng đá”, Những phát hiện mới về khảo cổ học, tr 167- 169.
20.! Nguyễn Kim Dung (1985), “Bước đầu tìm hiểu về mũi khoan và kỹ thuật
khoan thời cổ”, TBKH (2), tr 63- 81.
21.! Nguyễn Thị Kim Dung (1985), “Khoan và kỹ thuật khoan thời cổ”, KCH
(2), tr 63- 80.
22.! Nguyễn Kim Dung (1987), “Hai hình thức chế tác vịng đá ở cơng xưởng Hồng
Đà (Vĩnh Phú)”, TBKH (3), tr 32- 37.
23.! Nguyễn Kim Dung (1988), “Phân loại dấu vế sử dụng trên mũi khoan đá Tràng Kênh”, NPHMVKCH, tr 85- 87.
24.! Nguyễn Kim Dung (1989), “Thêm một vài ý kiến vào việc nghiên cứu hai công xưởng đá Bãi Tự- Tràng Kênh”, NPHMVKCH, tr 84 – 85.
25.! Nguyễn Kim Dung (1990), “Di chỉ xưởng Tràng Kênh qua 3 lần khai quật”,
100
26.!Nguyễn Kim Dung (1990), “Phương pháp thực nghiệm và nghiên cứu dấu vết lao
động trong khảo cổ học (Ứng dụng trên di vật đá)”, KHC (4), tr 23- 37.
27.! Nguyễn Thị Kim Dung (1992), “Kỹ thuật chế tạo khuyên tai bằng đá ngọc trong văn hóa Đơng Sơn”, NPHMVKCH.
28.! Nguyễn Thị Kim Dung (1996), Công xưởng và kỹ thuật chế tạo đồ trang sức bằng đá thời đại đồng thau ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
29.! Nguyễn Kim Dung, Đoàn Đức Thành (1984), “Thực nghiệm chế tác hạt chuỗi