2.2. Giá trị văn hóa vật thể
2.2.2. Giá trị văn hóa vật thể nhìn dưới góc độ khác
Cuộc sống hàng ngày của cư dân thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí phản ánh sự thích ứng hịa nhập với nền tảng kinh tế và điều kiện tự nhiên của cư dân nông nghiệp ở vùng nhiệt đới gió mùa, bao gồm các vấn đề như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại… Vì vây, sưu tập hiện vật văn hóa thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí ngồi giá trị văn hóa nói trên, nó cịn có giá trị văn hóa được nhìn từ góc độ khác như văn hóa làm đẹp, văn hóa ẩm thực, nhà ở , đi lại…
Văn hóa ẩm thực
Tập quán ăn uống của một cộng đồng người bị chi phối bởi nhiều yếu
tố khác nhau như: Điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, trình độ khai
thác tài nguyên thiên nhiên, chiến lược sản xuất lương thực thực phẩm, sự giao lưu ảnh hưởng của các nền văn hóa láng giềng…
Qua các tài liệu nghiên cứu khảo cổ học và việc phát hiện hàng loạt các di chỉ thuộc thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí cùng các hiện vật tìm được và lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã cho thấy rõ cư dân người
Việt cổ đã có đời sống tốt hơn rất nhiều so với thời gian trước. nguồn sống
của con người khi xuống đồng bằng tất nhiên khác so với nguồn sống ở miền núi. Săn khơng cịn là một ngành kinh tế quan trọng lắm nữa. Vô số những viên đạn đất nung của loại ống xì đồng trong các di chỉ cho phép chúng ta đoán như vậy. Hái lượm có thể vẫn cịn đóng vai trị quan trọng trong đời
sống hàng ngày. Ngành đánh bắt cá chắc chắn là phát triển hơn ở vùng rừng núi. Trong các di chỉ thấy nhiều chì lưới, xương cá và nhiều dấu vết phong
62
phú khác của ngành đánh cá. Nhưng ngành kinh tế quan trọng nhất trong thời kỳ này có lẽ khơng phải là những ngành “khai thác”đó nữa. Trong nhiều di chỉ tìm thấy nhiều thóc, gạo hoặc vỏ trấu. Tại hầu hết các di chỉ đều có xương
gia súc như lợn, gà, trâu, bò (thú rừng và thú chăn ni). Ngồi ra ở nhiều di chỉ còn tìm thấy khá nhiều hạt lúa gạo, hạt na, hạt trám… Như vậy, đời sống con người thời đại này đã ổn định hơn, nguồn sống phong phú hơn, các vật phẩm
tiêu dùng tốt hơn và nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng sang thời đại
này, nơng nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính của người nguyên thủy.
Văn hóa ở
Trong các di chỉ thuộc thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã tìm được nhiều dấu vết của đời sống con người. Giúp chúng ta hiểu được phần
nào về sinh hoạt của tổ tiên chúng ta thời đó.
Địa bàn cư trú, đây là lúc mà các tộc người ở các vùng núi cao tràn
xuống đồng bằng khai phá đất đai để làm nông nghiệp. Lúc này, đồng bằng là vùng đất mới và cũng là nơi quần tụ của các nhóm cư dân là “hạt nhân”của
người Việt sau này. Ở di chỉ Phùng Nguyên và nhiều di chỉ khác đều tìm thấy nhiều vết tích chơn cột nhà. Những nơi định cư lâu dài như vậy chứng tỏ
phương thức sống của cư dân nông nghiệp.
Hiện nay, những di chỉ thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí đã được phát hiện hầu khắp các vùng trên cả nước ta. Các nhà nghiên cứu thường chia những di chỉ này làm ba loại:
Thứ nhất, loại di chỉ ở trong các hang động ven Trường Sơn và các
vùng núi Bắc Bộ. về căn bản, phạm vi phân bố các di chỉ này trùng với phạm vi phân bố của các nền văn hóa Hịa Bình và Bắc Sơn.
Thứ hai, loại di chỉ cồn sò điệp ở ven biển như Bầu Tró ở Quảng Bình, Thạch Lạc, Thạch Lâm ở Hà Tĩnh… những khu vực này, trong thời đại trước cũng đã có dấu vết của con người.
63
Thứ ba, loại di chỉ ở đồng bằng châu thổ và trung du. Đây là loại di chỉ tuy mới phát hiện gần đây, nhưng số lượng khá nhiều và phong phú. Đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có những di chỉ rất nổi tiếng như
Phùng Nguyên, Lũng Hịa…
Nhìn vào bản đồ phân bố các di chỉ, chúng ta thấy một đặc điểm mới
của thời kỳ này: con người đã chinh phục và sinh cơ lập nghiệp được ở cả
những vùng mới mẻ rộng lớn mà trong các thời kỳ trước họ chưa đặt chân đến hoặc nếu có thì cũng khơng ở lại lâu. Như vậy,là đến đây trên toàn lãnh thổ
Việt Nam đều đã có con người sinh sống. Đặc biệt, việc phát hiện hàng loại di chỉ ở vùng châu thổ Bắc Bộ trong mấy năm gần đây là những sự kiện mới mẻ, bất ngờ, cải chính cho sự hiểu lầm trước đây, cho rằng việc chinh phục vùng
đồng bằng có lẽ mãi đến thời kỳ sau này nữa mới được thực hiện. Hơn nữa,
những tài liệu mới thu được còn cho thấy rằng ngay từ thời kỳ này, vùng đồng bằng châu thổ đã là vùng tập trung đông người hơn, có trình độ phát triển về
kinh tế văn hóa cao hơn. Điều này, cho thấy rằng trong đời sống của con
người đã có nhiều thay đổi lớn. Chứng tỏ dân số đã tăng hơn trước khá nhiều, sự tăng dân số đã thúc đẩy con người đi tìm những chỗ ở mới, những nơi
kiếm ăn mới. Hơn nữa lúc này con người đã có khả năng mới trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, chinh phục được những môi trường mới. Qua nhiều di chỉ đã phát hiện, chúng ta thấy họ đã tụ tập thành những làng xóm khá trù
mật, đã làm được những nhà cửa khá chu đáo, có bếp ăn, nồi niêu, bát đĩa… đời sống của con người đã là chu tất hơn trước rất nhiều.
Văn hóa làm đẹp
Thời đại Hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí người Việt cổ đã bắt đầu
chuyển dần xuống đồng bằng vì thế ngành kinh tế chủ yếu của cư dân là làm nông nghiệp. người Việt khi ấy khơng cịn phải tập trung toàn bộ nhân lực để
64
lo kiếm miếng ăn như thời đại đồ đá cũ và buổi đầu thời đồ đá mới nữa. Họ đã có tích lủy lương thực phịng khi giáp hạt. Như vậy, con người khi đã ăn
tạm đủ no, tạm đủ ở thì lại càng chú ý đến vẻ đẹp của mình và vẻ đẹp xung
quanh hơn và vì thế ngành nghệ thuật phát triển mạnh trong thời kỳ này, phát triển rực rỡ ở vào thời đại tiếp sau nó.
Bên cạnh đời sống vật chất, những biểu hiện về cuộc sống văn hóa tinh thần của người nguyên thủy lúc này cũng đã được thể hiện rõ nét thơng qua
các dấu tích văn hóa vật chất. Con người lúc này có nhận thức về cái đẹp rất cao, những nhận thức ấy thể hiện ngay cả trên cơng cụ sản xuất bằng đá: kích cỡ nhỏ nhắn, được mài nhẵn bóng, góc cạnh phẳng phiu, trau chuốt với hình dáng cân xứng.
Tài liệu khảo cổ học đã cho biết là người Việt lúc này sản xuất hiện vật trang sức và đeo hiện vật trang sức rất nhiều đủ mọi chất liệu từ đá, đất nung, vỏ các loại nhuyễn thể…
Đồ đá, trong thời đại này có sự phát triển cao và đạt tới đỉnh cao của nó
là văn hóa Phùng Nguyên. Đồ đá, văn hóa Phùng Nguyên đạt tới đỉnh cao với tất cả các kiểu loại cùng kỹ thuật tinh xảo. Số lượng di vật đá ở địa điểm nào cũng nhiều, loại hình đa dạng, kiểu dáng đẹp. Đặc biệt là trong nghề làm hiện vật trang sức. Có thể nói chưa ở đâu mà hiện vật trang sức bằng đá lại đẹp đẽ và tinh xảo như ở văn hóa Phùng Ngun. Những loại vịng chữ T, hình vành khăn, rất mỏng, độ trau chuốt tỉ mỉ đã xuất hiện trong nhiều địa điểm mà cho
đến nay câu hỏi người xưa đã chế tạo những chiếc vòng này như thế nào vẫn
còn là một vấn đề chưa giải đáp được. Những hiện vật trang sức bằng đá như vật đeo hình đi cá, vật đao hình đầu thú có lỗ xâu dây, vật đeo hình tượng
người được mài, cưa rất tinh xảo, những công xưởng chế tác đồ đá xuất hiện
65
cơng xưởng chế tác đá có quy mơ lớn và tính chun hóa rất cao. Thơng qua các cơng xưởng chế tác đá này, chúng ta có thể đánh giá được trình độ cao
của người Phùng Nguyên trong lĩnh vực nghề thủ cơng này.
Ngồi ra, dấu ấn đáng kể nữa trong nghề thủ công của người Việt cổ
trong thời đại này chính là nghề gốm. Đồ gốm là loại vật dụng cơ bản trong
thời đại này, nó khơng chỉ là đồ đựng mà cịn là đồ mỹ phẩm. Đồ gốm có loại hình gốm rất mịn trang trí hoa văn đẹp, kích thước nhỏ cho thấy đó là những
đồ vật mang ý nghĩa cao hơn mục đích sử dụng thực dụng. Có thể nói rằng,
nghề gốm đã phát triển đến trình độ khá cao mà trong lịch sử nghề gốm cho
tới lúc đó chưa bao giờ đạt tới. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ
học cho việc sản xuất hốm và kỹ thuật mài đá là hai yếu tố đánh dấu cuộc
cách mạng đá mới trong lịch sử. Bên cạnh đó nghề mộc, đan lát, xe sợi và dệt vải cũng đã được biết đến.
Cuộc sống tinh thần của cư dân người Việt cổ còn được thể hiện trong việc tái tạo lại hiện thực thông qua các tượng động vật. tượng gà bằng đất
nung ở Xóm Rền, tượng đàn ông bằng đá ở Văn Điển, tượng hình người (dù
rất ước lệ) là những biểu hiện rõ rệt tư duy và đời sống tinh thần của con
người thời đại này. Tất cả những yếu tố đó chứng tỏ nhãn quan và thẩm mỹ
của người Việt cổ rất đáng khâm phục.